KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu 26144 (Trang 87 - 89)

1. KẾT LUẬN

1.1. Đã phân lập được 05 chủng vi khuẩn HX1, HX2, HX3, HX4 và HX5 là những chủng vi khuẩn gây bệnh héo xanh cà chua; định danh chính xác 05 chủng này thuộc loài R. solanacearum;

1.2. Đã phân lập và tuyển chọn được 09 chủng D1, D3, D7, D8, LG10, D12 , K4,

K8, K9 thể hiện hoạt tính đối kháng với vi khuẩn R. solanacearum, tất cả các chủng đối kháng có kích thước vòng ức chế từ 6  12 mm;

1.3. Dựa vào kết quả đặc điểm sinh lý, sinh hóa và kết quả tra cứu theo khóa phân loại chi phổ biến của thì chủng D8, D12, K8, K9 thuộc chi Pseudomonas, chủng D3 thuộc chi Burkholderia, Chủng D10 thuộc chi Erwinia, chủng D1, D7, K4. thuộc chi Bacillus.

- Dựa vào kết quả giải trình tự đoạn 16S rARN có thể kết luận chủng vi khuẩn DM(D8) có thể thuộc loài Pseudomonas fluorescens.

1.4. Tuyển chọn được 02 chủng đột biến là DM12 và BK37 có hoạt tính đối cao nhất kháng vi khuẩn gây bệnh héo xanh cà chua trong điều kiện invitro; - Các chủng sử dụng sản xuất chế phẩm không ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cà chua non là an toàn đối với chuột. 1.5. Đã hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm vi khuẩn đột biến.

- Các thể đột biến có khả năng duy trì được hoạt lực đối kháng khá cao trong chế phẩm được bảo quản ở điều kiện bình thường (6 tháng). Kết quả thử nghiệm ngoài đồng ruộng cho thấy:

Trong điều kiện bổ sung mầm bệnh nhân tạo thì chủng BK và DM có tỷ lệ sống sót lần lượt là 13,34 % và 10 %. Đối với các công thức thí nghiệm sử dụng chủng đột biến BK37 thì tỷ lệ này lên tới 43,34 %; đối với công thức thí nghiệm sử dụng chủng đột biến DM12 là 45 %;

Trên nền mầm bệnh tự nhiên sẵn có, tỷ lệ sống sót trong các công thức sử dụng vi khuẩn đối kháng dạng dại là 11,66 %; trong khi đó tỷ lệ cây sống sót ở các công thức thí nghiệm có sử dụng chủng đột biến BK37 là 20%; đối với công thức thí nghiệm sử dụng chủng đột biến DM12 là 21,66%. Đặc biệt ở các công thức sử dụng chủng đột biến làm tăng tỷ lệ cà chua sống sót từ 8,4 % (BK37) đến 10 % (DM12) trong điều kiện lây nhiễm mầm bệnh nhân tạo và 30 % (BK37) đến 35 % (DM12) trong điều kiện chỉ sử dụng mầm bệnh tự nhiên so với các chủng dạng dại.

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Sử dụng các phương pháp khác để định danh chính xác chủng vi khuẩn Bacillus K4 (Dùng Kit API, Bioblog…).

2.2. Tiếp tục thử nghiệm chế phẩm vi sinh vật đối kháng bệnh héo xanh cà chua trên diện rộng hơn, ở các vùng sinh thái khác nhau để khẳng định rõ hơn đối với hiệu lực của chế phẩm.

Một phần của tài liệu 26144 (Trang 87 - 89)