CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.2.2. Nghiên cứu chế độ trộn hợp blend giữa nhựa nền epoxydian GELR 128 và dầu thực vật epoxy hóa
128 và dầu thực vật epoxy hóa
Để chế tạo được vật liệu blend giữa nhựa nền epoxy dian GELR 128 và dầu thực vật epoxy hóa, đề tài đã tiến hành thực nghiệm với 2 phương pháp trộn hợp khác nhau:
Phương pháp 1 giai đoạn: trộn đồng thời nhựa epoxy dian GELR 128 + dầu thực vật epoxy hóa + chất đóng rắn.
Phương pháp 2 giai đoạn: dùng máy khuấy từ khuấy đều dầu thực vật epoxy hóa với chất đóng rắn trước, sau đó mới bổ sung nhựa epoxy dian GELR 128 vào hỗn hợp.
Để xác định tìm ra chế độ trộn hợp tốt nhất cho vật liệu blend epoxydian GELR 128/dầu thực vật epoxy hóa, đề tài lựa chọn hệ vật liệu ban đầu gồm dầu hướng dương epoxy hóa (DHDE) với 5 phần khối lượng (PKL), đóng rắn bằng amin Kingcure K-11 để nghiên cứu. Sản phẩm blend sau khi tạo thành được kiểm tra, xác định độ bền cơ học theo tiêu chuẩn. Kết quả thu được đối với cả 2 mẫu đo theo hai phương pháp được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.1 . Độ bền cơ học của vật liệu blend giữa nhựa nền epoxy dian GELR 128/ DHDE 5PKL đóng rắn bằng Kingcure-K11
Phương pháp tạo blend
Mẫu nhựa epoxy dian GELR 128
Nhựa 1 giai đoạn
epoxy/
2 giai đoạn
DHDE
Từ bảng kết quả 3.10 cho thấy, nhựa epoxy dian GELR 128 khi không có DHDE có độ bền uốn đạt 103,4 MPa, độ bền kéo đạt 63,08 MPa, độ bền va đập đạt 21,74 kJ/m2 và độ bền dai KIC đạt 1,46 MPa.m1/2. Khi có mặt dầu hướng dương epoxy hóa, độ bền va đập và độ bền dai đều gia tăng ở cả hai phương pháp 1 giai đoạn và 2 giai đoạn. Điều này cho thấy dầu hướng dương epoxy hóa đã gia cường, làm tăng độ dẻo và độ dai hóa của nhựa epoxy ban đầu. Đặc biệt, mẫu blend được trộn hợp theo phương pháp 2 giai đoạn cho kết quả đạt được là tốt nhất. Cụ thể, độ bền va đập tăng từ 21,74 kJ/m2 lên 35,01 KJ/m2 và độ bền dai KIC tăng từ 1,46 MPa.m1/2 lên 2,58 MPa.m1/2. Điều này có thể giải thích dựa vào mức độ đóng rắn khác nhau của nhựa nền và dầu hướng dương epoxy hóa đã được khảo sát ở phần 3.2.1. Ở phương pháp một giai đoạn, cả hai vật liệu được trộn hợp đồng thời với chất đóng rắn, nhưng tốc độ đóng rắn của nhựa nền nhanh hơn so với dầu hướng dương epoxy hóa nên chất đóng rắn sẽ ưu tiên phản ứng với nhóm epoxy của nhựa nền, sau đó mới đến nhóm epoxy của dầu hướng dương epoxy hóa. Như vậy về mặt lý thuyết, khi 2 polyme trộn hợp với nhau, polyme thứ nhất đã đóng rắn thì polyme thứ hai sẽ bị đẩy ra, khi đó độ tương hợp giữa 2 vật liệu này sẽ kém hoặc có thể xảy ra sự tách pha (hai hệ riêng rẽ). Chính vì vậy, độ bền va đập và độ bền dai phá hủy của mẫu đạt được kém hơn. Do đó, phương pháp phù hợp nhất là cho 2 polyme cùng đóng rắn thì độ tương hợp sẽ tốt hơn hẳn. Vì thế, phương pháp 2 giai đoạn đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp 1. Đó là cho dầu hướng dương epoxy hóa đóng rắn sơ bộ trước, sau đó trộn hợp với nhựa nền thì cả hai vật liệu sẽ đóng rắn đồng thời với nhau.
dian GELR 128 vào hỗn hợp. Và phương pháp 2 giai đoạn được lựa chọn để tiến hành cho các nghiên cứu tiếp theo.