Thành phần, cấu tạo dầu hướng dương

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu nâng cao tính chất nhựa epoxy dian GELR 128 bằng sản phẩm epoxy hóa dầu thực vật và phụ gia ống nano cacbon (Trang 31 - 33)

Dầu hướng dương là loại dầu được chiết xuất từ hoa hướng dương mà bộ phận chính cho dầu là các hạt hướng dương. Những hạt này được ép lấy dầu. Hàm lượng dầu trung bình trong hạt là 40-50% (không tính vỏ) và 50-60% (tính cả vỏ hạt). Dầu hướng dương được chiết xuất và sử dụng lần đầu vào năm 1835 tại Nga [22]. Nó được sử dụng làm dầu ăn hoặc làm nguyên liệu cho các ứng dụng khác như mỹ phẩm, làm nhiên liệu diezel sinh học, dung môi, chất hoạt động bề mặt.

Dầu hướng dương có những tính chất đặc biệt, thành phần chứa chủ yếu là các axit có mạch cacbon dài, chỉ số axit thấp [23].

Dầu hướng dương chứa trên 98% gốc axit có mạch C18. Chỉ số Iot (Wijs): 120-144g Iot/100g dầu.

Chỉ số xà phòng hóa: 192-194 mg KOH/1g dầu. Chỉ số axit: ≤ 0,15mg KOH/1g dầu

Nhiệt độ sôi: 246 oC

Tỷ trọng ở 25oC: 0,919-0,924 Chỉ số khúc xạ: 1,4670 -1,4678. Nhiệt độ nóng chảy: 16-18oC.

Dầu hướng dương tinh luyện có màu vàng sáng, trong, không mùi, vị dễ chịu.

Công dụng: Dầu hướng dương có nhiều loại khác nhau với tỷ lệ axit béo không no khác nhau. Tùy thuộc vào loại và hàm lượng các axit béo không no có trong dầu, dầu hướng dương được chia làm 4 loại chính: “stearic cao/oleic cao”, “oleic cao”, “linoleic cao” và “oleic trung bình” [23]. Do đó, tùy theo yêu cầu của từng ứng dụng cụ thể mà loại dầu nào được ưu tiên sử dụng.

Nhờ thành phần các axit béo không no trong dầu hướng dương cao mà nó trở thành một trong những loại dầu và mỡ thực vật tốt nhất cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch [22].

Trong một số loại dầu hướng dương biến tính, tỷ lệ axit béo không no thậm chí còn cao hơn cả trong dầu ô liu. Dầu hướng dương cũng thường được chế biến thành dầu diezel sinh học do chi phí sản xuất dầu hướng dương rẻ hơn dầu đậu nành và dầu ô liu [24].

Hình 1.2. Dầu hướng dương

Ngoài ứng dụng trong thực phẩm, người ta còn thấy nhiều ứng dụng khác của dầu hướng dương như trong mỹ phẩm, trong công nghiệp hóa chất. Nhờ hàm lượng axit béo không no cao, dầu hướng dương có thể biến đổi thành các polyme, dung môi, chất hoạt

động bề mặt…thông qua các quá trình vật lý, hóa học và sinh hóa. Epoxy hóa là một trong những hướng để chuyển dầu hướng dương thành hợp chất epoxy.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu nâng cao tính chất nhựa epoxy dian GELR 128 bằng sản phẩm epoxy hóa dầu thực vật và phụ gia ống nano cacbon (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(167 trang)
w