a) Hình thái cấu trúc của vật liệu blend
3.3.1.3. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy đến độ bền cơ học của vật liệu nanocompozit epoxy dian GELR 128/ MWCNTs
Một trong những yếu tố quan trọng khác có thể ảnh hưởng đến khả năng phân tán MWCNTs trong nhựa epoxy là tốc độ khuấy. Thực nghiệm đã tiến hành khảo sát tốc độ khuấy khác nhau lần lượt là 10.000, 12.000, 14.000 và 16000 vòng/phút. Kết quả đo độ bền cơ học của các mẫu vật liệu nanocompozit GELR 128/MWCNTs đóng rắn bằng Kingcure K-11 với điều kiện tốc độ khuấy khác nhau được trình bày ở hình 3.25.
Hình 3.25. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy cơ học đến độ bền cơ học của vật liệu nanocompozit GELR 128/ MWCNTs
Hình 3.25 cho thấy tăng tốc độ khuấy làm tăng đáng kể các giá trị độ bền của vật liệu thu được và vật liệu có độ bền cơ học (độ bền uốn, kéo, va đập và độ bền dai phá hủy KIC) lớn nhất khi được chế tạo ở tốc độ khuấy 14.000 vòng/phút. Ở tốc độ khuấy quá cao (16.000 vòng/phút) có thể gây sự thất thoát nhựa nền và MWCNTs do bị văng bắn ra ngoài, ảnh hưởng đến khả năng kết dính giữa nhựa và ống carbon, do đó giảm độ bền cơ học của vật liệu. Trong khi việc thực hiện ở tốc độ khuấy thấp hơn có thể khó phân tán tốt MWCNTs trong nhựa nền, chúng có thể bị kết tụ một phần, gây ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu thu được.
vật liệu nanocompozit, trong đó tốc độ khuấy có ảnh hưởng mạnh nhất. Các kết quả thu được cho thấy điều kiện phù hợp để chế tạo vật liệu nanocompozit như sau: nhiệt độ khuấy 70 oC, tốc độ khuấy 14.000 vòng/phút và thời gian khuấy 6 giờ.
3.3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng ống nano cacbon đến độ bền cơ học củavật liệu nanocompozit nền nhựa epoxy dian GELR 128 đóng rắn bằng