Định nghĩ a Một số khái niệm:

Một phần của tài liệu HOA_PHAN_TICH (Trang 28)

- Phức chất là loại hợp chất sinh ra do ion kim loại (gọi là ion trung tâm) kết hợp với phân tử hoặc ion khác (gọi là phối tử). Trong dung dịch ion trung tâm, phối tử và phức chất đều cĩ khả năng tồn tại riêng lẻ.

- Trong hĩa phân tích, những phức chất cĩ những ứng dụng phong phú thường là những phức chất phân ly được tới mức đủ để sản phẩm của sự phân ly cĩ thể hĩa hợp được với các chất khác.

Ví dụ:

- Trong dung dịch nước, ion phức [Ag(NH3)2]+ phân ly 1 phần thành Ag+ và phân tử NH3: [Ag(NH3)2]+ ฀ Ag+ + 2NH3

Nồng độ NH3 đủ lớn để cĩ thể hĩa hợp được với H+: NH3 + H+ ฀ NH4+

- Phức HgCl2 ฀ Hg2+ + 2Cl-

Sự phân ly chỉ xảy ra một phần, nồng độ Hg2+ trong dung dịch đủ để tạo với ion S2- kết tủa HgS cĩ màu đen

Hg2+ + S2- ฀ HgS↓

- Những hợp chất: (NH4)2SO4.6H2O, KAl(SO4)2.12H2O … cĩ thành phần giống phức chất, song khi hịa tan chúng phân ly hồn tồn thành những ion đơn giản nên chúng khơng phải là phức chất mà là những muối kép.

- Trong một phức chất, số phối tử liên kết với ion trung tâm gọi là số phối trí. Số phối trí cực đại thường là 2, 4 và 6.

Ví dụ: [Ag(NH3)2]2+; [Zn(NH3)4]2+; [FeF6]3-…cĩ số phối trí lần lượt là 2, 4, 6. Những phức chất này chỉ cĩ 1 ion trung tâm, vì vậy chúng được gọi là phức đơn nhân.

- Những phức chất cĩ nhiều ion trung tâm cùng loại như [Fe2(OH)2]4+, [Cu3(OH)4]2+… hoặc khác loại như [(CN)5Co(CN)Fe(CN)5]6-, gọi là phức đa nhân.

- Những phức chất cĩ nhiều phối tử khác nhau được gọi là phức dị phối.Ví dụ: [Pt(NH3)2Cl2] , [Co(NH3)3(NO2)3]…

- Những phức chất mà phối tử chứa một nguyên tử liên kết với ion trung tâm gọi là phức đơn càng. Cịn nếu phối tử chứa nhiều nguyên tử liên kết với ion trung tâm, gọi là phức đa càng.

Một phần của tài liệu HOA_PHAN_TICH (Trang 28)