Điều kiện tạo thành kết tủa Quy luật tích số tan:

Một phần của tài liệu HOA_PHAN_TICH (Trang 37 - 38)

Khi cho dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3, các ion Ag+ và Cl- sẽ kết hợp với nhau tạo thành AgCl ít tan, tách ra. Các ion Na+ và NO3- khơng tham gia vào phản ứng kết tủa nên cịn lại trong dung dịch. Kết tủa AgCl sẽ ngừng khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng:

Ag+ + Cl- ฀ AgCl nghĩa là khi tốc độ kết tủa bằng tốc độ hịa tan.

- Tốc độ kết tủa (Vkt) tỉ lệ với diện tích bề mặt S của kết tủa tiếp xúc với dung dịch và hoạt độ của các ion tạo thành tủa.

Vkt = k1.S.aAg+.aCl-

- Tốc độ hịa tan (Vht) tỉ lệ với diện tích bề mặt S của kết tủa tiếp xúc với dung dịch

Vht = k2.S

Khi đạt trạng thái cân bằng thì Vkt = Vht k1.S.aAg+.aCl- = k2.S

aAg+.aCl- = k2/k1 = TAgCl

Trong trường hợp tổng quát đối với phản ứng tạo tủa AmBn thì: TAmBn = aAm.aBn = [A]m[B]n.fAm.fBn

Nếu AmBn là chất ít tan tức là trong dung dịch bão hịa nồng độ của các ion A và B là nhỏ và trong dung dịch khơng cĩ ion nào khác, thì lực ion của dung dịch khá nhỏ và cĩ thể coi hoạt độ của các ion bằng nồng độ của chúng.

Do đĩ: TAmBn = [A]m[B]n

Biểu thức này là nội dung của quy luật tích số tan. Nĩi về điều kiện hịa tan hay tạo thành kết tủa:

- Khi aAm.aBn hoặc [A]m[B]n < TAmBn, tức là Vkt < Vht thì tủa khơng được tạo thành trong dung dịch, dung dịch đĩ gọi là dung dịch chưa bão hịa.

- Khi aAm.aBn hoặc [A]m[B]n = TAmBn, tức là Vkt = Vht thì tủa khơng được tạo thành thêm cũng khơng tan thêm, dung dịch đĩ gọi là dung dịch bão hịa.

- Khi aAm.aBn hoặc [A]m[B]n > TAmBn, tức là Vkt > Vht thì tủa được tạo thành, làm giảm hoạt độ (hoặc nồng độ) của chúng cho đến khi aAm.aBn hoặc [A]m[B]n = TAmBn thì ngưng, dung dịch ở trạng thái đĩ gọi là dung dịch quá bão hịa.

Một phần của tài liệu HOA_PHAN_TICH (Trang 37 - 38)