Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại (Trang 112 - 114)

Như vậy, qua những ví dụ thực tế, báo cáo thực tế từ Bộ Công Thương về XK HH của VN ra TT quốc tế, đặc biệt là hàng nông lâm hải sản trong giai đoạn qua bị trả lại, bị đối tác cảnh báo không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Cùng với KQ phân tích với số liệu thể hiện qua các bảng phân tích, các chỉ số đảm bảo độ tin tưởng và các mức độ trung bình của các tiêu chí đo lường ta thấy rằng điểm trung bình dao động từ 3.2 - 4.0 (không có chỉ tiêu nào đạt mức độ > 4.0) điều này cũng phản ánh đúng phần nào thực trạng về trách nhiệm XH của các DN VN trong KD nói chung và KD TM nói riêng. Tất cả các chỉ số đạt mức trung bình khá, thông số này phản ánh việc thực hiện CSR trong KD của DN đã từng bước tiếp cận dần các tiêu chuẩn theo QĐ trong các hiệp định TM nhưng chưa đạt độ tin cậy ở mức cao, chưa tạo được niềm tin cao đối với các bên, mà quan trọng là KH. Đó chính là hạn chế cho hoạt động kinh doanh TM XK sang TT nước ngoài của VN. Đặc biệt với những TT khó tính như Nhật, Mỹ, Châu Âu, những TT này, đòi hỏi việc đáp ứng trách nhiệm XH rất cao. Các DN cần phải tuân thủ đúng các khoản mục được QĐ về CSR đã đề ra được thể hiện rõ bằng các mục, các chương trong Hiệp định TM tự do. Chính vì vậy, DN VN cần có các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm XH của mình trong giai đoạn tới, để việc KD TM trên TT quốc tế thuận lợi hơn. Các phân tích số liệu trên đã phần nào cho ta thấy các DNVN cũng đang từng bước thay đổi, gia tăng việc áp dụng triển khai CSR trong quá trình KD, để điểm trung bình được mức cao thì đòi hỏi các DN đã có những cố gắng nhất định. Bên cạnh đó, với bảng phân tích chéo cho thấy tỷ lệ NLĐ cao cấp có mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý trong mọi tiêu chí đạt tỷ lệ cao hơn so với các đối tượng khác là nhân viên dưới quyền. Điều này cũng phản ánh hiệu quả truyền thông về CSR từ các cấp lãnh đạo đến người thực hiện vẫn còn hạn chế nhất định, cũng như việc chuyển hóa từ nhận thức đến thực hiện thực tế là một quá trình cần phải đồng bộ giữa các cấp trong DN và các cấp QL cùng quan điểm trong việc nâng cao trách hiệm XH trong hoạt động KD TM.

Về ưu điểm - Những điểm đạt được

một số những ưu điểm vể trách nhiệm XH của DN VN trong KD thương mại trong thời gian qua có một số điểm sau:

Thứ nhất, các DN VN đã có những động thái tích cực từng bước nâng cao trách nhiệm XH của DN với các bên liên quan trong quá trình SX và KD TM của mình, các chỉ số trung bình đề đạt ở mức từ khá từ (3 - 4)/5. Đặc biệt là các cấp QL cấp cao tỷ lệ mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý được xác định chiếm tỷ cao, đạt điểm trung bình khá. Điều này phản ánh, các vấn đề liên quan đến CSR đối với bộ máy lãnh đạo phía DN là tốt. Vậy vấn đề là việc triển khai thực hiện và truyền hệ tư tưởng để nhân viên cấp dưới hiểu vấn đề và thực hiện tốt CSR còn một số điểm yếu. Trong giai đoạn tới các cấp QL, ban lãnh đạo tại các DN cần duy trì và đồng hành thực hiện CSR nhằm mục đích nâng điểm trung bình đạt mức từ 3.8- 4.2. Các DN đạt được hết các tiêu chuẩn liên quan đến CSR ở mức cao nhất, khi đó đã chứng tỏ rằng các DN đã tuân thủ được các yêu cầu CSR trong các hiệp định TM, sẽ góp phần tạo ĐK cho hoạt động KD TM được thuận lợi hơn.

Thứ hai, tại VN, đã có những khởi sắc hơn nhằm giúp các DN nâng cao tinh thần cũng như việc áp dụng triển khai CSR, thực hiện trong việc hướng vào một số ND trọng yếu thể hiện trong các trụ cột CSR Trách nhiệm nơi làm việc, trách nhiệm với MT, trách nhiệm với cộng đồng dân cư và đặc biệt trách nhiệm với TT và KH. Các DV, hoạt động hướng dẫn, đào tạo cách thức thực hiện CSR, giới thiệu các hệ thống liên quan như HT QL chất lượng ISO 9000, tiêu chuẩn ISO 14000, LĐ với tiêu chuẩn SA8000… nhằm đạt được các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng được các DN quan tâm và có xu hướng được thực hiện triển khai tại các DN VN.

Thứ ba, trong giai đoạn gần đây có sự giao thoa từ các CT nước ngoài với kinh nghiệm thực thi CSR, một cách chuyên nghiệp bài bản của các DN nước ngoài khi ĐT tại VN đã góp phần TĐ rất tích cực đến các DN tại VN. Như kinh nghiệm về đat chuẩn ISO 14000,26000 hay cách thức và triển khai thực hiên quy tắc ứng xử (Code of Conduct - CoC) áp dụng trong nhiều lĩnh vực cũng như thích ứng tại TT khác nhau đã góp phần rất lớn đến môi trường kinh doanh tại VN. Chính vì vậy, bên cạnh sự tác động từ các DN nước ngoài, mà các DN VN khi tham gia TT XK cũng bị tác động bởi chính các đối tác là KH của DN đã đặt

ra vấn đề là DN phải từng bước xây dựng CSR ngày càng cao hoàn thiện hơn đóng góp cho HĐ KD TM đạt kết quả ngày càng cao, kim ngạch XK HH không ngừng tăng trưởng.

Thứ tư, giai đoạn gần đây Chính phủ VN không ngừng có những động thái, giải pháp, quy định, chỉ thị có hướng khuyến khích, khích lệ, động viên và bắt buộc các DN và các bên quan tâm và đề cao CSR trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Tuyên dương các DN có chương trình thực hiện trách nhiệm hiệu quả, kết quả tốt, đã triển khai một số cuộc thi nội dung về CSR và hiểu biết về CSR trên các diễn đàn và phương tiện thông tin.

Thứ năm, mặc dù các mức độ bình quân của tất cả các tiêu chí điều đạt mức độ chưa cao, đại đa số < 4.0 Đây cũng là điều đáng phải quan tâm, nhưng trong số đó thì các chỉ số của thang đo liên quan trực tiếp đến KH cao hơn trong nhóm các thang đo khác thể hiện qua bảng phân tích trên SPSS.

Đạt được mức độ trên cũng khảng định phần nào đã có những chuyển biến tích cực trong quá trình đưa CSR vào thực tiễn. Đó là sự cố gắng và quan tâm của Chính phủ, các cơ quan QL mà điều quan trọng đó là bản thân DN. Cũng như NB và Hàn Quốc đã có sự kết nối rất cao giữa các cơ quan NN và DN khi thực hiện CSR. Hy vọng trong giai đoạn tới tất cả các bên đều có trách nhiệm xây dựng một MT KD có trách nhiệm phát huy những KQ đạt được trong giai đoạn qua.

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w