Tài liệu nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại (Trang 34 - 37)

Tại VN hiện nay một số nhà nghiên cứu lồng ghép các vấn đề liên quan đến đạo đức KD và trách nhiệm XH, mối quan hệ giữa CSR và sự PTBV. Dương Thị Liễu (2012), các DN cần phải áp dụng trong quá trình KD của mình, trong bất kỳ giai đoạn nào của hoạt động KD thì DN cần lồng ghép nội dung CSR, nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên. Theo quan điểm đó, CSR là cam kết của DN đóng góp cho việc phát triển KT bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ MT, bình đẳng về giới, an toàn LĐ, và đặc biệt trước tiên phải cân bằng ba bên là doanh nghiệp, xã hội, khách hàng.

Theo quan điểm tác giả Nguyễn Mạnh Quân (2009) đã đưa ma trận nguồn gốc của mâu thuẫn, vì các bên hữu quan có những mong muốn khác nhau, khi không được thỏa mãn sẽ dẫn đến những mâu thuẫn. DN cần KD có nghĩa là thực hiện trách nhiệm của mình. Trách nhiệm XH trong KD liên quan đến nghĩa vụ của một tổ chức tăng tác đông tích cực. Việc thực hiện trách nhiệm XH là thực hiện đáp ứng hài hòa các bên trong khuôn khổ luật pháp.

Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về Trách nhiệm XH và DN XH ở VN, vai trò của trường ĐH và các tổ chức nghiên cứu Hội đồng Anh và Đại học Kinh tế Quốc dân (2015), Trương Thị Nam Thắng, Trần Đức Dũng, đưa ra tổng hợp về xu thế áp dụng CSR trên thế giới và đưa chương trình CSR đào tạo các trường ĐH, nhằm nâng cao trách nhiệm XH và DN XH tới tầng lớp doanh nhân trẻ. Thế hệ SV ngày nay, đặc biệt là SV khối ngành kinh tế và quản trị cần được trang

bị kiến thức về CSR nhằm hướng tới tạo dựng một đội ngũ thế hệ các doanh nhân và nhà lanh đạo tương lai có tinh thần CSR cao từ đó định hướng DN thực hiện tốt về trách nhiệm trong tương lai, đây là một quá trình dài hạn mà các trường cần đóng góp cho sự PT BV của XH.

Nguyễn Đình Cung (2009) cho rằng với yêu cầu về Trách nhiệm XH của DN như hiện này thì chúng ta cần đổi mới trong Quản lý Nhà nước (QLNN) về CSR tại VN. Ông đưa ra một số câu hỏi trách nhiệm của cơ quan QL NN như thế nào?, Các DN cần phải làm gì? Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên ra sao? Do vậy, thực hiện CSR là cả một quá trình đòi hỏi các bên cùng tương tác cùng xây dựng chứ không đơn giản chỉ trông đợi vào một bên là DN hay nhà QL

Nguyễn Đình Tài (2009) cũng cho rằng DN tiến hành SXKD sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường, vậy DN cần phải có tinh thần trách nhiệm đến những tác động đó. Trách nhiệm XH của DN không chỉ dừng lại ở từ thiện bề nổi mà cần mức độ tầm sâu hơn thế. Trách nhiệm XH chia ra các cấp, cấp chiên lược quốc gia mang tính định hướng chung, xây dựng nhưng quy định, luật pháp, nghị định bắt buộc. Cấp DN là thực thi pháp luật, triển khai áp dụng. Với câp vi mô giúp DN tăng uy tín thương hiệu đóng góp vào kết quả KD bền vững và PT.

Theo tác giả Hoàng Thị Thanh Hương (2015) đã nghiên cứu CSR đối với DN vừa và nhỏ (DNVVN) áp dụng đối với ngành may của VN hiện nay. Hoàng Thị Thanh Hương đã đánh giá CSR theo các thang đo chiến lược CSR đối với DNVVN. Đồng thời luận án cũng chỉ ra rằng các DNNVV ngành may hiện nay vấn đề CSR mới chỉ đã và đang ở mức ứng phó, mang tính bị động, chưa xuất phát từ bản chất đi từ nhật thức về tầm quan trọng của CSR. Hoàng Thị Thanh Hương nghiên cứu khía cạnh CSR trong chiến lược KD.

Cũng liên quan đến CSR và ngành dệt may, Phạm Việt Thắng đã tập trung vào một ND hẹp, một trong các ND của CSR đó là trách nhiệm XH với người LĐ. (1) đã xác vấn đề liên quan CSR đối với người LĐ trong các DN dệt may tại VN. (2) Mối quan hệ giữa CSR với NLĐ, mức độ trung thành và hài lòng của NV. Phạm Việt Thắng tập trung một phần ND của CSR đó là Trách nhiệm của DN đối người LĐ, hầu như bỏ qua trụ cột với môi trường, thị trường, cộng đồng

dân cư địa phương.

Theo Nguyễn Thị Kim Chi (2014) cho rằng khi nghiên cứu CSR dưới góc độ triết học, cụ thể dưới góc độ Chủ nghĩa Duy vật, đã chỉ ra tính quy luật vận động, tương tác và PT song song của Trách nhiệm XH với sự phát triển của DN, có sự tương tác cùng chiều, giữa chúng tác động biện chứng qua lại lẫn nhau. Nguyễn Thị Kim Chi cho rằng, cái mới mang tính triết học khi xem xét TNXH. Đồng thời, cũng khẳng định việc thực hiện CSR bên cạnh những cơ hội thì vẫn còn nhiều thách thức khó khăn đối với các DN VN hiện nay.

Lưu Ngọc Liêm (2020) chỉ ra rằng CSR trong bối cảnh như ngày nay có xu hướng chỉ đạo trong hoạt động KD. Trách nhiệm đó không chỉ nhắm tới đem lại giá trị cho doanh nghiệp mà còn đem lại giá trị cho xã hội loài người. Trong một thế giới trở nên một thế giới phẳng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng trở nên gay gắt hơn thì hoạt động KD có trách nhiệm sẽ giúp cho DN có lợi thế cạnh tranh, tránh được nhiều rủi ro KD và tăng uy tín thương hiệu.

Bùi Nhất Giang (2021) đã đưa ra quan điểm Trách nhiệm xã hội không phải luôn luôn đồng thuận với kết quả KD của doanh nghiệp, bởi vì hoạt động này không phải là miễn các khoản chi phí, nó sẽ tốn kém thời gian, tiền bạc và nhân sự, chẳng hạn DN làm hoạt động từ thiện không liên quan nhiều đến KD, quản lý tài chính hoạt động này không tốt dẫn đến sự lãng phí cho DN. Nhưng về lâu về dài thì CSR sẽ đem lại ba mục tiêu quan trọng là kinh tế, môi trường và PTBV.

Vậy kết hợp các nghiên cứu trên: NCS có thể chia thành các nhóm nghiên cứu về CSR với các quan điểm như sau.

Nhóm một: Nghiên cứu về nội dung các nghĩa vụ của CSR và đưa ra quan điểm tích cực về mối quan hệ giữa CSR và kết quả KD của doanh nghiệp. Nội dung của CSD được cấu trúc hình tháp PT theo từng cấp độ, Caroll (1999); Simpson (2002); Lai và cộng sự (2010).

Nhóm hai: Mối quan hệ CSR và sự hài lòng sử dụng dịch vụ, yếu tố trung thành của KH, nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR với cảm xúc tích cực quyết định mua hàng, sự sẵn sàng giới thiệu dịch vụ đây là một yếu tố khá quan trọng làm tăng khả năng KD thương mại; theo quan điểm của Park (2019), là đại diện,

Nhóm ba: CSR với mối quan hệ lòng trung thành, lòng tin, sự gắn kết của các đối tượng hữu quan như người LĐ, cổ đông, cơ quan quản lý, nhà cung cấp. Đại diện là Perez & Del Roddriguez Bosque, (2013)

Nhóm bốn: CSR không có mối quan hệ với cùng chiều với KD, chỉ làm tăng chi phí KD, có quan điểm này như Home Friedman (2007); Reich (2008),

Nhóm năm: Mối quan hệ giữa CSR và kết quả KD khá mờ nhạt, có quá nhiều nhân tố gây ảnh hưởng đến mối quan hệ này, bị tác động bởi mô hình PEST đó là quan điểm của (Ullman,1995), (Peng và Yang, 2014)

Đồng thời, NCS đưa ra quan điểm về trách nhiệm XH của DN trong KD đó là

Trách nhiệm XH là sự cam kết cho sự PTBV thông qua thực hiện các trách nhiệm KT, pháp lý, đạo đức, nhân văn trên bốn phương diện là MT, người LĐ, cồng đồng dân cư và KH nhằm tăng TĐ tích cực tới các bên HQ. Xét trong một khoảng thời gian chiến lược dài hạn thì CSR có quan hệ với kết quả KD, bền vững của XH

Một phần của tài liệu Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động kinh doanh thương mại (Trang 34 - 37)