NƯỚC THỜI GIAN TỚI
Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật BVMT LVS:
chính sách, pháp luật về BVMT, quản lý tài nguyên nước và hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan về quản lý các nguồn thải và chất lượng môi trường nước bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và hài hòa với luật pháp quốc tế; hoàn thiện pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, nhất là các hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về tài nguyên nước và BVMT nước theo quy định của Luật BVMT năm 2020. Bên cạnh đó, cần xây dựng nhóm chính sách, công cụ để tính toán được sức chịu tải của môi trường nước sông làm căn cứ cấp phép xả vào nguồn nước theo khả năng chịu tải, xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường trong thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, đảm bảo không thu hút công nghệ sản xuất lạc hậu vào Việt Nam.
Quy hoạch và phát triển mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia bảo đảm xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo chất lượng môi trường đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương để giám sát chặt chẽ, cảnh báo chất lượng môi trường trên phạm vi cả nước.
Rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường nước sông; quy chuẩn nước
thải định hướng hội nhập quốc tế, học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới nhằm thiết lập các hàng rào kỹ thuật bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Đẩy mạnh quản lý nhà nước về BVMT nguồn nước, chất
lượng môi trường nước: Tăng
cường các biện pháp giám sát, kiểm soát các nguồn thải ra các lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy, Hồng-Thái Bình, Sài Gòn - Đồng Nai và các dòng sông đã bị ô nhiễm trên phạm vi cả nước.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về BVMT LVS từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là năng lực quan trắc môi trường, kiểm soát ô nhiễm, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường nhằm theo dõi và phát hiện kịp thời những khu vực ô nhiễm nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Chủ động, tích cực giải quyết
các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh, đặc biệt là chương trình phối hợp nhằm kiểm soát ô nhiễm nước sông liên tỉnh vào mùa khô; các hoạt động gây ô nhiễm tại các điểm có nguy cơ ô nhiễm cao như khu vực nuôi trồng thủy sản, khu tiếp nhận nhiều nguồn thải, bến cảng, bến thủy nội địa trên sông... Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý LVS theo hướng tổng hợp, thống nhất, đảm bảo quản lý có tính chất liên vùng, liên ngành.
Truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT LVS, chất lượng môi trường nước sông: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về BVMT nước, thu hút cộng đồng, các tổ chức, các doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ nguồn nước, đặc biệt, đề cao vai trò giám sát của người dân trong việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT nước...n
lũ lụt, hạn hán... sẽ là những mối đe dọa không nhỏ của thiên nhiên đối với các vùng ĐNN.
- Khi mực nước biển dâng, đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu tác động nhiều nhất, có thể bị mất phần lớn diện tích. Nước biển dâng có thể sẽ gây nên những rủi ro xâm nhập mặn cao đối với các dòng sông và nguồn nước ngầm, dẫn đến những thiệt hại về kinh tế và xã hội. Do đó, BĐKH được dự đoán sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái ven biển như RNM và đầm phá.
- Lửa rừng (tự nhiên) ở các vùng rừng tràm vào mùa hè (nắng nóng) thường gây hủy hoại diện tích rừng nhưng là điều kiện để hệ sinh vật phát triển theo quy luật tự nhiên.
Các mối đe dọa do con người
Nguyên nhân trực tiếp của sự suy giảm, suy thoái các vùng ĐNN ở Việt Nam hiện nay là do mất sinh cảnh và suy giảm đa dạng sinh học (ĐDSH) do thay đổi mục đích sử dụng đất, bao gồm sự chuyển đổi hoàn toàn và phân mảnh các vùng ĐNN, cũng như thay đổi hệ sinh thái do các loài ngoại lai, ô nhiễm, khai thác quá
mức các loài sinh vật và tài nguyên nước.
Sự phân mảnh và suy giảm
sinh cảnh: Sự phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam liên quan đến việc mở rộng nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng (đường, cầu, đập, cảng, đường dây điện, hệ thống cấp thoát nước) đã tạo nên sự chuyển đổi sinh cảnh tự nhiên một cách nhanh chóng, trong đó chuyển đổi ĐNN thành các dạng sử dụng đất khác. Các vùng ĐNN tự nhiên có tính nhạy cảm rất cao đối với việc chuyển đổi sang mục đích nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và thậm chí là trồng rừng. Ví dụ, trong giai đoạn từ năm 1943 đến năm 2006, Việt Nam đã bị mất ít nhất 200.000 ha RNM, tương đương một phần ba diện tích RNM do chiến tranh, suy thoái rừng và phát triển nuôi trồng thủy sản.
Nhiều vùng ĐNN ven biển như đồng bằng cửa sông và đầm phá đã chịu tác động do việc xây đê chắn sóng, ngăn lũ. Việc tư hữu hóa các đầm phá đang ngày một tăng với hệ thống lưới rào vây quanh để nuôi trồng thủy sản đã ngăn cản dòng nước và làm