MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BVMT NĂM

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 2-2022_49aa898a (Trang 35)

Những quy định đối với hoạt động khoáng sản ở Việt Nam

TS. NGHIÊM GIA

Hội KHKT Đúc Luyện kim Việt Nam

TS. NGUYỄN THÚY LAN

Trung tâm môi trường Công nghiệp (CIE)

Bảo vệ môi trường (BVMT) là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Quốc hội khóa XIV (kỳ họp thứ 10 ngày 17/11/2020) đã thông qua Luật BVMT năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 [1]; đồng thời Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 (gọi tắt là Nghị định 08) Quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT năm 2020 [1]. So với Luật BVMT năm 2014, Luật BVMT năm 2020 có những điểm mới mang tính đột phá về bố cục và nội dung. Trong đó, Nghị định 08 có những quy định cụ thể đối với lĩnh vực hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản (gọi tắt là HĐKS) ở Việt Nam.

1. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BVMT NĂM 2020 NĂM 2020

Luật BVMT năm 2020 gồm 16 Chương, 171 Điều, bố cục hợp lý hơn so với Luật BVMT năm 2014, việc đưa các quy định về BVMT các thành phần lên đầu thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là BVMT, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách pháp luật về BVMT một cách bền vững [2],[3]. So với Luật BVMT năm 2014, Luật BVMT năm 2020 có những điểm mới mang tính đột phá như sau:

i) Cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác BVMT; tăng cường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò giám sát, phản biện, bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động BVMT;

ii) Thay đổi phương thức quản lý đối với dự án đầu tư theo các tiêu chí BVMT; kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, thực hiện hậu kiểm đối với các dự án về BVMT; cắt giảm thủ

tục hành chính liên quan về BMT;

iii) Quy định phân loại rác thải tại nguồn, định hướng giải pháp quản lý và tái chế chất thải nhằm BVMT và góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam;

iv) Quy định thẩm quyền quản lý nhà nước dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp, thống nhất, chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện một việc; phân cấp triệt để cho các địa phương; Quy định cụ thể về kiểm toán môi trường lần đầu được quy định;

v) Quy định về ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển thị trường các-bon trong nước nhằm BVMT một cách bền vững;

vi) Quy định pháp lý bảo vệ di sản phù hợp với pháp luật quốc tế về di sản, tạo lập phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, phục hồi và phát triển nguồn vốn tự nhiên trong công tác BVMT theo quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

vi) Quy định pháp lý bảo vệ di sản phù hợp với pháp luật quốc tế về di sản, tạo lập phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, phục hồi và phát triển nguồn vốn tự nhiên trong công tác BVMT theo quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

2.1. Quy định về cải tạo phục hồi môi trường đất trong khai thác khoáng sản

Đối với doanh nghiệp HĐKS việc phục hồi môi trường sau khi kết thúc HĐKS là yêu cầu bắt buộc đã được quy định tại Điều 58 của Luật Khoáng sản số 60/2010/ QH12 ngày 17/11/2010 với các giải pháp sau: i) Cải tạo hoặc giữ lại moong đã khai thác làm hồ chứa nước; ii) San gạt

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 2-2022_49aa898a (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)