đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày 28/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học (ĐDSH) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chiến lược là, đến năm 2030, gia tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, phục hồi và bảo đảm tính toàn vẹn, kết nối; ĐDSH được bảo tồn, sử dụng bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền phấn đấu đạt 9% diện tích lãnh thổ đất liền; diện tích các vùng biển, ven biển được bảo tồn đạt từ 3 - 5% diện tích vùng biển tự nhiên của quốc gia; 70% khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên được đánh giá hiệu quả quản lý; tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc duy trì ổn định từ 42% - 43%; phục hồi được ít nhất 20% diện tích hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái. Cùng với đó, bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài di cư; không có thêm loài hoang dã bị tuyệt chủng; tình trạng quần thể của ít nhất 10 loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được cải thiện; các nguồn gen hoang dã và giống cây trồng, vật nuôi được lưu giữ và bảo tồn đạt mục tiêu thu thập, lưu giữ tối thiểu 100.000 nguồn gen; hạn chế các tác động tiêu cực tới ĐDSH. Tầm nhìn đến năm 2050, các hệ sinh thái tự
nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, nguồn gen quý, hiếm được phục hồi, bảo tồn thực sự hiệu quả; ĐDSH và dịch vụ hệ sinh thái được lượng giá đầy đủ, sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu cho mọi người dân, góp phần bảo đảm an ninh sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước.
Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tăng cường bảo tồn, phục hồi ĐDSH; bảo tồn và phục hồi các loài hoang dã nguy cấp, đặc biệt là các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài di cư; tăng cường công tác bảo tồn nguồn gen, quản lý tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích và bảo vệ tri thức truyền thống về nguồn gen; đánh giá, phát huy lợi ích của ĐDSH phục vụ phát triển bền vững, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; kiểm soát các hoạt động gây tác động tiêu cực đến ĐDSH. Trong đó, Chiến lược
thực hiện mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên và hành lang ĐDSH; củng cố và mở rộng các khu vực tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế; phục hồi hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái; mở rộng và củng cố mạng lưới quỹ gen…
Về giải pháp thực hiện: Hoàn thiện chính sách, pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về ĐDSH; nâng cao nhận thức, ý thức về bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH; đẩy mạnh lồng ghép và thực hiện các yêu cầu về bảo tồn ĐDSH trong hoạch định chính sách, các dự án đầu tư công; thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH; bảo đảm nguồn lực tài chính cho bảo tồn ĐDSH; tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH…
Ngày 24/1/2022, Bộ TN&MT đã ban hành Quyết định số 174/QĐ-BTNMT về Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường nhằm tăng cường tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước về BVMT.
Quy chế xác định, kết quả xác minh, xử lý vụ việc phản ánh qua đường dây nóng cập nhật trên Hệ thống thông tin là căn cứ để đánh giá kết quả công tác BVMT của các địa phương hàng năm. Khuyến khích, tạo điều kiện và khen thưởng phù hợp cho các cá nhân, tổ chức tham gia cung cấp thông tin, xác minh, xử lý thông tin đường dây nóng. Người cung cấp thông tin đúng, có giá trị giúp cơ quan quản lý nhà nước về BVMT kịp thời phát hiện, xử lý vụ việc về ô nhiễm môi trường được xem xét khen thưởng. Ngược lại, người cung cấp thông tin không đúng sự thật, lợi dụng việc cung cấp thông tin qua đường dây nóng để gây rối, vì mục đích cá nhân, làm mất thời gian của đơn vị tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng... tùy theo mức độ sai phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đường dây nóng gồm các nội dung: Việc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đường dây nóng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng trình