GIỚI THIỆU CHUNG

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 2-2022_49aa898a (Trang 26)

Tính đến năm 2021, Việt Nam có 886 đô thị và hàng nghìn khu dân cư tập trung. Các đô thị đều có hệ thống thoát nước (HTTN) chung có xử lý nước thải (XLNT) tập trung hoặc chưa có XLNT, HTTN riêng hoặc hệ thống hỗn hợp giữa mạng lưới cống chung và mạng lưới cống riêng từng khu vực. Tuy nhiên, mạng lưới cống thoát nước chưa bao phủ hết diện tích và tỉ lệ đấu nối nước thải, nước mưa vào HTTN tập trung, số lượng nước thải thu gom được để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường còn hạn chế. Vì vậy, ô nhiễm môi trường nước và úng ngập đô thị là thực trạng phổ biến ở các thành phố và khu dân cư tập trung ở nước ta.

Ngoài tập trung đầu tư cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, Nhà nước đã có nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn quản lý, trong đó có các công trình thu gom và thoát nước thải. Đặc biệt, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP cũng đã quy định về hoạt động thoát nước và XLNT tại các đô thị, các khu công nghiệp. Tuy nhiên, nội dung của nhiều văn bản pháp lý cũng chưa cụ thể nên các ngành và các địa phương khó triển khai thực hiện.

Luật BVMT số 72/2020/QH14 tại khoản 2 Điều 6 đã quy định nghiêm cấm xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường. Trong khoản 7 Điều 86 về thu gom, XLNT, Luật BVMT cũng đã yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn về công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 15/2021/TT-BXD ngày 15/12/20021 (gọi tắt là Thông tư 15) hướng dẫn về công trình công trình hạ tầng kỹ thuật thu gom, thoát nước thải đô thị, khu dân cư tập trung, kịp với thời gian Luật BVMT năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022. Trong Thông tư 15 đã làm rõ các quy định về đấu nối nước thải

vào hệ thống thu gom và xây dựng, quản lý các công trình của HTTN thải đô thị, khu dân cư tập trung.

Một phần của tài liệu TC Moi truong so 2-2022_49aa898a (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)