4. Đóng góp của tác giả
1.2.2.2. Phế liệu da thuộc trong quá trình sản xuất giầy [7,10]
Trong quá trình sử dụng da thuộc làm các chi tiết của giầy, thường không bao giờ có thể sử dụng được với hiệu suất 100% vì vậy luôn có một lượng da thuộc trở thành phế liệu. Phế liệu da thuộc có thể hình thành do lỗi xuất hiện trên nguyên liệu da nhưng phần lớn là do hiệu suất pha cắt.
Các loại phế liệu tạo thành khi pha cắt vật liệu được chia ra thành: phế liệu giữa các dưỡng (bình thường và bổ xung), phế liệu biên và phế liệu cầu nối giữa các dưỡng.
Phế liệu giữa các dưỡng
Là loại phế liệu tạo thành giữa các mép của các chi tiết liền kề có hình dạng phức tạp. Có phế liệu giữa các dưỡng bình thường và bổ sung. Phế liệu giữa các
dưỡng bình thường là phế liệu tạo thành giữa các dưỡng liền kề, phụ thuộc vào hình dạng và mật độ đặt dưỡng trên vật liệu.
(a) (b)
Hình 1.5. Sơ đồ pha cắt da trung bình (a) và lớn (b)
Nếu kích thước da không là bội số diện tích dưỡng, thì các đoạn còn lại của vật liệu được pha cắt hoặc là thay đổi hệ sắp xếp chi tiết, hoặc là pha cắt từ chúng thành các chi thiết có kích thước và hình dạng khác, điều này dẫn đến làm xuất hiện phế liệu bổ sung giữa các dưỡng.
Thông thường việc tạo thành phế liệu bổ sung giữa các dưỡng còn do có các lỗi trên vật liệu và được xác định theo loại (cấp) vật liệu. Da làm sản phẩm da giầy được phân thành loại (theo chất lượng). Cấp độ da được đánh giá theo số lượng điểm, được ấn định theo số lượng, đặc trưng lỗi và vị trí phân bố chúng. Phần trăm sử dụng da theo cấp chất lượng thể hiện ở bảng 1.6.
Bảng 1.6. Tỷ lệ sử dụng vật liệu da thuộc theo cấp chất lượng trong chi tiết giầy
Loại da Cấp (loại) da Phần trăm sử dụng, %
Da thuộc crôm làm mũ giầy I; IV (72÷83); (61÷68)
Chỉ số cấp độ da ảnh hưởng đến việc tạo thành phế liệu bổ sung giữa các dưỡng (chi tiết), do liên quan đến việc tránh các chỗ lỗi. Trên da có các lỗi càng lớn theo diện tích và số lượng thì nó ở nhóm càng thấp, và như vậy, sẽ tạo thành càng nhiều phế liệu giữa các khuôn chặt khi pha cắt chúng thành các chi tiết giầy. Hiệu suất sử dụng của da có các cấp độ (loại) chất lượng khác nhau trong sản xuất giầy được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.7. Hiệu suất sử dụng da trong sản xuất giầy theo cấp chất lượng da
Cấp chất lƣợng da Diện tích sử dụng % 0 100 1 97 2 92,5 3 87 4 80 5 70 6 55 Phế liệu biên
Là phế liệu xuất hiện do kích thước da không là bội số kích thước chi tiết và sự không trùng hợp biên dạng dưỡng và vật liệu.
Phế liệu cầu nối giữa các dưỡng
Là phế liệu tạo thành ở các chỗ giáp nối các chi tiết do không thể bố trí các dao cắt chặt chẽ với chi tiết pha cắt được. Phế liệu cầu nối giữa các dưỡng phụ thuộc vào độ dày của vật liệu. Khi pha cắt không đồng bộ da làm các chi tiết phần đế giầy, giá trị trung bình phế liệu cầu nối giữa các dưỡng là 1,5%. Khi pha cắt da làm mũ giầy có độ dày 0,6 - 1,6 mm phế liệu này có thể bỏ qua do có giá trị nhỏ.
Theo thống kê của Hiệp hội da giầy và túi xách Việt Nam [2], dự báo năm 2015 ngành da giầy nước ta sử dụng khoảng 39 nghìn tấn da thuộc cứng và 3 triệu m2 da thuộc mềm. Với hiệu suất sử dụng trung bình của các loại da là khoảng 80 - 85% thì hàng năm lượng da thuộc phế liệu tạo ra từ các cơ sở sản xuất giầy trên cả nước lên tới hàng chục nghìn tấn.