4. Đóng góp của tác giả
2.3.1. Phương pháp chung
Đề tài đã sử dụng phương pháp phối hợp giữa nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu thực nghiệm để thực hiện các mục tiêu đề ra.
Trước tiên, đề tài đã tiến hành các nghiên cứu tổng quan để có được các cơ sở khoa học nhằm xây dựng các phương án thực nghiệm phù hợp nhất. Các nội dung tổng quan đã tiến hành là:
- Tổng quan về ngành Da-Giầy và tình hình sản xuất da giầy tại Việt Nam và trên thế giới để đánh giá vai trò và tầm quan trọng của việc nghiên cứu.
- Tổng quan về phát thải rắn của ngành Da-Giầy và hiện trạng xử lý chất thải rắn để đưa ra được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Tổng quan về da thuộc và các đặc trưng tính chất của da thuộc để từ đó có thể lựa chọn được các tác nhân xử lý trước nghiền.
- Tổng quan về các phương pháp nghiền và làm nhỏ vật liệu nói chung để phân tích và lựa chọn phương pháp và thiết bị nghiền xé thực nghiệm phù hợp.
Từ các nghiên cứu và đánh giá tổng quan, đề tài đã xây dựng các phương án thực nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề đã đặt ra và hướng tới các mục tiêu của đề tài (đã trình bày trong phần 2.1). Cụ thể là:
- Thực nghiệm khảo sát các tính chất cơ lý cơ bản của mẫu da phế liệu. - Xây dựng phương án thực nghiệm nghiền xé phế liệu da. Các phương pháp nghiền lựa chọn là phương pháp nghiền ướt (có sử dụng hóa chất để tiền xử lý trước nghiền); phương pháp nghiền khô (không sử dụng hóa chất).
- Lựa chọn phưong pháp đánh giá hiệu quả nghiền xé thông qua quan sát trực tiếp hình dạng và kích thước của xơ và bột da thu được sau quá trình nghiền bằng kính hiển vi.
Sau khi đã có được các kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm, đề tài đã có những liên hệ với các lý thuyết cơ bản để giải thích và đánh giá kết quả thực nghiệm. Từ đó đề xuất các phương án công nghệ phù hợp nhằm giải quyết mục tiêu đặt ra của đề tài là có thể chuyển hóa các mảnh da thuộc phế liệu thành hỗn hợp xơ và bột da dùng làm nguyên liệu cho sản xuất các loại vật liệu tổ hợp nền polime.