Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng công nghệ nghiền xé phế liệu da thuộc của sản xuất giầy thành hỗn hợp dạng xơ và bột (Trang 40)

4. Đóng góp của tác giả

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Để lựa chọn được phương pháp nghiền xé phế liệu da tạo thành bột da và xơ da từ phế liệu da thuộc đảm bảo phù hợp nhất. Đề tài tập trung nghiên cứu nghiền xé theo hai phương pháp sau:

- Nghiên cứu nghiền xé da theo phương pháp ướt: phương pháp có xử lý hóa chất trước khi nghiền.

Với phương pháp này, đề tài tập trung nghiên cứu khả năng nghiền xé của da bò cật và da bò váng sau khi đã được xử lý ngâm trong dung dịch axit và kiềm ở các nồng độ và thời gian khác nhau. Các nghiên cứu nghiền xé theo phương pháp ướt được tiến hành thực hiện tại phòng thí nghiệm Hóa dệt, Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

- Nghiên cứu nghiền xé da theo phương pháp khô (không sử lý hóa chất

Với phương pháp nghiền này đề tài tập trung làm rõ khả năng nghiền xé da bằng hai loại máy nghiền cơ học là máy nghiền búa và máy nghiền trục băm. Trong phần nghiên cứu này, đề tài đã sử dụng thiết bị và thực hiện nghiên cứu tại Trung tâm chế biến gỗ - Đại học Lâm nghiệp Hà Nội và Công ty da Đại Lợi.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chung

Đề tài đã sử dụng phương pháp phối hợp giữa nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu thực nghiệm để thực hiện các mục tiêu đề ra.

Trước tiên, đề tài đã tiến hành các nghiên cứu tổng quan để có được các cơ sở khoa học nhằm xây dựng các phương án thực nghiệm phù hợp nhất. Các nội dung tổng quan đã tiến hành là:

- Tổng quan về ngành Da-Giầy và tình hình sản xuất da giầy tại Việt Nam và trên thế giới để đánh giá vai trò và tầm quan trọng của việc nghiên cứu.

- Tổng quan về phát thải rắn của ngành Da-Giầy và hiện trạng xử lý chất thải rắn để đưa ra được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Tổng quan về da thuộc và các đặc trưng tính chất của da thuộc để từ đó có thể lựa chọn được các tác nhân xử lý trước nghiền.

- Tổng quan về các phương pháp nghiền và làm nhỏ vật liệu nói chung để phân tích và lựa chọn phương pháp và thiết bị nghiền xé thực nghiệm phù hợp.

Từ các nghiên cứu và đánh giá tổng quan, đề tài đã xây dựng các phương án thực nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề đã đặt ra và hướng tới các mục tiêu của đề tài (đã trình bày trong phần 2.1). Cụ thể là:

- Thực nghiệm khảo sát các tính chất cơ lý cơ bản của mẫu da phế liệu. - Xây dựng phương án thực nghiệm nghiền xé phế liệu da. Các phương pháp nghiền lựa chọn là phương pháp nghiền ướt (có sử dụng hóa chất để tiền xử lý trước nghiền); phương pháp nghiền khô (không sử dụng hóa chất).

- Lựa chọn phưong pháp đánh giá hiệu quả nghiền xé thông qua quan sát trực tiếp hình dạng và kích thước của xơ và bột da thu được sau quá trình nghiền bằng kính hiển vi.

Sau khi đã có được các kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm, đề tài đã có những liên hệ với các lý thuyết cơ bản để giải thích và đánh giá kết quả thực nghiệm. Từ đó đề xuất các phương án công nghệ phù hợp nhằm giải quyết mục tiêu đặt ra của đề tài là có thể chuyển hóa các mảnh da thuộc phế liệu thành hỗn hợp xơ và bột da dùng làm nguyên liệu cho sản xuất các loại vật liệu tổ hợp nền polime.

2.3.2. Phương pháp thí nghiệm

2.3.2.1. Thực nghiệm khảo sát một số tính chất cơ, lý của da thuộc phế liệu

Để đảm bảo đánh giá được tính đại diện của mẫu phế liệu da thuộc trong sản xuất giầy, đề tài đã khảo sát một số tính chất của các mẫu da dùng cho nghiên cứu nghiền xé. Các tính chất được đánh giá là độ dày, độ bền kéo đứt, độ giãn đứt và độ bền xé của da thuộc phế liệu. Qui trình đánh giá được thực hiện như sau:

Đo độ dày

- Dùng dụng cụ đo độ dày (VEB Werkstottpfilfi maschmen Leipzig). Áp lực của tải trọng 500g;

- Thực hiện đo tại 3 vị trí khác nhau, độ dày của mẫu là kết quả trung bình của các vị trí đo.

Đo độ bền kéo đứt và độ giãn đứt

- Thực hiện theo tiêu chuẩn:EN ISO 3376:2002;

- Cắt mẫu với kích thước dài 110mm, rộng 25mm, phần mẫu thí nghiệm (kéo đứt) rộng 10mm. Mẫu được chuẩn bị như hình 2.2.

- Đưa một đầu mẫu thử vào ngàm kẹp trên của máy kéo đứt, sao cho mẫu phẳng đều, nằm thẳng chính giữa rồi siết ngàm kẹp lại, cho đầu còn lại của mẫu vào ngàm kẹp dưới của máy tạo lực căng ban đầu sau đó siết ngàm kẹp dưới lại.

- Tốc độ kéo trên máy kéo đứt: 100 mm/phút;

- Khoảng cách giữa 2 ngàm kẹp trên máy (độ dài làm việc của mẫu) là 50 mm;

- Nhấn nút cho máy làm việc, kéo giãn mẫu tới đến khi mẫu thử bị đứt và ghi lại giá trị lực cao nhất đã sử dụng làm lực kéo (F).

- Độ bền kéo đứt Tm tính bằng N/mm2 và được tính theo công thức sau: Tm = F/W.t

Trong đó:

F: là lực lớn nhất ghi được (N)

W: là chiều rộng trung bình của mẫu thử (mm) t: là chiều dày trung bình của mẫu thử (mm) - Độ giãn đứt Eb được tính theo công thức sau:

2 0 0 100% b L L E L    Trong đó:

L2 là khoảng cách giữa các kẹp hoặc các cảm biến tại thời điểm đứt (độ giãn đứt tuyệt đối);

L0 là khoảng cách ban đầu giữa các kẹp hoặc các cảm biến (chiều dài làm việc của mẫu);

- .Độ bền kéo đứt và độ giãn đứt là giá trị trung bình của ba mẫu đo.  Đo độ bền xé

- Thực hiện theo tiêu chuẩn:EN ISO 3377-2;

- Cắt mẫu theo hình chữ nhật có kích thước dài 70mm, rộng 40mm, ở giữa tách 50mm như hình 2.3.

Hình 2.3. Mẫu đo độ xé rách

- Chỉnh các ngàm kẹp của máy kéo đứt ở khoảng cách 50 mm

- Kẹp khoảng 20 mm ở một đầu của mẫu thử vào ngàm kẹp bên dưới của máy, gấp đầu còn lại 180o và kẹp vào ngàm kẹp trên, đảm bảo cạnh dài của mẫu thử song song với hướng nằm ngang của máy thử. Cho máy chạy đến khi mẫu bị xé rời và ghi lại biểu đồ lực.

- Tốc độ kéo trên máy là 100 mm/phút;

- Thực hiện đo cho 3 mẫu và lấy giá trị trung bình.

2.3.2.2. Thực nghiệm nghiền theo phương pháp ướt

- Da được ngâm hóa chất (axit H2SO4 và kiềm NaOH) với các nồng độ và thời gian khác nhau. (mỗi loại hóa chất được ngâm ở 3 nồng độ; mỗi nồng độ được

tiến hành với 3 thời gian lưu khác nhau;)

- Sau khi ngâm đủ thời gian, các mẫu được nghiền bằng máy xay sinh tố (sử dụng dao cắt dùng xay thịt) trong phòng thí nghiệm. Máy xay sinh tố sử dụng trong nghiên cứu hoạt động theo nguyên lý nghiền dao cắt. Các thiết bị công nghiệp cũng được chế tạo theo nguyên lý hoàn toàn tương tự nhưng với qui mô lớn hơn.

Các thông số thực nghiệm của quá trình nghiền ƣớtPhƣơng pháp nghiền xé có tiền xử lý bằng kiềm

- Thông số xử lý kiềm + Dung tỷ: 1:50;

+ Khối lượng mẫu: 5g/ lần;

+ Nồng độ dung dịch kiềm: 20g/l, 30g/l, 40g/l; 50mm

- Tách lọc bằng sàng Inox có kích thước mắt lưới 1mm;

- Giặt qua nước lạnh đối với nồng độ kiềm 20g/l, 30g/l và giặt trung hòa với axit axetic 10% đối với nồng độ kiềm 40g/l trong thời gian 3 phút;

- Sấy khô ở nhiệt độ 100o C trong 1 ngày.

Phƣơng pháp nghiền xé có tiền xử lý bằng axit

- Thông số xử lý axit + Dung tỷ: 1:50;

+ Khối lượng mẫu: 5g/ lần;

+ Nồng độ dung dịch H2SO4: 1,5M, 2M, 2,5M; + Thời gian ngâm da: 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ; - Thời gian nghiền: 3 phút, 5 phút, 10 phút;

- Tách lọc bằng sàng Inox có kích thước mắt lưới 1mm; - Giặt trực tiếp nước lạnh trong thời gian 1 phút;

- Sấy khô ở nhiệt độ 100o C trong 1 ngày.  Quy trình thao tác thí nghiệm

Phương pháp thực nghiệm nghiền xé theo phương pháp ướt được thể hiện trong sơ đồ trên hình 2.4.

Hình 2.4. Sơ đồ quy trình nghiền xé pheo phương pháp ướt

- Phân loại: Phế liệu da khi thu gom được phân loại tách riêng phế liệu da cật và da váng để thuận tiện cho quá trình nghiền xé;

- Cân: Da sau khi phân loại được cân để xác định khối lượng cho từng mẫu bằng cân điện tử;

- Ngâm hóa chất: Mỗi mẫu da 5g được đưa vào cốc ngâm với 250 ml dung dịch hóa chất;

DA phế liệu

Phân

loại Cân Ngâm

m

- Nghiền: Da sau khi ngâm đủ thời gian theo quy định cho từng mẫu, rửa với nước lạnh và nghiền với 250ml nước;

- Tách lọc: Hỗn hợp da sau nghiền đem tách lọc nước bằng sàng Inox kích thước mắt lưới 1mm;

- Giặt: Sau khi tách lọc đem giặt bằng nước lạnh đối với các mẫu, riêng đối với hỗn hợp da ngâm kiềm nồng độ 40g/l phải giặt trung hòa với axit axetic 10%. Các mẫu được giặt cho tới khi dung dịch sau giặt có pH=7 để đảm bảo không còn axit tồn dư có thể làm ảnh hưởng tới cấu trúc xơ da trong quá trình sấy.

- Sấy: Da được sấy khô bằng máy sấy và được bảo quản trước khi đem kiểm tra hình dạng.

2.3.2.3. Thực nghiệm nghiền xé theo phương pháp khô

Để đánh giá khả năng nghiền xé da bằng phương pháp nghiền không qua công đoạn tiền xử lý (ngâm) bằng hóa chất, đề tài đã sử dụng hai phương pháp nghiền cơ học (nghiền khô), cụ thể là:

- Nghiền khô bằng máy nghiền trục băm (nguyên lý bào cắt); - Nghiền khô bằng máy nghiền búa (nguyên lý kéo xé).

Quy trình nghiền xé theo phương pháp nghiền khô được mô tả trong sơ đồ trên hình 2.5.

Hình 2.5. Sơ đồ quy trình nghiền xé theo phương pháp nghiền khô

- Phân loại: Da phế liệu được thu gom từ các cơ sở sản xuất giầy bao gồm cả da cật, da váng và các loại phế liệu khác, do vậy ta phải phân loại riêng da cật, da váng để đảm bảo cho công đoạn tiếp theo;

- Cắt, đồng đều hóa sơ bộ kích thước: Do là da phế liệu nên có nhiều kích thước khác nhau, vì vậy trước khi đem nghiền ta phải sơ loại và cắt nhỏ các mảnh

DA Phế liệu

Phân loại

Cắt, đồng đều hóa sơ

- Nghiền: Tiến hành nghiền bằng thiết bị nghiền trục băm và nghiền búa;

- Sàng: Dùng sàng Inox có kích thước mắt lưới khác nhau (2mm, 1mm,

0.5mm). để phân loại xơ và bột sau nghiền xé.

- Các thông số thiết bị được sử dụng như các thông số chạy máy thông thường của công ty da Đại Lợi và trung tâm chế biến gỗ của Đại học Lâm Nghiệp.

2.3. 3. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu

Thiết bị đo độ dày

- Tên máy: YEB Weekstottpriffmbschinen

Hình 2.6. Máy đo độ dày nguyên liệu

Máy đo độ k o đứt, giãn đứt, xé rách

- Tên máy: TENSILON - Tải trọng lớn nhất: 5000N - Bảng hiển thị: LCD

- Mô tơ điều khiển tốc độ tăng giảm theo biến tần - Có phần mềm kết nối máy tính hiển thị kết quả

Hình 2.7. Máy đo độ kéo đứt, giãn đứt, xé rách nguyên liệu

Cân điện tử

- Loại cân: VIBRA, SHINKO – TX.TC.00001 - Model: DJ – 300 TW

- Độ chính xác: 0,001 g

- Trọng lượng cân tối đa: 300g/0,001g

Hình 2.8. Cân điện tử

Máy xay sinh tố

- Loại máy: Philip - Công suất: 600W.

Hình 2.9. Máy xay sinh tố

Máy nghiền trục băm

- Là loại máy được phát triển bởi công ty da Đại Lợi.

- Nguyên lý của máy được tuân theo nguyên lý nghiền trục băm  Máy nghiền búa

+ Loại máy: Máy nghiền búa hai tầng + Công suất điện: 15kWh

+ Kích thước mắt lưới của sàng: 1,5Mm

+ Tốc độ vòng quay guồng cánh búa: 1470 vòng/phút + Công suất nghiền tối đa: 50 kg/giờ

Hình 2.10. Máy nghiền búa

Hình 2.11. Máy sấy

- Loại máy: Apparatebau - Model: 290

- Công suất tối đa: 3600W - Nhiệt độ tối đa: 250oC  Máy chụp ảnh

- Loại máy: Canon IXUS - Model: Ixus 265 HS

- Độ phân giải màn hình: 461,000 dots

Hình 2.12. Máy chụp ảnh

Hình 2.13. Máy chụp ảnh hiển vi điện tử

- Loại máy: DinoCapture 2.0 - Version 1.3.9.H

- Độ phóng đại tối đa: 300 lần - Sử dụng ánh sáng phân cực

- Tích hợp thang đo kích thước tự động

2.3.4 . Phương pháp đánh giá kết quả

- Do các phế liệu da được thu nhận từ các nguồn khác nhau (các doanh nghiệp sản xuất giầy). Để đảm bảo các loại da dùng để nghiên cứu đủ đại diện cho các loại da phế liệu giầy thì các mẫu da trước khi nghiền được kiểm tra tính chất cơ, lý và độ dày theo các tiêu chuẩn sau:

+ TCVN 7121: 2007 ISO 03376:2002 (Xuất bản lần 2) - Da - phép thử cơ lý - xác định độ bền kéo và độ giãn đứt.

+ TCVN 7122-1: 2007 ISO 03377-1:2002 (Xuất bản lần 2) - Da - phép thử cơ lý - xác định độ bền xé - Phần 1: Xé một cạnh.

- Hiệu quả của quá trình nghiền xé được đánh giá thông qua trạng thái và hình dạng của các mẫu xơ sau nghiền xé. Các mẫu xơ sau nghiền được quan sát trên kính hiển vi điện tử chụp ảnh với ánh sáng phân cực có độ phóng đại cố định 50 lần cho tất cả các mẫu. Sử dụng phần mềm tích hợp tự động kiểm tra kích thước để đo

đạc và xác định đường kính, chiều dài xơ. Các thông số về đường kính và chiều dài là cơ sở để so sánh hiệu quả của các phương pháp nghiền.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Khảo sát một số đặc trƣng, tính chất của da phế liệu dùng để nghiền xé

Da phê liệu dùng để nghiên cứu nghiền xé được kiểm tra khảo sát một số đặc trưng, tính chất về độ dày, độ bền kéo đứt, độ giãn đứt và độ bền xé theo các tiêu chuẩn đã trình bày tại chương 2. Các kết quả về tính chất da được tổng hợp trên bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả đo độ dày, độ bền kéo đứt, độ giãn đứt và độ bền xé của phế liệu da thuôc

Mẫu Lần đo Độ dày

(mm) Độ bền đứt (N/ mm2) Độ giãn đứt (%) Lực xé lớn nhất (N) Da cật 1 1,75 13,97 22.17 34,77 2 1,80 16,20 21,77 43,70 3 1,74 15,61 24,03 32,18 TBC 1,76 15,27 22,66 36,88 Da váng 1 1,25 6,40 12,27 31,57 2 1,20 6,90 11,71 23,89 3 1,25 8,99 10,69 33,74 TBC 1,23 7,44 11,55 29,73

Kết quả thử nghiệm cho thấy, các chỉ tiêu độ bền đứt, độ bền xé, độ giãn đứt của mẫu da cật đều cao hơn hẳn mẫu da váng. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết.

Các giá trị về độ dày, độ bền kéo đứt, độ giãn đứt và độ bền xé của da thuôc phế liệu nằm trong khoảng trung bình của các loại da thuộc dùng trong sản xuất giầy. Điều đó cho thấy các mẫu da đã lựa chọn để nghiên cứu là đủ tính đại diện cho phế liệu da thuộc của quá trình sản xuất giầy.

3.2. Khả năng nghiền xé da phế liệu bằng phƣơng pháp nghiền ƣớt

lượng giống nhau được ngâm trong các dung dịch axit và kiềm với các nồng độ khác nhau, sau đó được tiến hành nghiền xé bằng máy xay sinh tố (dạng cối xay thịt) trong môi trường nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng công nghệ nghiền xé phế liệu da thuộc của sản xuất giầy thành hỗn hợp dạng xơ và bột (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)