Thực trạng, xu hướng mắc bệnh ung thư trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Ebook Dinh dưỡng thực hành dự phòng một số bệnh không lây nhiễm: Phần 2 (Trang 34 - 35)

1. Xem Phụ lục 4 về lượng muối trong một số thực phẩm thông dụng.

4.4. Thực trạng, xu hướng mắc bệnh ung thư trên thế giới và Việt Nam

thư trên thế giới và Việt Nam

Bệnh ung thư ngày càng có xu hướng gia tăng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. WHO vừa công bố tình hình ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi tại 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 10 quốc gia có tỷ lệ ung thư cao nhất đều là những nước phát triển: Australia đứng số 1 với tỷ lệ mắc ung thư cả hai giới ở mức 468/100.000 dân; tiếp theo là New Zealand, Ireland, Hungary, Mỹ, Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan... Tại châu Á, Hàn Quốc có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất, tiếp theo là Singapore, Nhật Bản... Việt Nam xếp vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ mắc ung thư 151,4/100.000 dân, xếp thứ 19 châu Á và thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á. Theo thống kê của WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 ca năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,6 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca. Nhìn tổng quan trên bản đồ về mắc bệnh ung thư trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh ung thư của Việt Nam không cao, tuy nhiên tỷ lệ tử vong tương đối cao, xếp vị trí thứ 56/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỷ lệ 104,4/100.000 dân.

Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày. WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Việt Nam ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỷ lệ tử vong 110/100.000 dân, ngang với tỷ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan.

Tính chung cả hai giới, 5 loại ung thư có tỷ lệ mắc nhiều nhất tại Việt Nam gồm: ung thư gan, hơn 25.000 ca (15,4%), kế đó là ung thư phổi (14,4%), ung thư dạ dày (10,6%), ung thư vú, ung thư đại tràng. 5 loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới Việt Nam gồm: ung thư phổi (21,5%), ung thư gan (18,4%), ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư hầu họng. Ở nữ giới, hàng đầu vẫn là ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan.

Một phần của tài liệu Ebook Dinh dưỡng thực hành dự phòng một số bệnh không lây nhiễm: Phần 2 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)