Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của loãng xương

Một phần của tài liệu Ebook Dinh dưỡng thực hành dự phòng một số bệnh không lây nhiễm: Phần 2 (Trang 48 - 49)

5. Dinh dưỡng dự phòng loãng xương

5.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của loãng xương

loãng xương

- Tuổi tác và lão hóa là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng mất xương dẫn đến loãng xương. Những trường hợp này được gọi là loãng xương nguyên phát.

- Hormon giới tính: Hormon giới tính được coi là yếu tố bảo vệ xương và thúc đẩy làm tăng quá trình tạo xương khi còn trẻ. Sự suy giảm nồng độ hormon này khi tuổi tăng cao là một nguyên nhân lớn dẫn đến bệnh loãng xương. Đặc biệt là phụ nữ, nồng độ estrogen giảm đột ngột khi mãn kinh là lý do khiến họ dễ bị loãng xương hơn nam giới.

- Ăn uống, lối sống, dùng thuốc và bệnh tật là những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh loãng xương thứ phát.

Vì vậy, những đối tượng sau có nguy cơ cao bị loãng xương:

- Phụ nữ mãn kinh (từ 50 tuổi trở lên). - Nam giới từ 60 tuổi trở lên.

- Phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng hoặc nam giới bị suy giảm sinh lý.

- Người có chế độ ăn không được bổ sung đầy đủ calci và vitamin, người ăn kiêng, hoặc phụ nữ

che chắn quá kỹ nên thiếu vitamin D qua ánh nắng mặt trời.

- Lạm dụng thuốc hoặc dùng một số loại thuốc trong thời gian dài như corticoid (do các bệnh nội tiết, bệnh thận mạn tính, những bệnh mạn tính về khớp hoặc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp...).

- Người có khung xương nhỏ, suy dinh dưỡng, thấp còi, người nằm lâu trong các bệnh tai biến, đột quỵ,...

- Chế độ sinh hoạt kém: hút thuốc lá, uống rượu, bia, lười vận động, tập luyện, mắc các bệnh liên quan đến nội tiết: tuyến giáp, thượng thận.

Một phần của tài liệu Ebook Dinh dưỡng thực hành dự phòng một số bệnh không lây nhiễm: Phần 2 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)