Nhiệm vụ chiến lược

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương pdf (Trang 54 - 56)

- Hoạt động khác

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HOẠT THANHTOÁNQUỐCTẾTHEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN

3.1.2 Nhiệm vụ chiến lược

Cụ thể hoá mục tiêu trên của toàn hệ thống, dựa trên kết quảđạt được trong những năm qua, kết hợp việc phân tích, đánh giá cũng như tìm hiểu dự báo tình hình kinh tế thị trường trong thời gian tới, Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương tập trung triển khai những nhiệm vụ chính sau:

Một là, chú trọng công tác huy động vốn, thu hút tiền gửi từ khách hàng, đặc biệt quan tâm nhiều

tới tiền gửi của các khách hàng truyền thống, làm ăn có hiệu quả. Quán triệt công tác marketing

khách hàng tới từng phòng nghiệp vụ, từng cán bộ, mở rộng có lựa chọn việc cho vay khách hàng với lãi suất ưu đãi và thường xuyên thanh toán qua Sở Giao dịch.

Hai là, tích cực thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác huy động tiền gửi tiết kiệm cả ngoại tệ và

VND, tập trung thu hút tiền gửi có kỳ hạn và kỳ hạn dài (trên 6 tháng) nhằm ổn định nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh. Rà soát lại hoạt động của các Phòng Giao dịch, mở rộng có chọn lọc mạng lưới các Phòng giao dịch tại các khu vực dân cưđông đúc và giao dịch thuận tiện. Xem xét bổ sung chức năng, nhiệm vụ của từng phòng nghiệp vụ nhằm phục vụ có hiệu quả cao tất cả các đối tượng khách hàng. Chú trọng các giải pháp huy động vốn trung dài hạn nhằm cải thiện tính thanh khoản trong hoạt động kinh doanh.

Ba là, tiếp tục mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả, kết hợp giữ khách hàng truyền thống

thuộc thành phần kinh tế quốc doanh và phát triển khách hàng thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng tỷ trọng nợ vay của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các khách hàng thể nhân bằng việc cho vay có tài sản đảm bảo.

Tập trung cao và quan tâm thích đáng đến việc giải quyết nợ quá hạn, không để nợ quá hạn phát sinh từ các hợp đồng tín dụng mới, kết hợp giải quyết nợ tồn đọng theo đểán giải quyết nợ tồn đọng của Ngân hàng Ngoại thương.

Bốn là, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản liên quan đến Quy trình, quy định về nghiệp

vụ, đặc biệt quan tâm đến công tác quản trị rủi ro kết hợp hài hoà với quan hệ khách hàng. Chấn chỉnh và thực hiện tốt công tác ngân quỹ, chủđộng việc đào tạo vàđào tạo lại cán bộ nghiệp vụ. Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và khai thác được thế mạnh về công nghệ của Ngân hàng Ngoại thương.

Năm là, sử dụng linh hoạt đòn bảy kinh tế như lãi suất, tỷ giá, phí dịch vụ, phí hoa hồng để thu hút

khách hàng, kết hợp với việc cải thiện chất lượng dịch vụ và quảng bá rộng rãi sản phẩm của Ngân hàng Ngoại thương.

Sáu là, tăng cường công tác quản trịđiều hành của Ban Giám đốc Sở Giao dịch, giữ vững và nâng

cao kỷ luật, kỷ cương trong điều hành hoạt động, phát huy tích cực tính năng động sáng tạo trong công việc, tính độc lập tự chủ tại các phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch.

Bảy là, ổn định tổ chức và lao động của các phòng ban tại Sở Giao dịch, xây dựng cơ cấu hợp lý

Tám là, đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tăng cường số lượng và chất

lượng cán bộ kiểm tra đảm bảo tính hệ thống thống nhất trong kiểm tra.

Chín là, trang bị các trang thiết bị cần thiết cho các phòng nghiệp vụđể thuận lợi trong tác nghiệp

của các phòng.

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương pdf (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w