Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương pdf (Trang 26 - 28)

b) Vai trò của ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng chứng từ.

1.3.2Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

Thứ nhất làcác chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Mặc dù toàn cầu hoáđang làm cho các nền kinh tế trên thế giới xích lại gần nhau hơn, nhưng giữa các quốc gia vẫn tồn tại những khác biệt. Môi trường kinh doanh trong nước gồm tất cả các yếu tố như chính trị, văn hóa, luật pháp, sự phát triển kinh tế, sự cạnh tranh... Những nhân tố này vừa có tác động tới các doanh nghiệp – khách hàng của ngân hàng và tới cả bản thân ngân hàng. Phải kểđến hàng đầu là chính sách kinh tếđối ngoại. Hoạt động thanh toán quốc tế nói chung trong đó phương thức tín dụng chứng từ nói riêng sôi động hay trầm lắng phụ thuộc nhiều vào chính sách đối ngoại của quốc gia. Việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hoá mậu dịch cóảnh hưởng rất lớn tới hành vi của các doanh nghiệp. ở nước ta, việc đổi mới tư duy về kinh tếđối ngoại, thực hiện nền kinh tế mởđã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những thành tựu to lớn. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên không ngừng, khuyến khích được các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu được mở rộng sang những thị

trường mới như Mỹ, EU... Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển đòi hỏi sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng mà trong đó có phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức chủ yếu.

Ngày nay không ai phủ nhận tầm quan trọng của các quan hệ quốc tế trong hoạt động kinh tế, việc sử dụng đồng tiền nước ngoài trong thanh toán quốc tế là phổ biến, rộng khắp. Nhà nước thực hiện chính sách quản lý ngoại hối thông qua việc đề ra các chính sách kiểm soát luồng vận động của ngoại hối vào ra và các quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà Nhà nước áp dụng chính sách quản lý ngoại hối tự do hay thắt chặt nhằm hướng sự vận động của hoạt động ngoại hối đi vào ổn định theo chủ trương của Nhà nước. Việc làm này sẽảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối trên thị trường và do đóảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của quốc gia, trước hết làảnh hưởng đến ngoại thương và khả năng thực hiện thanh toán quốc tế của ngân hàng. Chính nguyên nhân kinh tế cũng làm thay đổi giá trịđồng tiền của mỗi nước và là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ giá giữa các đồng tiền bị thay đổi. Trên hết là sựảnh hưởng của tỷ giá tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái cao hay thấp sẽ có tác động trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu vàđến lượt mình, các hoạt động xuất nhập khẩu lại ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, các chính sách lãi suất, thuế suất (đặc biệt là thuế suất áp dụng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu), chính sách tiền tệ, các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài hay những yếu tố thuộc về cạnh tranh cũng có những ảnh hưởng lớn lao đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong đó có hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ.

Thứ hai là sự thay đổi kinh tế, chính trị của nước bạn hàng. Do liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề vàđối tượng kinh tế của nhiều quốc gia khác nhau, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị xã hội của các quốc gia. Một sự biến động về chếđộ chính trị của nước bạn hàng như thay đổi về quy định dự trữ ngoại hối, các quy định về thuế, phí xuất nhập cảnh, sự thay đổi lãnh đạo hay quan điểm của các Đảng phái sẽảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thỏa thuận giữa các bên. Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽảnh hưởng bất lợi đến sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và từđóảnh hưởng đến quá trình thanh toán, gây thiệt hạ cho các bên tham gia trong đó có ngân hàng.

Thứ ba là các yếu tố từ phía khách hàng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng. Nhưđã phân tích, so với các phương thức thanh toán khác, phương thức tín dụng chứng từ phức tạp hơn, đòi hỏi cả khách hàng và ngân hàng phải có một trình độ nhất định về ngoại thương, về thông lệ quốc tế. Từ khi ký kết hợp đồng, kháhc hàng phải có sự hiểu biết nhất định để không đưa vào hợp đồng các điều khoản trái với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện trôi chảy quá trình thanh toán. Trong phương thức thanh toán này, cam kết thanh toán của ngân hàng được đưa ra trên cơ sở khách hàng xuất khẩu xuất trình được một bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng mà không có sự ràng buộc nào về hàng hoá. Việc khách hàng giả mạo chứng từđòi tiền là hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy yếu tố hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏđến sự phát triển của phương thức thanh toán này.

Như vậy việc áp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong từ trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Có những yếu tố thuộc về nội tại của mỗi ngân hàng như trình độ cán bộ ngân hàng, công nghệ, quy trình làm việc... thì việc khắc phục sẽ có nhiều thuận lợi. Còn các yếu tố bên ngoài như chính sách lãi suất, thuế, chếđộ tỷ giá hối đoái trong nước cũng như nước ngoài thì việc khắc phục sẽ rất khó, cần phải có những tính toán để phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Do đó, việc nghiên cứu nhằm phát triển phương thức này là rất cần thiết. Trên cơ sở những lý luận cơ bản trên đây, thực trạng áp dụng phương thức này tại Sở Giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽđược đề cập trong chương hai của Luận văn.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương pdf (Trang 26 - 28)