Đối với thưtín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương pdf (Trang 33 - 35)

- Hoạt động khác

a) Đối với thưtín dụng xuất khẩu

(1) Tiếp nhận và sửa đổi Thư tín dụng

Trước hết, người được phân công kiểm tra điện trước khi nhận. Điện Thư tín dụng nhận được chủ yếu qua đường SWIFT, chỉ một lượng nhỏ là qua đường công văn. Nếu điện không thuộc phạm vi phòng xử lý thì phải trả lại cho Trung tâm thanh toán theo mạng. Nếu đúng thì người được phân công nhận điện, giao hoặc đẩy điện cho các thành viên liên quan, in bảng kêđiện đã nhận hoặc ký nhận Thư tín dụng, sửa đổi Thư tín dụng do bộ phận văn thư giao và giao lại cho thanh toán viên phụ trách.

Thanh toán viên nhận được bản Thư tín dụng hoặc sửa đổi Thư tín dụng phải kiểm tra. Nếu Thư tín dụng mở bằng Telex/Swift phải có xác nhận mãđúng, nếu mở bằng thư thì phải có xác nhận chữ kýđúng và hợp lệ. Thư tín dụng phải có dẫn chiếu UCP 500 trừ khi có quy định khác. Thanh toán viên cũng phải kiểm tra các thông tin khác như người hưởng lợi, ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, các chỉ dẫn thanh toán.

(2) Thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi

Thanh toán viên vào hồ sơ và lập bản thông báo Thư tín dụng. Bản thông báo Thư tín dụng (kèm theo bản gốc của Thư tín dụng), sửa đổi Thư tín dụng có thểđược giao trực tiếp cho khách hàng hoặc gửi qua đường Bưu điện. Thanh toán viên phải theo dõi việc giao thông báo cho khách hàng, đồng thời làm thông báo cho Ngân hàng thông báo về việc đã nhận được Thư tín dụng hoặc sửa đổi Thư tín dụng.

(3) Thông báo qua ngân hàng thông báo khác

Đối với những Thư tín dụng mà ngân hàng phát hành yêu cầu Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương thông báo cho một ngân hàng khác, thì thanh toán viên chuyển Thư tín dụng qua mạng điện SWIFT hoặc qua đường công văn cho ngân hàng đó. Nếu ngân hàng phát hành yêu cầu Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương thông báo kèm xác nhận thì thanh toán viên phải kiểm tra uy tín của

ngân hàng phát hành thông qua lượng giao dịch, độ tin cậy trong thanh toán với đơn vị thành viên, không xác nhận đối với những Thư tín dụng mà ngân hàng phát hành không có quan hệđại lý với Ngân hàng Ngoại thương, nghiên cứu đề xuất mức ký quỹ hoặc miễn ký quỹ với ngân hàng phát hành. Trong trường hợp không đồng ý xác nhận thì phải thông báo rõ “Chúng tôi không đồng ý xác nhận Thư tín dụng này”

(4) Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ.

Khi nhận chứng từ do khách hàng xuất trình kèm bản gốc Thư tín dụng và các sửa đổi có liên quan, thanh toán viên phải kiểm tra loại chứng từ, số lượng từng loại và mức độ phù hợp của chứng từ rồi chuyển cho phụ trách phòng. Nếu chứng từ có sai sót thì thanh toán viên phải thông báo cho khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.

(5) Gửi chứng từđòi tiền.

Thanh toán viên lập thưđòi tiền như trong chỉ thị thanh toán của Thư tín dụng, kèm với bộ chứng từđể gửi cho ngân hàng phát hành Thư tín dụng. Nếu là Thư tín dụng xác nhận thì Ngân hàng có quyền đòi tiền bằng điện qua mạng SWIFT.

(6) Chiết khấu chứng từ.

Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương tiến hành chiết khấu chứng từ dưới hai hình thức: chiết khấu miễn truy đòi (mua đứt bộ chứng từ) và chiết khấu truy đòi.

Đồi với hình thức chiết khấu miễn truy đòi

Ngân hàng chiết khấu miễn truy đòi đối với bộ chứng từ sau khi kiểm tra các điều kiện sau: + Bộ chứng từ của L/C trả tiền ngay và cho phép đòi tiền bằng điện.

+ L/C quy định: vận đơn lập theo lệnh của ngân hàng phát hành và toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình qua NHNT.

+ Chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản L/C

+ Ngân hàng phát hành L/C phải là ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế. + Thị trường truyền thống

+ Một số thông tin khác liên quan đến giá cả của mặt hàng xuất khẩu tại thời điểm chiết khấu

+ Thư yêu cầu bảo lãnh đề nghị chiết khấu miền truy đòi phải cóđầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng.

Đối với hình thức chiết khấu truy đòi

Bộ chứng từ sẽđược ngân hàng chiết khấu truy đòi nếu cóđủ những điều kiện sau + Ngân hàng phát hành có uy tín lớn

+ Thị trường truyền thống

+ Khách hàng có tín nhiệm, có quan hệ thanh toán tốt, mở tài khoản và hoạt động thường xuyên tai NHNT

+ Khách hàng cam kết hoạt trả số tiền ngân hàng đã chiết khấu trong trường hợp ngân hàng trả tiền từ chối thanh toán

+ Thư yêu cầu chiết khấu truy đòi phải cóđầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng Sau khi xem xét các điều kiện chiết khấu và tình trạng của bộ chứng từ, thanh toán viên lập tờ trình đề xuất ý kiến chấp nhận hoặc từ chối chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Trên cơ sởđề xuất của thanh toán viên, tuỳ trường hợp, phụ trách phòng xem xét và trình lãnh đạo quyết định việc chiết khấu.

Đối với chiết khấu truy đòi, nếu chứng từ phù hợp, phụ trách phong có quyền quyết định chiết khấu đối với các bộ chứng từ có giá từ 100.000USD trở xuống. Nếu vượt quá số tiền trên, phòng phải trình lãnh đạo Sở. Số tiền chiết khấu luôn nhỏ hơn trị giá bộ chứng từ. Trong trường hợp bộ chứng từ không phù hợp, lãnh đạo sở mới có quyền quyết định, số tiền chiết khấu không vượt quá 90% giá trị bộ chứng từ

(7) Nếu chứng từ bị từ chối thanh toán

Thanh toán viên phải kiểm tra lý do từ chối thanh toán của ngân hàng nước ngoài, thông báo cho khách hàng về việc từ chối thanh toán để khách hàng định đoạt chứng từ, đồng thời điện ngay cho ngân hàng nước ngoài phản đối nếu việc từ chối không xác đáng.

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương pdf (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w