Tổng quan về các nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu 1929_003627 (Trang 26)

2.3.1. Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2012 thông qua chỉ tiêu ROA và ROE cho thấy: tổng chi phí hoạt động trên tổng doanh thu (TCTR), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (NPL), loại hình ngân hàng và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thông qua biến ROE, có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOATA), tỷ lệ phân chia thị trường (Markshare) thông qua biến ROE, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thông qua biến ROA, có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Bài nghiên cứu về “Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời kì hội nhập tài chính quốc tế” giai đoạn 2005- 2011 theo phương pháp SFA của Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016) cho thấy hiệu quả hoạt động của các NHTM chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố chính: nhân tố chủ quan: thị phần, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài và quy mô của ngân hàng; và nhân tố khách quan gồm: tổng thu nhập quốc nội và lạm phát nền kinh tế. Trong đó, các nhân tố: tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài, quy mô của ngân hàng và tỷ lệ phân chia thị trường của ngân hàng có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của NHTM.

Nghiên cứu của Phan Thu Hiền và Phan Thị Mỹ Hạnh (2013) về yếu tố tác động đến khả năng sinh lời các NHTM Việt Nam sử dụng nguồn dữ liệu của 28 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2012, với phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để phân tích. Ngoài ra, do các quan sát ở đây là dữ liệu dạng bảng nên

các mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) cũng được đưa vào sử dụng. Ket quả cho thấy rằng quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ ký quỹ trên tổng tài sản, vốn chủ sỡ hữu, tỷ lệ lạm phát và tổng sản phẩm nội địa (GDP) ảnh hưởng đến chỉ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE). Từ đó đưa đến kết luận các yếu tố này tác động cùng chiều hay ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam, cùng với đó là đề xuất các biện pháp khắc phục.

Nghiên cứu sử dụng mô hình FEM cho hai biến phụ thuộc ROA và ROE của Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012) về “Hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” trong giai đoạn 2007 - 2011, kết quả mô hình cho thấy 4 biến: mức độ an toàn vốn (CAR), chất lượng tài sản và rủi ro tín dụng (NPL/TL), chất lượng quản trị chi phí (NIE/GI) và tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng (LDR) có tác động ngược chiều lên ROE, biến quy mô ngân hàng ( LNTA) không có ý nghĩa thống kê cho cả hai mô hình ROA và ROE, biến chênh lệch lãi suất bình quân (SPREAD), chất lượng tài sản và rủi ro tín dụng (NPL/TL), chất lượng quản trị chi phí (NIE/GI) tác động ngược chiều lên ROA.

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Võ Xuân Vinh và Dương Thị Ánh Tiên (2016) giai đoạn 2005-2014 sử dụng chỉ số Lerner để đo lường sức cạnh tranh của ngân hàng cho thấy cạnh tranh giữa các NHTM Việt Nam tương đối mạnh mẽ trên mối tương quan với các NHTM Trung Quốc. Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy các yếu tố như vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (CAP), doanh thu phí (FEE), tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLP), số lượng ngân hàng (EC), tỷ lệ lạm phát (INF), tốc độ tăng trưởng GDP tác động ngược chiều với sức cạnh tranh của NHTM Việt Nam, còn các yếu tố quy mô ngân hàng và tính sở hữu nhà nước tác động cùng chiều với sức cạnh tranh của NHTM Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của Võ Minh Long (2009) về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam sử dụng mô hình FEM cho thấy các yếu tố quy mô ngân hàng, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam, trong khi đó, yếu tố tỷ lệ tiền gửi trên tiền cho vay có tác động cùng chiều. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng chưa có đủ bằng chứng về mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ quá hạn và ROE.

Nghiên cứu của Bùi Nguyên Khá (2016) phân tích các mối quan hệ tồn tại giữa rủi ro thanh khoản và một số biến phụ thuộc cụ thể: tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay ròng/tổng huy động ngắn hạn, quy mô ngân hàng. Kết quả nhấn mạnh rằng các ngân hàng quy mô vốn lớn có nguy cơ rủi ro thanh khoản cao hơn, các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay ròng/tổng huy động ngắn hạn tốt sẽ giảm thiểu nguy cơ rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.

2.3.2. Nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Noman và cộng sự (2015) đã xem xét các yếu tố tác động tới lợi nhuận của 35 ngân hàng tại Bangladesh giai đoạn 2003-2013. Biến phụ thuộc được sử dụng là: tỷ suất lợi nhuận trên bình quân tài sản (ROAA), tỷ suất lợi nhuận trên bình quân vốn chủ sở hữu (ROAE) và tỷ suất biên lợi nhuận (NIM). Trong đó, các yếu tố: rủi ro tín dụng, hiệu quả sử dụng chi phí, tốc độ tăng trưởng GDP thực và lãi suất thực tác động ngược chiều hiệu quả hoạt động; các yếu tố: tỷ lệ an toàn vốn, tính thanh khoản, lạm phát có tác động cùng chiều.

Nessibi (2016) lại có cách tiếp cận khác khi nghiên cứu về những yếu tố kinh tế có thể tác động lên lợi nhuận của NHTM. Với các dữ liệu của các NHTM tại Tunisia trong giai đoạn 1990 - 2008, tác giả chú trọng vào các đặc điểm cụ thể của ngân hàng hơn là các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế. Trái với kì vọng về mức quan

trọng của ban giám đốc và hội đồng quản trị, các chỉ số về chi phí vận hành chung và cơ cấu vốn góp trong doanh nghiệp đều cho kết quả thể hiện tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Các dữ liệu dảng bảng mà tác giả sử dụng đã cho kết quả rằng tỷ lệ vốn hóa là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến mức sinh lợi của NHTM, chứng tỏ các ngân hàng được vốn hóa tốt hơn có khả năng sinh lời cao hơn. Ngoài ra, tác giả còn xác định lãi suất thực cũng là một yếu tố tác động tích cực đến NHTM, tuy nhiên không đáng kể.

Những kết quả nghiên cứu của Kiganda (2014) về các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của các NHTM tại Kenya giai đoạn 2008-2015 được mô hình hóa dựa trên lý thuyết sản xuất và nghiên cứu tương quan, mang đến những kết quả khác biệt. Nghiên cứu sử dụng mô hình OLS cùng với hàm sản xuất Cobb-Douglas để xét mối tương quan giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Kết quả cho thấy các yếu tố vĩ mô được nghiên cứu là GDP thực, lạm phát và tỷ giá hối đoái có tác động không đáng kể tới khả năng sinh lời của các NHTM tại Kenya, với mức ý nghĩa 5%. Từ đó tác giả đi đến kết luận rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời mà trái lại, các yếu tố bên trong liên quan đến việc quản lý các NHTM là yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi. Nghiên cứu đưa ra các khuyến cáo các NHTM nên áp dụng các chính sách quản lý khác nhau để có thể tối đa hóa lợi nhuận về cho mình.

Kết quả nghiên cứu của Islam & Nishiyama (2015) về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi biên cận biên của 230 NHTM của 4 nước phía nam Đông Nam Á gồm Bangladesh, India, Nepal, và Pakistan giai đoạn 1997-2002 cho thấy rằng các yếu tố tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi khách hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí vận hành trên tổng tài sản tác động cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi biên cận biên của NHTM, còn các yếu tố quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn, cấu trúc thị trường, tốc độ tăng trưởng GDP tác động ngược chiều, trong đó yếu tố tỷ lệ nợ quá hạn có ảnh hưởng không đáng kể.

Nghiên cứu của Kosak & Cok (2008) về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận ngân hàng ở 6 nước châu Âu thuộc khu vực đông nam gồm Croatia, Bulgaria, Romania, Serbia, FUR Macedonia và Albania tập trung nhấn mạnh xem xét vai trò của đầu tư trong nước hay đầu tư nước ngoài ảnh hưởng mạnh mẽ hơn tới lợi nhuận ngân hàng tại 6 nước này. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố cấu trúc vốn, chênh lệch lãi suất bình quân, cấu trúc thị phần, tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng tại 6 nước này, trong khi đó, yếu tố hiệu quả sử dụng chi phí, rủi ro tín dụng, tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều.

Nghiên cứu của Sehrish Gul, Faiza Irshad, Khalid Zaman (2011) về các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng ở Pakistan giai đoạn 2005-2009 cho thấy yếu tố quy mô ngân hàng, khoản cho vay, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với ROA, trong khi đó, yếu tố vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, cấu trúc vốn có tác động ngược chiều với ROA. Ngoài ra, nghiên cứu còn thể hiện mối tương quan giữa lợi nhuận trên vốn sử dụng (ROCE - Return on Capital Employed) và tỷ lệ thu nhập lãi biên cận biên với lợi nhuận ngân hàng tại Pakistan.

Nghiên cứu của Muhammad Ayub Siddiqui (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch lãi suất bình quân của NHTM tại Pakistan giai đoạn 2000-2008 cho thấy các yếu tố chi phí quản lý, nợ quá hạn và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tác động cùng chiều với chênh lệch lãi suất bình quân, trong khi đó, yếu tố cấu trúc thị phần, thu nhập ngoài lãi có tác động ngược chiều với chênh lệch lãi suất bình quân.

Nghiên cứu của Said & Tumin (2011) về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của 9 NHTM tại Malaysia và 4 NHTM tại Trung Quốc giai đoạn 2001-2007 cho thấy các yếu tố tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của NHTM, còn các yếu tố chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của NHTM và yếu tố quy mô ngân hàng và rủi ro thanh khoản không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn so sánh mức độ ảnh hưởng khác nhau của những yếu tố này lên 2 nước Malaysia và Trung Quốc cũng như tìm ra được thế mạnh về yếu tố vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và chi phí hoạt động có ảnh hưởng rõ rệt hơn ở các NHTM tại Trung Quốc.

(2015) hàng từ 35 NH Bangladesh

giai

đoạn 2003-2013

bước mô, lạm phát

Tác động ngược chiều: rủi ro tín dụng, hiệu quả sử dụng chi phí, GDP, lãi suất.

Nessibi (2016)

Các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng Tunisia giai đoạn 1990 - 2008.

FEM, REM. Tác động cùng chiều: tỷ lệ vốn, lãi suất, GDP, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, lạm phát. Tác động ngược chiều: chi phí hoạt động, sở hữu nhà nước. Kiganda (2014) Các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến khả năng sinh lợi của các NHTM tại Kenya giai đoạn 2008-2015.

OLS, hàm sản xuất Cobb- Douglas

Yếu tố kinh tế vĩ mô không ảnh hưởng đến khả năng sinh lời mà các yếu tố bên trong liên quan đến việc quản lý các NHTM là yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh

Nishiyama (2015) hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi biên cận biên của 230 NHTM của 4 nước phía nam Đông

Nam Á gồm

Bangladesh, India, Nepal, và Pakistan giai đoạn 1997- 2002

vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi khách hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí vận hành trên tổng tài sản.

Tác động ngược chiều: quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn, cấu trúc thị trường, tốc độ tăng trưởng GDP.

Kosak &

Cok (2008)

Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận ngân hàng ở 6 nước châu Âu

gồm Croatia,

Bulgaria, Romania,

Serbia, FUR

Macedonia và

Albania.

FEM, REM. Tác động cùng chiều: cấu trúc vốn, chênh lệch lãi suất bình quân, cấu trúc thị phần. Tác động ngược chiều: hiệu quả sử dụng chi phí, rủi ro tín dụng, tốc độ tăng trưởng GDP. Sehrish Gul, Faiza Irshad, Khalid Các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng ở Pakistan giai đoạn 2005-2009.

OLS. Tác động cùng chiều: quy mô ngân hàng, khoản cho vay, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, tốc độ tăng

chủ sở hữu trên tổng tài sản, cấu trúc vốn. Muhammad Ayub Siddiqui (2011) Các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch lãi suất bình quân của NHTM tại Pakistan giai đoạn 2000-2008

FEM, REM Tác động cùng chiều: chi phí quản lý, nợ quá hạn và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản. Tác động ngược chiều: yếu tố cấu trúc thị phần, thu nhập ngoài lãi Said & Tumin (2011) Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động NHTM tại Malaysia và Trung Quốc giai đoạn 2001-2007.

FEM. Tác động cùng chiều: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.

Tác động ngược chiều: chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng. Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh (2012)

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

FEM, REM. Tác động ngược chiều: mức độ an toàn vốn, rủi ro tín dụng, chất lượng quản trị chi phí, tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng, chênh lệch lãi suất bình quân.

Quy mô NH không có ý nghĩa.

Phan Thu

Hiền

Các yếu tố tác động đến khả năng sinh

SCP, ES. Tác động cùng chiều: quy mô, sở hữu nước ngoài.

(2013) 2005-2012. phát, sở hữu nhà nước. Trần Huy Hoàng Nguyễn Hữu Huân (2016) Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời kì hội nhập tài chính quốc tế - giai đoạn 2005-2011. SFA, 2SLS, Tobit. Tác động cùng chiều: tỷ lệ sở hữu nước ngoài, quy mô, tỷ lệ phân chia thị trường.

Tác động ngược chiều: GDP, lạm phát. Trịnh Quốc Trung Nguyễn Văn Sang (2013) Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005- 2012. Mô hình Tobit. Tác động ngược chiều: tổng chi phí hoạt động trên tổng doanh thu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay, loại hình ngân hàng và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thông qua biến ROE

Tác động cùng chiều: tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ phân chia thị trường thông qua biến ROE, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thông qua biến ROA.

Xuân Vinh Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh FEM, REM, GMM. Tác động ngược chiều: vốn chủ sở hữu/tổng tài sản,

(2016) Việt Nam giai đoạn 2005-2014.

lượng ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP.

Tác động cùng chiều: quy mô ngân hàng, tính sở hữu nhà nước ^Vo Minh Long (2009) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các

NHTMCP Việt

Nam

OLS, REM, FEM.

Tác động ngược chiều: quy mô ngân hàng, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ lệ vốn chủ

Một phần của tài liệu 1929_003627 (Trang 26)