*Quy mô ngân hàng SIZE
Để tăng quy mô ngân hàng có thể tăng nguồn tiền gửi khách hàng, đặc biệt là của khách hàng cá nhân vì nguồn tiền này được gửi với mục đích chủ yếu là tiết kiệm, nên đây được đánh giá là nguồn tiền ổn định và an toàn. Việc huy động được nhiều tiền gửi hơn, ngân hàng sẽ có khả năng cho vay nhiều hơn, từ đó giúp gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng từ việc cho vay.
Ngân hàng cũng có thể huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá: chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, ... Khi cần huy động vốn kịp thời, NHTM có thể phát hành
giấy tờ có giá với mức lãi suất hấp dẫn hơn so với các loại nghiệp vụ huy động khác, mức lãi được trả do thỏa thuận giữa NHTM đó và khách hàng hoặc được ấn định ở mức độ mà người gửi có thể chấp nhận, đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.
*Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi khách hàng LDR
Ngoài vốn huy động trên thị trường 1 (huy động tiết kiệm), ngân hàng có thể tăng tỷ lệ LDR bằng cách huy động vốn trực tiếp từ các tổ chức tài chính nước ngoài thông qua chương trình tín dụng, mở L/C. Những nguồn vốn này ngân hàng có thể kiểm soát được đầu vào và thường ổn định nên nếu chỉ số LDR cao vẫn có thể đảm bảo được thanh khoản cho ngân hàng. Theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN mới nhất từ NHNN, tỷ lệ LDR tối đa ở mức 85%.
Ve dài hạn, NHTM cần chú ý tập trung đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm tìm nguồn lợi nhuận ổn định và bền vững cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc xử lý tốt nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng cũng là điều mà NHTM nên quan tâm để đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.
*Chênh lệch lãi suất bình quân SPREAD
Mặc dù kết quả mô hình cho thấy chênh lệch lãi suất bình quân tăng thì làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nhưng trên thực tế NHNN luôn xem xét đến việc giảm lãi suất và nhiều chuyên gia phân tích chuyên ngành ngân hàng cũng bàn về vấn đề này. Để hạn chế rủi ro lãi suất thị trường gia tăng, NHTM cần quản lý tốt khoản cho vay và kiểm soát chất lượng tín dụng.