Ket quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu 1929_003627 (Trang 50 - 53)

5.556%. Tương tự, ROE của ngân hàng có giá trị trung bình là 10.863%, giá trị lớn nhất là 29.201% và giá trị nhỏ nhất là -56.326%, giá trị nhỏ nhất này thuộc NHTMCP Tiên Phong (TPBank) vào năm 2011. Theo nhiều chuyên gia ngành ngân hàng, ROE năm 2011 của TPBank giảm mạnh đột ngột là do giai đoạn từ năm 2011 trở về trước, TPBank không chỉ lạm dụng huy động vốn từ thị trường liên ngân

hàng, mà còn sử dụng lượng vốn này tương đối tùy tiện, rõ nhất là năm 2011, tương tự như vậy còn có Eximbank.

về các biến độc lập, quy mô ngân hàng (SIZE) có giá trị trung bình là 18.378, biên độ dao động tương đối với giá trị nhỏ nhất là 15.828 và giá trị lớn nhất là 20.996. Chứng tỏ các NHTM được nghiên cứu có quy mô tương tự qua các năm.

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi khách hàng (LDR) có giá trị trung bình là 86.70%, biên độ dao động lớn với giá trị nhỏ nhất là 37.19% và giá trị lớn nhất là 159.77%. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LAR) có giá trị trung bình là 53.72%, biên độ dao động lớn với giá trị nhỏ nhất là 14.73% và giá trị lớn nhất là 81.86%.

Chênh lệch lãi suất bình quân (SPREAD) có giá trị trung bình là 3.06%, biên độ dao động khá lớn với giá trị nhỏ nhất là 1.14% và giá trị lớn nhất là 8.16%. Theo đánh giá của hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s, tỷ lệ này nếu dưới 3% là thấp, trên 5% là quá cao, bảng số liệu ở phụ lục 1 cho thấy phần lớn các NHTM Việt Nam ở giữa khoảng này.

Tốc độ tăng trưởng GDP có giá trị trung bình là 6.15%, biên độ dao động nhỏ với giá trị nhỏ nhất là 5.25% và giá trị lớn nhất là 7.08%. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam đạt mức cao nhất là 7.08% năm 2018, cao nhất tính từ năm 2009, có thể xem đây là mức tăng trưởng khá tốt trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ lạm phát (CPI) có giá trị trung bình là 6.21%, biên độ dao động lớn với giá trị nhỏ nhất là 6.0% vào năm 2015 và giá trị lớn nhất là 18.13% vào năm 2011. Nguyên nhân năm 2011 với tỉ lệ lạm phát cao kỉ lục là do sự yếu kém bên trong của nền kinh tế, cụ thể đầu tư khu vực doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng của hệ thống tài chính yếu kém. Chính vì lẽ đó những năm tiếp theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ cùng với sự phối hợp chặt chẽ của chính sách tài khóa đã kiểm soát được mức độ lạm phát từ 18.13% xuống còn 6.81% vào năm 2012 và duy trì giảm xuống còn 6.0% vào năm 2015, giai đoạn 2012-2015 đã đánh dấu được sự

(1) ROA (2)ROE SIZE -O .00345* (-2.53) O.00436 (0.33) LDR O .0285*** (5.67) O.223*** ¢4.52) LAR -ũ .0199* ¢-2.31) -ũ.108 ¢-1.30) SPREAD O .300*** ¢5.06) 2.204*** (3.82) GDP -ũ .0682 ¢-0.64) -0.461 ¢-0.44) CPI -ũ.0199 ¢-1.40) O.0446 (0.32) cons O.0550* ¢2.48) -0.149 ¢-0.69) N 200 200

thành công trong việc giữ lạm phát ổn định thậm chí ở mức thấp hơn kế hoạch đề ra, đạt được một số thành tựu như kinh tế vĩ mô, thị trường ngoại hối, tỷ giá được ổn định, dự trữ ngoại hối tăng lên, thanh khoản được cải thiện rõ rệt, ... Năm 2017, đánh dấu một chiến tích khi tỷ lệ lạm phát lại giảm xuống còn 2.6%, thấp hơn cả mục tiêu mà Quốc hội đề ra là 4%.

Một phần của tài liệu 1929_003627 (Trang 50 - 53)