Trong nghiên cứu của Võ Đức Tâm và Võ Văn Bản (2021) về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới cổ phiếu ngành bán lẻ, tác giả đã chọn ra bốn cổ phiếu hàng đầu đại diện cho ngành thực phẩm là PNJ, MWG, FRT VÀ FHS. Vì đặc thù và số lượng công ty của hai ngành bán lẻ và ngân hàng là khác nhau nên cách chọn ra các cổ phiếu đại diện cho ngành ngân hàng sẽ được thực hiện theo một phương pháp tương tự nhưng có thêm các tiêu chí bổ sung để phù hợp với nghiên cứu.
Nhằm đảm bảo tính đại diện cho xu hướng biến động giá cổ phiếu ngành ngân hàng, công cụ Trading view sẽ được sử dụng để lọc cổ phiếu dựa trên hai tiêu chí là khối lượng giao dịch trung bình trong giai đoạn các đợt dịch diễn ra (từ 31/12/2019 đến 31/07/2021) và giá trị vốn hóa thị trường. Các cổ phiếu phải thỏa mãn các điều kiện sau: khối lượng trung bình lớn nhất và giá trị vốn hóa lớn nhất trong thời gian nghiên cứu. Đây cũng là hai trong ba tiêu chí để cổ phiếu được chọn vào nhóm VN30 (Chỉ số VN30 được tính dựa trên ba tiêu chí: giá trị vốn hóa thị trường, tỷ lệ loại trừ free-float và khối lượng giao dịch). Việc áp dụng hai điều kiện trên sẽ giúp lọc được cổ phiếu ngân hàng có quy mô lớn và ảnh hưởng đến các cổ phiếu cùng ngành. Cụ thể, khối lượng giao dịch là một chỉ báo kỹ thuật quan trọng để xác nhận xu hướng hoặc đảo ngược xu hướng. Sự gia tăng mạnh mẽ về khối lượng có thể dự đoán sự tăng hoặc giảm giá mạnh trong tương lai, vì nó phản ánh sự quan tâm của NĐT đối với cổ phiếu đó. Vốn hóa thị trường là thước đo mức độ ảnh hưởng của một mã cổ phiếu đến chỉ số ngành, vốn hóa càng lớn thì tác động đến chỉ số ngành càng lớn và ngược lại.
Tại thời điểm thực hiện đề tài (tháng 08/2021), có 26 ngân hàng đang được niêm yết trên TTCK Việt Nam, tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ lựa chọn các ngân hàng niêm yết trước thời điểm ngày 31/12/2019 vì một số ngân hàng niêm yết sau ngày này không đủ dữ liệu giá quá khứ để tính toán khối lượng trung bình trong giai đoạn tháng 12/2019 - 08/2021 và chỉ số lợi nhuận thực tế của cổ phiếu trong mô hình nghiên cứu. Sau khi lọc, dữ liệu giá quá khứ của 5 cổ phiếu ngành ngân hàng từ hai sàn giao dịch HOSE và HNX được chọn để nghiên cứu là TCB, ACB, MBB, VCB và SHB. Ngoài ra, dữ liệu quá khứ trong giai đoạn tháng 12/2019 - 08/2021 của chỉ số VN-Index cũng được sử dụng để tính toán lợi nhuận của thị trường. Dữ liệu được lấy từ trang https://www.cophieu68.vn.
ACB HOSE 7.411.379 86.462
-6 0,023 2,751*** 0,006 0,635 -0,007 -0,801 -5 0,018 2,170** 0,002 0,159 0,002 0,211 -4 0,021 2,489** 0,002 0,171 0,034 3,737*** -3 -0,010 -1,204 -0,012 -1,142 0,010 1,105 -2 -0,029 -3,470*** 0,014 1,363 -0,011 -1,153 -1 -0,010 -1,174 0,007 0,664 -0,005 -0,551 0 0,005 0,659 -0,003 -0,265 0,001 0,152 1 0,004 0,468 0,028 2,761*** -0,007 -0,720 2 0,011 1,300 -0,011 -1,123 -0,002 -0,223 3 -0,019 -2,243** -0,015 -1,464 -0,006 -0,616 4 0,003 0,310 -0,016 -1,605 0,019 2,034** 5 -0,014 -1,707* 0,011 1,043 0,001 0,101 6 -0,004 -0,435 -0,007 -0,732 -0,009 -0,982 7 0,001 0,146 -0,007 -0,659 0,008 0,869 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để phân tích mức độ ảnh hưởng của các lần công bố thông tin giãn cách xã hội đến biến động giá cổ phiếu ngành ngân hàng trong giai đoạn 2020-2021 sẽ giúp NĐT đánh giá và ra quyết định đầu tư phù hợp trong tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Để làm đạt được mục đích trên, nghiên cứu sẽ tiến hành tính toán các chỉ số AR, AAR, CAAR theo các công thức đã được giới thiệu ở phần mô hình nghiên cứu và sau đó kiểm định t-test đối với hai giả thuyết H0 và H1. Kết quả tính toán và kiểm định sẽ được trình bày ở chương 3.
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU