Sau khi thực hiện các bước trong quá trình nghiên cứu, phản ứng của NĐT thông qua sự thay đổi giá cổ phiếu của 5 Ngân hàng TMCP được chọn với sự kiện công bố thông tin giãn cách xã hội trong năm 2020 và 2021 sẽ được thể hiện ở Bảng 3.1 và bảng 3.2.
Bảng 3.1 Lợi nhuận trung bình bất thường (AAR) và kết quả kiểm định t trong 3 ngày xảy ra sự kiện liên quan đến dịch Covid-19
-7 0,027 3,324*** 0,019 1,836* 0,021 2,342** -6 0,013 1,563 0,019 1,850* 0,023 2,548** -5 -0,010 -1,189 0,012 1,216 0,031 3,349*** -4 -0,028 -3,359*** 0,011 1,056 0,029 3,139*** -3 -0,048 -5,848*** 0,009 0,886 -0,005 -0,599 -2 -0,038 -4,643*** 0,021 2,028** -0,016 -1,703*
(0;t] 0,000 0,000 CAAR t-test CAAR t-test
2 0,015 1,250 0,017 1,159 -0,009 -0,667 3 -0,004 -0,274 0,002 0,101 -0,014 -0,900 4 -0,001 -0,083 -0,015 -0,716 0,004 0,237 5 -0,015 -0,837 -0,004 -0,174 0,005 0,257 6 -0,019 -0,942 -0,011 -0,457 -0,004 -0,166 7 -0,018 -0,817 -0,018 -0,672 0,004 0,175
Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%
Bảng 3.2 Lợi nhuận trung bình bất thường tích lũy (CAAR) và kết quả kiểm định t trong 3 ngày xảy ra sự kiện liên quan đến dịch Covid-19
Sau khi các công dân Việt Nam nhiễm Covid-19 nhập cảnh vào Việt Nam từ Vương quốc Anh, từ ngày 17/03/2020 đến ngày 29/03/2020, chính phủ đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm hạn chế sự lây nhiễm của Covid-19 từ những người nhập cảnh, cũng như các biện pháp hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng đã được ban hành
(ODV, 2020). Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020/TT- NHNN nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19 trong những tháng đầu năm 2020 cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng. Trong quý I của năm 2020, lợi nhuận sau thuế của 18 ngân hàng niêm yết giảm 11,5% so với quý 4/2019; Đây là mức giảm lớn nhất kể từ quý 2 năm 2018 (Lại Cao Phương Mai, 2021).
Trong những ngày này, cổ phiếu ngành ngân hàng ghi nhận sự xuất hiện của lợi nhuận bất thường trung bình bé hơn 0. Cụ thể, AAR[-2]= -2,87%, AAR[3]= -1.85% và AAR[5]= -1,41% và có ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10% dù trước đó giá cổ phiếu ngành ngân hàng đã tăng trong thời gian dài trước sự kiện. Lợi nhuận bất thường trung bình dương với AAR[-6]= 2,27% có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; AAR[-4] = 2,06% và AAR[-5]= 1,79% đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; AAR[-7]= 0.015 có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Vào ngày sự kiện, AAR[0]= 0,54% dương nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Sự biến động của lợi nhuận bất thường trung bình trong sự kiện này có thể được giải thích như sau. AAR dương xuất hiện trong ngày trước sự kiện cho thấy cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn chưa phản ứng tiêu cực với thông tin và NĐT tin các động thái chống dịch quyết liệt của chính phủ sẽ sớm ngăn chặn các nguồn lây nhiễm. Tuy nhiên khi các lây nhiễm mới ngoài cộng đồng và tin đồn về đợt phong tỏa lớn xuất hiện, NĐT lo lắng tình hình có thể tệ đi và cổ phiếu ngành ngân hàng phản ứng tiêu cực vào ngày t = -2 với AAR âm. Sau khi thông tin được công bố, phản ứng của cổ phiếu ngân hàng vẫn không được cải thiện khi AAR âm xuất hiện trong ngày t = 3 và t=5.
Ở bảng 3.2, trước khi xảy ra sự kiện, lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy dương sau đó đổi chiều thành âm khi tiến đến gần ngày sự kiện. Cụ thể, chỉ duy nhất CAAR[0;-7]= 2.75% là dương có nghĩa thống kê ở mức 1%, còn lại là CAAR[0;-4]= - 2.78% > CAAR[0;-2]= -3,84% > CAAR[0;-3]= -4,83% đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% . Những ngày còn lại trước khi sự kiện xảy ra và giai đoạn sau sự kiện không có ý
nghĩa thống kê. Có thể nói việc giãn cách xã hội toàn quốc là chưa từng có tiền lệ và NĐT đã lo lắng xung quanh ngày công bố thông tin dù trước đó phản ứng khá tích cực.
3.2.2 Sự kiện thứ hai
Giá cổ phiếu ngành ngân hàng ở sự kiện này có xu hướng tích cực hơn so với sự kiện thứ nhất. Ngày 28/7/2020, thành phố Đà Nang thông báo phong tỏa 6 quận, huyện trong vòng 15 ngày (Hào và Bình, 2020) sau khi bệnh nhân số 416 được phát hiện dương tính với Covid-19 trong cộng đồng vào ngày 25 tháng 7 năm 2020 (Thái Bình, 2020), giá cổ phiếu ngành ngân hàng chỉ phản ứng vào ngày t = 1 với AAR[1]= 2,83% và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Lợi nhuận bất thường trung bình âm xuất hiện nhiều sau ngày sự kiện nhưng không có ý nghĩa thống kê. Đồng thời, ngày sự kiện t = 0 có lợi nhuận âm ARR[0]= -0,27% cũng không có ý nghĩa thống kê vì vậy không chứng minh được lợi nhuận bị sụt giảm đáng kể khi thông tin được công bố. Lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy dương xuất hiện nhiều trước sự kiện thứ hai. Cụ thể CAAR[0;-7]= CAAR[0;-6]= 1,89% đều có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và CAAR[0;- 2]= 2,07% có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Các AAR và CAAR có ý nghĩa đều dương thể hiện sự kiện này có ảnh hưởng tích cực nhưng không đáng kể và NĐT không dành sự quan tâm nhiều do quy mô nhỏ hơn sự kiện trước.
Kết quả này có thể được giải thích bởi lý do rằng những tác động tiêu cực đã được các NĐT dự đoán trước vì Đà Nang là một thành phố lớn với dân số đông và nhiều địa điểm thu hút khách du lịch nên việc giãn cách xã hội là cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh. Tại thời điểm đó, báo cáo kết quả kinh doanh quý II của các ngân hàng cũng vừa được công bố với mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế toàn ngành tăng 16,2% so với quý I (FiinPro). Việc giãn cách chỉ tập trung ở 6 quận huyện tại Đà Nang, nhỏ hơn rất nhiều về quy mô so với sự kiện giãn cách toàn quốc 30/03/2021 vì vậy các NĐT không còn lo lắng và bất ngờ như trước.
3.2.3 Sự kiện thứ ba
Ngày 09/07/2021, TP. Hồ Chí Minh chính thức áp dụng chỉ thị 16 trong 15 ngày sau khi chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ (từ ngày 31/05/2021) và chỉ thị 10 của chính quyền thành phố (từ ngày 19/06/2021) được áp dụng trong tháng 6 nhưng không chặn được đà lây nhiễm từ ở dịch ở quận Gò Vấp lan sang các quận huyện khác. Các ca nhiễm mới đều tăng lên mỗi ngày vì đặc điểm lây nhiễm nhanh hơn của biến chủng Delta so với các biến chủng khác. Tuy vậy, các chuyên gia nhận định dịch sẽ sớm được khống chế khi thành phố áp dụng chỉ thị 16 (giãn cách xã hội ở mức cao nhất). Do đó nhiều NĐT vẫn lạc quan và tin tưởng vào chiến lược chống dịch của Chính phủ. Thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục tăng trưởng vượt mốc 1400 điểm vào cuối tháng 6 và nhiều cổ phiếu ngân hàng đạt mức giá cao nhất trong lịch sử. Trong thời gian này các ngân hàng cũng liên tục công bố thông tin về kế hoạch chia cổ tức và tăng vốn.
Các thông tin trên đã ảnh hưởng đến sự biến động về giá cổ phiếu ngành ngân hàng. Cụ thể, cổ phiếu ngành ngân hàng phản ứng trong hai ngày là t = -4 và t = 4, lợi nhuận bất thường trung bình dương xuất hiện trước và sau sự kiện lần lượt là AAR[4]= 1,86% và AAR[-4]= 3,41% và có ý nghĩa thống kê lần lượt là 5% và 1%. Tương tự như hai sự kiện trước, kết quả kiểm định t cho thấy giá cổ phiếu của ngành ngân hàng không phản ứng trong ngày thông báo. Ở sự kiện này, lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy dương xuất hiện và duy trì trong một khoảng thời gian dài ở giai đoạn trước sự kiện lần lượt là CAAR[0;-4]= 2,86% và CAAR[0;-5]= 3,06% có ý nghĩa 1%; CAAR[0;-6]= 2,32% và CAAR[0;-7]= 2,14% có ý nghĩa thống kê ở mức 5% thể hiện sự lạc quan của NĐT trước tình hình dịch bệnh. Diễn biến bất ngờ đảo chiều khi CAAR[0;-2] = -1,55% có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, NĐT đã lo lắng khi một số tin đồn sẽ đóng cửa toàn thành phố xuất hiện trên mạng xã hội. Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực này không kéo dài vì giai đoạn sau sự kiện CAAR âm xuất hiện nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Trên thực tế, trong phiên giao dịch sau ngày sự kiện, 12/07/2021 chứng kiến giá cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Tương ứng ở bảng 3.1, xuất hiện AAR âm liên tiếp ở 3 ngày sau sự kiện nhưng không có ý nghĩa thống kê và sau đó thì AAR dương xuất hiện. Có thể nói đây là phản ứng ngắn hạn do áp lực chốt lời khiến giá cổ phiếu giảm mạnh và ngay sau đó dòng tiền lại đổ vào để bắt đáy giúp giá cổ phiếu phục hồi ngay sau đó.
3.3 Kiểm định giả thuyết:
Với các mức ý nghĩa, kiểm định giả thuyết theo từng sự kiện được thể hiện chi tiết trong các bảng ở phần phụ lục 1 và 2.
Đầu tiên, kết quả kiểm định giả thuyết đối với AAR ở sự kiện thứ nhất cho thấy H0 bị bác bỏ ở các ngày t = -7, t = -6, t = -5, t = -4, t = -2, t = 3 và t = 5; cổ phiếu ngành phản ứng tiêu cực trong 3 ngày t= -2, t = 3 và t = 5; các ngày còn lại là tích cực. Cổ phiếu ngân hàng chỉ phản ứng với sự kiện thứ hai ở ngày t = 1, bác bỏ H0 khi AAR[1] = 2,83% với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Ở sự kiện cuối, H0 bị bác bỏ ở ngày t = 4 và t = -4 với AAR dương có ý nghĩa thống kê lần lượt là 5% và 1%, sự kiện thứ hai ảnh hưởng tích cực nhưng không đáng kể đến biện động của cổ phiếu ngân hàng. Với tần suất xuất hiện cao của AAR dương trong giai đoạn nghiên cứu, có thể nói cổ phiếu ngành ngân hàng đã tăng, NĐT đã thu về lợi nhuận bất thường quanh các ngày sự kiện nhờ lợi nhuận thực tế cao hơn so với kì vọng của NĐT.
Sau khi kiểm định giả thuyết với CAAR, ba sự kiện cho ra kết quả tương đồng nhau, đều không thể bác bỏ H0 đối với giai đoạn sự kiện vì CAAR[-7;7] của cả ba sự kiện đều không có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác, sự kiện công bố thông tin giãn cách xã hội đã không ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu ngành ngân hàng khi xét trên tổng thể giai đoạn sự kiện là 15 ngày. Tuy nhiên, nếu xem xét khoảng thời gian nhỏ (từ 1 đến 7 ngày), cổ phiếu ngân hàng vẫn phản ứng với sự kiện. Điều thú vị là ở cả ba sự kiện cổ phiếu ngân hàng chỉ phản ứng trong giai đoạn trước khi xảy ra sự kiện. Cụ thể, phản ứng tiêu cực xuất hiện nhiều ở sự kiện thứ ở kiện thứ nhất (CAAR[0;-2],
CAAR[0;-3] và CAAR[0;-4] là âm); phản ứng tích cực được phát hiện chiếm ưu thế ở sự kiện thứ 2 (CAAR[0;-2], CAAR[0;-6] và CAAR[0;-7] là dương) và thứ 3
(CAAR[0;-4] CAAR[0;-5] CAAR[0;-6] và CAAR[0;-7] là dương).
Kết quả kiểm định với AAR và CAAR cho thấy NĐT đã dự đoán được các đợt giãn cách xã hội và không còn bị bất ngờ như trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh mới xuất hiện. Ngoài ra, niềm tin vào chính phủ đang ở mức cao nhờ các kế hoạch và biện pháp chống dịch hiệu quả trong các đợt bùng dịch ở Hải Dương, Đà Nằng, Bắc Giang.... Vì vậy, hiện tượng bán tháo và tâm lý hoảng loạn đã không diễn ra đối với cổ phiếu ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kết quả nghiên cứu cho thấy diễn biến và mức độ phản ứng của cổ phiếu ngân hàng là khác nhau trong ba sự kiện. Tâm lý của NĐT cũng thay đổi mỗi khi cổ phiếu ngân hàng phản ứng. Cuối cùng, các NĐT nắm giữ cổ phiếu ngành ngân hàng chỉ được hưởng lợi từ sự biến động giá trước khi thông tin liên quan đến đại dịch được công bố.
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
4.1 Kết luận
Sau khi sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện và kiểm định t, có thể kết luận thông tin giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến lợi nhuận bất thường trung bình ở một số ngày riêng lẻ. Ở sự kiện thứ nhất, NĐT có tâm lý lo lắng khi giãn cách xã hội với quy mô toàn quốc, bằng chứng là sự xuất hiện của lợi nhuận bất thường trung bình âm AAR[-2]= -2,87%, AAR[3]= -1.85% và AAR[5]= -1,41%. Tình hình đã cải thiện hơn ở sự kiện thứ hai khi chỉ ghi nhận lợi nhuận bất thường trung bình dương 1 ngày sau sự kiện với AAR[1]= 2,83%. Cuối cùng, NĐT vẫn giữ tâm lý lạc quan trong sự kiện thứ ba vì Việt Nam có lịch sử chống dịch khá thành công nên chỉ ghi nhận lợi nhuận bất thường trung bình dương vào ngày t = 4 và t = -4, dù thực tế trong sự kiện này giá cổ phiếu giảm mạnh nhất kể từ khi bùng dịch. Nghiên cứu không tìm ra sự thay đổi lợi nhuận bất thường nào trong ngày t = 0 ở cả ba sự kiện.
Không thể bác bỏ H0 khi CAAR[-7;7] trong cả ba sự kiện đều không có ý nghĩa thống kê, không có tác động tổng hợp của thông tin giãn cách xã hội lên tâm lý NĐT. Điều này có nghĩa NĐT đã dần thích nghi và không còn nhạy cảm với thông tin về những sự kiện bất ngờ chưa từng xảy ra trước đây, cụ thể ở đây là đại dịch Covid-19.
4.2 Khuyến nghị giải pháp
Tại thời điểm thực hiện nghiên cứu, cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn còn tiềm năng tăng trưởng và hấp dẫn đối với NĐT nhờ vị thế và vai trò của ngành ngân hàng trong nền kinh tế. Tuy nhiên NĐT cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn và đầu tư cổ phiếu ngân hàng trong nửa cuối năm 2021 vì sự xuất hiện của biến thể Delta có thể khiến các kế hoạch chống dịch thất bại. Khi đó nền kinh tế phải đóng cửa trong thời gian dài, nhiều doanh nghiệp có thể phá sản và ngân hàng sẽ là một trong đối tượng chịu thiệt hại nặng nhất. Để giảm thiểu rủi ro, NĐT cần cập nhật liên tục các thông tin có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán, đặc biệt là tình hình dịch Covid-19 để phân tích và lên kế hoạch giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, kết quả ngiên cứu
cho thấy có sự giảm giá xung quanh các ngày công bố giãn cách xã hội vì vậy NĐT cần lựa chọn hợp lý thời điểm đầu tư để nắm bắt cơ hội thu lợi nhuận hoặc giảm thiểu các khoản lỗ trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anh, D.L.T. and Gan, C. (2021), "The impact of the COVID-19 lockdown on stock market performance: evidence from Vietnam", Journal of Economic Studies, Vol. 48 No. 4, pp. 836-851.
Business style, VN30 là gì? Tiêu chuẩn chọn cổ phiếu vào rổ cổ phiếu VN30, truy cập tại <https://bstyle.vn/chi-so-vn30.html>, [truy cập ngày 01/09/2021]
Dinh, T.T. (2020). ‘Các yếu tố tác động tới giá cổ phiếu các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Duy, T. (2021), ‘Lý giải về đợt tăng mạnh của nhóm cổ phiếu ngân hàng’, Thời báo Tài chính Việt Nam online ngày 27/05/2021, truy cập tại
<http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/chung-khoan/2021-05-27/ly-giai-ve-dot-tang-
manh-cua-nhom-co-phieu-ngan-hang-104677.aspx> [ngày truy cập 27/06/2021]
Lam, C. (2021), ‘Vì sao cổ phiếu ngân hàng giảm điểm?’, Vietstock ngày 12/07/2021, truy cập tại <https://vietstock.vn/2021/07/vi-sao-co-phieu-ngan-hang-giam-diem-830-
874059.htm> [truy cập ngày 05/08/2021]
Mohammad, N.A, & Shabbir, A., & Kavita, C. (2020). ‘Stock Market Response during COVID-19 Lockdown Period in India: An Event Study’, Journal of Asian Finance, Economics and Business Vol 7 No 7 (2020) 131 - 137
Mai, P.L.C. (2021). ‘How COVID-19 impacts Vietnam’s banking stocks: An event study method’. Banks and Bank Systems, 16(1), 92-102
Mạnh, P.T., & Thủy, T.T.B. (2018). ‘Tác động của công bố thông tin lợi nhuận đến giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán’, Tạp chí tài chính online ngày 04