Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHÀN ĐANG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNHDỊCH BỆNH COVID-19 10598554-2392-012217.htm (Trang 27 - 28)

• Tâm, V.Đ., & Bản, V.B. (2020). Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới cổ phiếu ngành Bán lẻ, Tạp chí công thương, số 9, tháng 4 năm 2021

Bài báo này sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để xem xét tác động của đại dịch Covid-19 đối với giá cổ phiếu ngành Bán lẻ thông qua đại diện của 4 cổ phiếu của những công ty bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, bao gồm: MWG, PNJ, FRT, FHS, của Việt Nam dựa trên 3 đợt đóng cửa tại Đà Nằng, Hải Dương và TP. Hồ Chí Minh vào năm 2020 và 2021. Biến phụ thuộc là giá cổ phiếu. Biến độc lập là kỳ vọng lợi tức của cổ phiếu và chỉ số thay đổi giá.

Kết quả kiểm định t của AR và CAR cho thấy giá cổ phiếu của ngành Bán lẻ đều không phản ứng vào ngày thông báo trong cả 3 sự kiện. Bài báo này đã chứng minh rằng các NĐT phản ứng khác nhau qua mỗi sự kiện. Cụ thể ở sự kiện tại Đà Nằng, chủ số AR liên tục thay đổi, trước ngày sự kiện AR[-3] và AR[-4] âm, nhưng tăng khi sự kiện diễn ra (AR[-2] và AR[2] dương) và đảo chiều sau đó (AR[5] và AR[6] dương). Trong sự kiện thứ 2 tại Hải Dương, tác động tiêu cực ở ngày thứ [-3] đã được dự đoán và kéo dài đến ngày thứ 7 khi CAR (0;7) <0. Ngược lại, ở sự kiện thứ 3 tại TP. Hồ Chí Minh, tỷ suất sinh lợi bất thường của cổ phiếu ngành Bán lẻ chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 10% vào ngày t = 1 với AR [1] = 1,2%. Có thể thấy cổ phiếu bán lẻ chỉ phản ứng

vào ngày t = 1 với AR [1]> 0. Ket quả thú vị này có thể được giải thích bởi lý do rằng những tác động tiêu cực này đã được các NĐT đón nhận qua các phương tiện truyền thông từ đợt dịch Covid-19 tại Việt Nam vào các tháng trước đó, nên khi TP. Hồ Chí Minh thông báo phong tỏa vào cuối tháng 2/2021 không quá bất ngờ đối với các NĐT.

Phuong Lai Cao Mai (2021). How COVID-19 impacts Vietnam’s banking stocks: An event study method. Banks and Bank Systems, 16(1), 92-102.

Nghiên cứu này cho thấy cách chỉ số ngành ngân hàng phản ứng với các sự kiện bất thường như tác động của COVID-19. Nghiên cứu này xem xét phản ứng của chỉ số ngành ngân hàng đối với ba lần thông báo phong tỏa để ngăn chặn dịch COVID-19 ở Việt Nam vào năm 2020. Ba lần phong tỏa: Ngày 13/02/2020, xã Sơn Lôi, Tỉnh Vĩnh Phúc; ngày 30 tháng 3 năm 2020, Việt Nam công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc và sau đó phong tỏa toàn quốc, và ngày 28 tháng 7 năm 2020, phong tỏa tại Đà Nằng.

Trong sựu kiện đầu tiên, dấu hiệu lợi nhuận bất thường đã bien động quanh ngày thông báo cho thấy rằng giá cổ phiếu đã lệch khỏi giá trị hợp lý của nó, nhưng lợi nhuận tích lũy bất thường CAR (0; 3] và CAR (0; 2] đều dương và có ý nghĩa thống kê. Đồng nghĩa với việc NĐT yên tâm hơn khi vùng dịch được kiểm soát chặt chẽ. Đợt đóng cửa trên toàn quốc là sự kiện tác động mạnh nhất đến giá cổ phiếu khi cả AR và CAR đều âm và có ý nghĩa thống kê trước và sau ngày công bố thông tin. Việc đóng cửa toàn quốc là sự kiện có tác động mạnh nhất đến giá cổ phiếu vì cả AR và CAR đều âm trong những ngày trước và những ngày sau sự kiện. Kết quả này ủng hộ lý thuyết về sự thay thế không hoàn hảo. Chỉ AR [2] là dương và có ý nghĩa thống kê, cho thấy sự kiện phong tỏa tại Đà Nằng đã tác động nhẹ đến giá cổ phiếu ngành ngân hàng.

Một phần của tài liệu GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHÀN ĐANG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNHDỊCH BỆNH COVID-19 10598554-2392-012217.htm (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w