Với các mức ý nghĩa, kiểm định giả thuyết theo từng sự kiện được thể hiện chi tiết trong các bảng ở phần phụ lục 1 và 2.
Đầu tiên, kết quả kiểm định giả thuyết đối với AAR ở sự kiện thứ nhất cho thấy H0 bị bác bỏ ở các ngày t = -7, t = -6, t = -5, t = -4, t = -2, t = 3 và t = 5; cổ phiếu ngành phản ứng tiêu cực trong 3 ngày t= -2, t = 3 và t = 5; các ngày còn lại là tích cực. Cổ phiếu ngân hàng chỉ phản ứng với sự kiện thứ hai ở ngày t = 1, bác bỏ H0 khi AAR[1] = 2,83% với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Ở sự kiện cuối, H0 bị bác bỏ ở ngày t = 4 và t = -4 với AAR dương có ý nghĩa thống kê lần lượt là 5% và 1%, sự kiện thứ hai ảnh hưởng tích cực nhưng không đáng kể đến biện động của cổ phiếu ngân hàng. Với tần suất xuất hiện cao của AAR dương trong giai đoạn nghiên cứu, có thể nói cổ phiếu ngành ngân hàng đã tăng, NĐT đã thu về lợi nhuận bất thường quanh các ngày sự kiện nhờ lợi nhuận thực tế cao hơn so với kì vọng của NĐT.
Sau khi kiểm định giả thuyết với CAAR, ba sự kiện cho ra kết quả tương đồng nhau, đều không thể bác bỏ H0 đối với giai đoạn sự kiện vì CAAR[-7;7] của cả ba sự kiện đều không có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác, sự kiện công bố thông tin giãn cách xã hội đã không ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu ngành ngân hàng khi xét trên tổng thể giai đoạn sự kiện là 15 ngày. Tuy nhiên, nếu xem xét khoảng thời gian nhỏ (từ 1 đến 7 ngày), cổ phiếu ngân hàng vẫn phản ứng với sự kiện. Điều thú vị là ở cả ba sự kiện cổ phiếu ngân hàng chỉ phản ứng trong giai đoạn trước khi xảy ra sự kiện. Cụ thể, phản ứng tiêu cực xuất hiện nhiều ở sự kiện thứ ở kiện thứ nhất (CAAR[0;-2],
CAAR[0;-3] và CAAR[0;-4] là âm); phản ứng tích cực được phát hiện chiếm ưu thế ở sự kiện thứ 2 (CAAR[0;-2], CAAR[0;-6] và CAAR[0;-7] là dương) và thứ 3
(CAAR[0;-4] CAAR[0;-5] CAAR[0;-6] và CAAR[0;-7] là dương).
Kết quả kiểm định với AAR và CAAR cho thấy NĐT đã dự đoán được các đợt giãn cách xã hội và không còn bị bất ngờ như trong giai đoạn đầu khi dịch bệnh mới xuất hiện. Ngoài ra, niềm tin vào chính phủ đang ở mức cao nhờ các kế hoạch và biện pháp chống dịch hiệu quả trong các đợt bùng dịch ở Hải Dương, Đà Nằng, Bắc Giang.... Vì vậy, hiện tượng bán tháo và tâm lý hoảng loạn đã không diễn ra đối với cổ phiếu ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kết quả nghiên cứu cho thấy diễn biến và mức độ phản ứng của cổ phiếu ngân hàng là khác nhau trong ba sự kiện. Tâm lý của NĐT cũng thay đổi mỗi khi cổ phiếu ngân hàng phản ứng. Cuối cùng, các NĐT nắm giữ cổ phiếu ngành ngân hàng chỉ được hưởng lợi từ sự biến động giá trước khi thông tin liên quan đến đại dịch được công bố.
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP