Hiệu quả công tác sau ĐTBD là tiêu chí để đánh giá thực chất chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức nói chung và cấp xã nói riêng, bởi vì cán bộ, công chức là người đang làm việc trong hệ thống chính trị, do đó hoạt động ĐTBD chỉ có chất lượng nếu sau ĐTBD họ nâng cao hiệu quả giải quyết công việc. Có thể nói, bằng cấp, chứng chỉ là tiêu chí hình thức, còn hiệu quả công tác là tiêu chí nội dung trong đánh giá chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã. Hiệu quả công tác được đánh giá trên các phương diện sau:
- Về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ:Cán bộ, công chức cấp xã sau khi được ĐTBD phải nắm vững các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao về kiến thức quản lý nhà nước.
- Về kỹ năng: Cán bộ phải nắm vững và vận dụng tốt các kỹ năng như kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; kỹ năng tổ chức và điều phối công việc; kỹ năng sáng tạo trong công việc.
- Về thái độ, trách nhiệm, đạo đức: Sau ĐTBD, cán bộ, công chức phải nâng cao tính chủ động, trách nhiệm trong công việc được giao, có sự tự tin, linh hoạt trong công việc và có tinh thần hợp tác tốt, thân thiện, cởi mở với đồng nghiệp; kính trọng lễ phép, tận tình phục vụ nhân dân.
- Về hiệu quả thực hiện công việc được giao: Từ những yêu cầu nêu trên, sau ĐTBD, cán bộ, công chức cấp xã phải thể hiện khả năng hoàn thành nhiệm vụ cao hơn, hiệu quả hơn. Đây chính là tiêu chí đánh giá đúng đắn nhất về chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức nói chung, cán bộ công chức cấp xã nói riêng.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng
1.3.1. Yếu tố về chính trị
Thứ nhất, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cấp xã nói riêng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng là công việc đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực công tác cho đội ngũ này - là những yêu cầu cấp thiết quyết định chất lượng tổ chức, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, chủ trương, chiến lược về công tác cán bộ nói chung và ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã nói riêng là điều kiện then chốt quyết định chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức
Thứ hai, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, ở đâu, khi nào cấp ủy, chính quyền nhận thức đúng, quan tâm công tác cán bộ, nhất là ĐTBD cán bộ, đầu tư đúng mức cho công tác này, thì ở đó có đội ngũ cán bộ vững mạnh, tận tụy trong công việc.
Thứ ba, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, Ban giám hiệu các trường ĐTBD cán bộ, công chức: chất lượng ĐTBD cán bộ công chức cấp xã trước hết phụ thuộc trực tiếp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, Ban Giám hiệu các trường ĐTBD. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, Ban Giám hiệu thể hiện ở chất lượng các nghị quyết, chủ trương, giải pháp xây dựng chương trình, kế hoạch ĐTBD hàng năm; về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo các khoa, phòng và đội ngũ giảng viên; về đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng; về xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy và học.
1.3.2. Yếu tố về pháp lý
Thứ nhất, đường lối, chủ trương của Đảng về công tác cán bộ nói chung, về cán bộ công chức cấp xã nói riêng phải được thể chế hóa thành các quy định trong các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện trong thực tiễn. Nếu không có những quy định này, việc thực hiện các nội dung công tác cán bộ sẽ không tránh khỏi lúng túng, vướng mắc.
Thứ hai, mức độ hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật quy định về ĐTBD cán bộ, công chức. Chất lượng ĐTBD cán bộ công chức cấp xã chỉ được bảo đảm khi các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTBD được hoàn thiện. Trong các văn bản pháp luật, những vấn đề về quy hoạch, ĐTBD, về tuyển sinh, về chương trình; về quy trình, quy chế đào tạo; về chế độ, chính sách, quyền và nghĩa vụ của người học v.v.. phải được quy định cụ thể, rõ ràng, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng.
1.3.3. Yếu tố về kinh tế
Thứ nhất, nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động ĐTBD của hệ thống các trường ĐTBD cán bộ, công chức nói chung; cấp xã nói riêng là ngân sách nhà nước. Nguồn kinh phí này phải đáp ứng được cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, chế độ, chính sách cho người dạy, người học.
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, như: giảng đường, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, thư viện, phòng làm việc của các khoa, ký túc xá, nơi vui chơi, giải trí, cảnh quan, môi trường v.v.. được đầu tư đồng bộ, hiện đại sẽ tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường có môi trường làm việc thuận lợi, yên tâm nghiên cứu, giảng dạy và cống hiến mà còn là môi trường để học viên phấn đấu, học tập và rèn luyện, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng ĐTBD.
Thứ hai, chế độ, chính sách phục vụ dạy - học. ĐTBD cán bộ, công chức nói chung và cấp xã nói riêng trong các nhà trường là một nhiệm vụ đặc
biệt, đòi hỏi lòng đam mê, hăng say, nhiệt huyết trong lao động sáng tạo, trong giảng dạy và học tập của giảng viên và học viên. Những đòi hỏi ấy cần có điều kiện vật chất nhất định bảo đảm. Ngoài các điều kiện vật chất trực tiếp phục vụ đào tạo, phải có chế độ, chính sách thỏa đáng đối với cán bộ, giảng viên và người học.
1.3.4. Yếu tố người dạy và người học
Thứ nhất, trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ĐTBD. Không có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, giảng viên có chuyên môn tốt thì không thể có chất lượng ĐTBD tốt. Cán bộ quản lý giỏi là người tận tâm, nhiệt tình với công tác ĐTBD, tích cực chủ động trong việc mở lớp, quản lý học viên, bảo đảm các điều kiện phục vụ ĐTBD. Mỗi giảng viên phải là những cán bộ giảng dạy chuẩn mực, được đào tạo đúng chuyên ngành, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, gần gũi đồng nghiệp và học viên, là người am hiểu thực tế, có một thời gian hoạt động thực tiễn nhất định. Họ cần phải có năng khiếu sư phạm, thực sự yêu ngành, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp và sử dụng được các phương tiện giảng dạy hiện đại, có năng lực tổ chức, quản lý, hướng dẫn học viên đi tham quan, thực tế; là tấm gương không ngừng tự học hỏi, tự nâng cao trình độ bản thân.
Thứ hai, động cơ, thái độ, ý thức, trách nhiệm của người học. Động cơ, thái độ, ý thức, trách nhiệm của người học được xác định là nền tảng bảo đảm chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã. Không có động cơ, thái độ, ý thức trách nhiệm đúng đắn thì khó có thể tiếp thu được kiến thức. Người được ĐTBD phải có động cơ và thái độ học tập đúng đắn như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ; học để phụng sự Tổ
quốc, nhân dân và nhân loại”. Như vậy, đi học là để đáp ứng yêu cầu công việc, phụng sự sự nghiệp cách mạng, phục vụ nhân dân chứ không phải để “vinh thân phì gia”, tận hưởng vinh hoa, phú quý cho bản thân và gia đình. Bên cạnh việc xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn, người học còn có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện, cần chủ động trong quá trình học tập, nghiên cứu, có tinh thần ham học hỏi, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định, quy chế trong đào tạo, trong sinh hoạt tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
1.3.5. Yếu tố về chất lượng nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy
Thứ nhất, về chất lượng chương trình ĐTBD cần bảo đảm theo yêu cầu sau đây:
- Chương trình phải phù hợp với mục tiêu, đối tượng ĐTBD. Chương trình ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã chỉ thực sự có chất lượng khi đáp ứng được những yêu cầu mà mục tiêu đặt ra. Do vậy, cần phải căn cứ vào mục tiêu ĐTBD để xác định nội dung chương trình cho phù hợp.
- Mỗi chương trình ĐTBD khi được xây dựng cần xác định rõ đối tượng ĐTBD là ai? Cần được trang bị những kiến thức gì, ở mức độ nào? Từ đó tránh được tình trạng nội dung chương trình quá nặng hoặc quá nhẹ, nhàm chán, trùng lặp, không thiết thực đối với học viên.
- Yêu cầu về tính khoa học của chương trình: Tính khoa học của chương trình thể hiện ở tính chính xác về khoa học và tính cập nhật của nội dung chương trình. Nội dung chương trình đòi hỏi các thông tin phải phản ánh đúng đắn, chính xác những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và những thông tin khoa học đã được kiểm chứng. Mặt khác, nội dung chương trình phải cập nhật được những thông tin mang tính thời sự, có giá trị thực tiễn cao, phù hợp với thực tiễn công tác của đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng.
- Yêu cầu về tính cân đối của chương trình: Tính cân đối của chương trình đòi hỏi trước hết phải cân đối thời lượng khóa ĐTBD. Tùy thuộc vào đối tượng ĐTBD, mỗi chương trình ĐTBD được xác định thời lượng khác nhau, bảo đảm phù hợp với mục tiêu ĐTBD. Tính cân đối của chương trình còn đòi hỏi phải bảo đảm cân đối giữa phần giảng dạy và phần thảo luận, giữa lý thuyết và thực hành làm bài tập, đi thực tế.
- Yêu cầu về tính ứng dụng của chương trình ĐTBD: Đánh giá chất lượng ĐTBD cần phải căn cứ vào tính ứng dụng của chương trình. Chương trình phải thiết thực, phù hợp với nhu cầu của học viên; với yêu cầu của thực tiễn. Bảo đảm tính ứng dụng của chương trình tạo nên hứng thú trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng ĐTBD.
Thứ hai, về phương pháp giảng dạy. Hiện nay, trong các học viện, nhà trường, trung tâm ĐTBD cán bộ, công chức, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy đang được thực hiện một cách tích cực. Với phương pháp giảng dạy mới, lấy người học làm trung tâm, hiệu quả đào tạo tăng lên rõ rệt.
Phương pháp giảng dạy tích cực khuyến khích sự chủ động, tích cực của người học, tăng cường sự phối hợp, trao đổi giữa người dạy và người học, tạo không khí học tập sôi nổi, làm cho việc truyền đạt kiến thức dễ dàng hơn, sâu sắc hơn. Thông qua mô hình hóa bài giảng thành các sơ đồ, biểu đồ, minh họa bằng các hình ảnh sinh động, thảo luận, tranh luận trong nhóm, v.v.. trước khi giáo viên kết luận, gợi mở có tác dụng lôi cuốn mọi người học tham gia vào bài giảng, chủ động hơn; tiếp thu kiến thức không thụ động, một chiều mà có phân tích, phản biện v.v..
Tác dụng của phương pháp giảng dạy tích cực đối với yêu cầu nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã đã rõ ràng, nhưng để thực hiện được phương pháp giảng dạy tích cực đòi hỏi người giảng viên phải nắm vững bài giảng, có kiến thức sâu rộng, am hiểu thực tiễn, am hiểu tình
hình thực tế văn hóa, phong tục tập quán ở địa phương, thường xuyên trau dồi phương pháp sư phạm, nhất là trong giảng dạy cho cán bộ là người dân tộc thiểu số, phải biết chuyển hóa những vấn đề phức tạp trở nên đơn giản, dễ tiếp thu.
1.4. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng và bài học rút ra cho huyện Cam Lộ
1.4.1. Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Những năm qua nhờ làm tốt công tác ĐTBD mà chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Nậm Pồ ngày càng được nâng lên; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Hiện nay, toàn huyện có 339 cán bộ, công chức cấp xã (trong đó, THCS trở lên 331 người; THPT 221 người; trung cấp chuyên môn trở lên 301 người), đã qua đào tạo về lý luận chính trị 190 người.
Huyện Nậm Pồ đã có nhiều giải pháp tích cực để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch ĐTBD cán bộ công chức cấp xã hàng năm và theo giai đoạn. Mục tiêu chung của kế hoạch là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có phẩm chất, đạo đức, lối sống tốt và năng lực thi hành nhiệm vụ công vụ được giao.
Phòng Nội vụ chủ động rà soát tiêu chuẩn, chức danh, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Trên cơ sở đó, Phòng xây dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng; trong đó tập trung đào tạo về công tác Ðảng, chính quyền, đoàn thể, những lĩnh vực chuyên môn (tư pháp, văn hóa, xã hội…); bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, sử dụng công nghệ thông tin... Hàng năm, huyện Nậm Pồ cử hàng trăm lượt cán bộ công chức, đại biểu HÐND đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng về quản lý nhà nước, lý luận chính trị... Cán bộ
công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần nâng tỷ lệ công chức cấp xã đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của huyện đạt cao.
Chỉ tính đến cuối năm 2019 huyện có 180/180 công chức xã; 63/164 cán bộ cấp xã đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ… Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã qua ĐTBD đã từng bước chuẩn hóa, cơ bản đạt chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học theo các chức danh, vị trí đảm nhiệm. Qua đó đã làm tốt hơn công tác tham mưu, có nhiều đề xuất, giải pháp thực thi hiệu quả nhiệm vụ được giao.
1.4.2. Huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Huyện Hướng Hóa hiện có 610 cán bộ, công chức cấp xã; trong đó có 301 cán bộ và 309 công chức chuyên môn. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, huyện xác định cần phải thực hiện có hệ thống và đảm bảo sự liên thông, gắn kết giữa các khâu tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ. Cùng với đảm bảo đủ cơ cấu, số lượng, thành phần theo quy định, hàng năm huyện rà soát tiêu chuẩn, chức danh, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, mở các lớp ĐTBD về chuyên môn, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.
Từ năm 2018 đến nay, Hướng Hóa đã tổ chức đào tạo cho hơn 5.200 lượt cán bộ, công chức cấp xã. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức sau ĐTBD từng bước được kiện toàn, bổ sung đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đạt chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học theo các chức danh, vị trí đảm nhiệm. Theo kết quả đánh giá phân loại năm 2018, có 15% cán bộ, công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 82% CBCC hoàn thành tốt nhiệm vụ và 3% hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng còn hạn chế