Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 74 - 76)

Thứ nhất, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đã tích cực áp dụng Bộ tài liệu của Bộ Nội vụ ban hành để ĐTBD cho cán bộ ,công chức xã huyện Cam Lộ. Các chương trình bồi dưỡng cơ bản đã được thiết kế theo hướng tích hợp, liên thông, tạo điều kiện tối đa cho cán bộ, công chức cấp xã tham gia học tập suốt đời, gắn liền với quá trình thăng tiến của họ. Tùy theo mục tiêu, yêu cầu bồi dưỡng cụ thể mà nội dung các chương trình ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ khác nhau, nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau, giai đoạn sau bổ sung cho giai đoạn trước. Các khóa học được thiết kế tích hợp học phần thực tế tại các cơ quan công quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ.

Nội dung các chương trình ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã đã tập trung vào việc cập nhật cái mới, trang bị kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ và thường là những khóa bồi dưỡng ngắn ngày. Hoạt động ĐTBD cán bộ, công chức cấp xã tại huyện Cam Lộ đã tập trung vào mục tiêu phát triển năng lực thực thi công vụ của mỗi cán bộ, công chức và tạo thói quen học tập suốt đời, liên tục để có đầy đủ năng lực, trình độ và phẩm chất phục vụ tốt nền công vụ.

Thứ hai,các cơ sở ĐTBD cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã huyện Cam Lộ nói riêng đã bảo đảm tốt quy mô và chất lượng ĐTBD; đa dạng hóa việc chiêu sinh đúng đối tượng và phù hợp với quy mô ĐTBD; kết hợp hài hòa giữa đào tạo dài hạn với bồi dưỡng ngắn hạn và trung

hạn. Đã hình thành các chế độ bồi dưỡng khác nhau, như bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức; theo chức vụ lãnh đạo, quản lý; theo nhu cầu vị trí việc làm.

Thứ ba, đội ngũ giảng viên đã nghiên cứu nghiêm túc bộ tài liệu ĐTBD của Bộ Nội vụ để làm căn cứ biên soạn giáo án, thường xuyên cập nhật những thông tin, quy định mới để giảng dạy, nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết cho cán bộ, công chức xã để sử dụng vào thực tiễn công tác có hiệu quả.Đội ngũ giảng viên ĐTBD luôn đảm bảo yêu cầu có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quản lý và có năng lực sư phạm. Huy động và khai thác tối đa tiềm năng của đội ngũ những người được mời thỉnh giảng là những nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực.

Thứ tư,các lớp ĐTBD được tổ chức theo hình thức tập trung dài ngày tại Trường Chính trị tỉnh như: bồi dưỡng chức danh Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, bồi dưỡng chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND và HĐND xã, bồi dưỡng Trưởng Công an xã, Chỉ huy Trưởng quân sự xã...Một số lớp tập trung ngắn ngày thường từ 3-5 ngày dành cho các chức danh công chức chuyên môn xã và Trưởng các đoàn thể.

Thứ năm,các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Cam Lộ đã chủ động, tích cực trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2016 - 2020 và cụ thể hoá qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm; kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng ĐTBD. Đội ngũ cán bộ, công chức xã được ĐTBD tăng cả về số lượng và chất lượng; đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức trẻ, có năng lực được tăng cường, bổ sung, tạo nguồn cán bộ bổ sung cho các chức danh chủ chốt của xã.

Công tác ĐTBD cán bộ, công chức xã đã từng bước có chuyển biến tích cực, nhất là trong việc quy hoạch, lập kế hoạch hàng năm; ĐTBD gắn với

nhu cầu sử dụng, theo vị trí việc làm; cử đi ĐTBD đảm bảo đúng đối tượng, số lượng; từng bước góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức xã.

Thứ sáu, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Cam Lộ những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực, có sự nâng cao chất lượng về mặt phẩm chất lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng công tác…chất lượng tương đối phù hợp với sự phát triển của xã hội, bước đầu đáp ứng với yêu cầu của cơ chế quản lý mới.

Đa số cán bộ, công chức sau ĐTBD đã chủ động trong công tác, quản lý công việc khoa học hơn, dần áp dụng công nghệ thông tin vào công việc, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Trình độ năng lực của cán bộ, công chức cấp xã huyện Cam Lộ ngày càng được nâng lên, điều đó chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn của địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức cấp xã. Mặt khác, cũng nói lên sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức đã vươn lên để tiếp thu những cái mới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)