Tưởng xây dựng phần mềm

Một phần của tài liệu (Trang 56 - 57)

Để phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập, nghiên cứu, tiến hành thí nghiệm trong dạy học một cách sáng tạo, học sinh cần chuẩn bị chu đáo ở nhà trước khi tiến hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu các phương án tiến hành thí nghiệm đã có, phát hiện các ưu nhược điểm và cải tiến các phương án thí nghiệm đó hoặc xây dựng phương án thí nghiệm mới và lập kế hoạch tiến hành thí nghiệm.

Những công việc này sẽ rất khó khăn cho học sinh khi chỉ nghiên cứu trên giấy, với sự hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính có thể hỗ trợ sinh viên những hoạt động sau:

- Kiểm tra một số hiểu biết về thí nghiệm cần thiết trước khi tiến hành thí nghiệm.

- Hỗ trợ nghiên cứu một số phương án thí nghiệm từ việc từ việc chọn dụng cụ thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, xử lí số liệu.

Nghiên cứu quy trình tiến hành thí nghiệm chúng tôi xây dựng cấu trúc chung của phần mềm như sau:

Module 1: Kiểm tra kiến thức, kĩ năng trước khi tiến hành thí nghiệm thật.

Bằng các câu hỏi trắc nghiệm hướng tới mục tiêu kĩ năng nhất định, thực hiện trên máy tính có hạn chế thời gian trả lời yêu cầu học sinh trả lời, nếu đúng thì mới cho tiếp tục thực hiện các nội dung khác.

47

Để học sinh tự xây dựng phương án thí nghiệm đòi hỏi học sinh tìm hiểu các phương án thí nghiệm đã có, đánh giá hiệu quả của các phương án đó, dự đoán những khó khăn khi tiến hành thí nghiệm từ đó. Thông thường để đánh giá được hiệu quả của một thí nghiệm nhất là trong dạy học thì cần tiến hành thí nghiệm và dạy học, tức là phải có sự trải nghiệm cần thiết. Thời gian trải nghiệm càng nhiều thì càng có nhiều thông tin cơ sở để đánh giá và cải tiến các phương án thí nghiệm đã biết.

Module này giúp học sinh nhanh chóng tiếp cận được với bộ thí nghiệm thật, bằng các video tương tác hoàn toàn giống thí nghiệm thật cả về hình ảnh, quy trình và thao tác tiến hành thí nghiệm xây dựng phần mềm bằng hình ảnh của bộ thí nghiệm thật và lập trình bằng phần mềm Flash, phần mềm có dung lượng nhỏ, dễ sử dụng giúp học sinh nhận diện được các dụng cụ đo, biết cách sử dụng chúng, hiểu về sơ đồ lắp ráp và quy trình tiến hành thí nghiệm.

Qua các module 1 và 2 học sinh đã có những hiểu biết nhất định về một số phương án thí nghiệm, với quan điểm hướng tới sự tích cực, tự lực của học sinh trong việc rèn luyện kĩ năng thí nghiệm, khi thực hành trong phòng thí nghiệm học sinh có thể đề xuất phương án thí nghiệm khác, cách tiến hành thí nghiệm theo cách riêng của mình.

Một phần của tài liệu (Trang 56 - 57)