Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 27)

B. NỘI DUNG

1.5.3.Nguyên nhân của thực trạng

Qua khảo sát trắc nghiệm và những câu hỏi trả lời ngắn đã có thể cho ta thấy rõ được đa số GV đều nhận thức đúng về vai trò của KHDH. Nhưng việc thực hành xây dựng kế hoạch bài học của GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc chưa hiểu rõ các quy định về dạy học theo dạy học phát triển năng lực, chưa được tập huấn đầy đủ, chưa có một hướng dẫn hay kế hoạch cụ thể làm mẫu để tiến hành làm cho GV khá lúng túng khi xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực, thời gian ngắn dung lượng bài học dài GV không thể thực hiện nhiều hoạt động dạy học tích cực, cơ sở vật chất chưa đảm bảo làm cho GV khá tốn kém chi phí khi tổ chức các hoạt động, phương pháp dạy học tích cực. Sự chuẩn bị cho việc thực hiện các hoạt động phải được theo dõi thường xuyên khiến GV mất thời gian. Tư liệu học tập khó tìm kiếm và khai thác là một trong những trở ngại đối với GV Địa lí nói riêng khi dạy về phần Địa lí kinh tế xã hội.

Về phía học sinh, không chịu hợp tác và tích cực với những nhiệm vụ được giao khi GV tiến hành các phương pháp giảng dạy tích cực

CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 Ở TRƢỜNG THPT THEO ĐỊNH HƢỚNG ĐỊNH HƢỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

2.1.Các yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch bài Địa Địa lí 11 theo hƣớng tiếp cận

năng lực

- Việc xây dựng kế hoạch dạy học phải dựa trên kế hoạch năm học, dựa trên theo các quy định trong chương trình. Điều này cho thấy, đối với kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực, mục tiêu cần dựa vào các yêu cầu cần đạt được mô tả cụ thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới chứ không phải là mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ riêng lẽ như trước đây.

- Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực phải thể hiện đầy đủ các mục tiêu dạy học, những hoạt động chính kết hợp chặt chẽ giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, tiến độ thực hiện phù hợp, khả thi.

- Kế hoạch dạy học thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, đã tính đến đặc điểm HS, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí.

2.2.Quy trình xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 THPT theo định hƣớng phát triển

năng lực

Kế hoạch dạy học là sự chuẩn bị đầu tiên của GV khi bắt đầu một tiến trình dạy học. Nó giúp GV cân đối, chủ động trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, chuẩn bị tốt về mặt phương tiện, phương pháp để đạt được các kết quả cao nhất. Kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực cũng xác định các mục tiêu năng lực trong bài học, các thành tố đánh giá hướng đến. Kế hoạch dạy học Địa lí 11 THPT tích hợp hoạt động đánh giá KQHT của HS theo định hướng phát triển năng lực phải thể hiện các nội dung và cũngn là quy trình các bước cơ bản dưới đây:

Giai đoạn 1: Cung cấp nội dung, bối cảnh, mục tiêu năng lực

GV trước hết cung cấp các thông tin cơ bản bao gồm tên của bài học, lớp giảng dạy. Tên bài học là tên một bài học hoặc một chủ đề dạy học sẽ giảng dạy được quy định trong chương trình. Lớp giảng dạy là đối tượng dạy học, từ đó cũng giúp GV hình dung các yếu tố liên quan

như quy mô lớp học, điều kiện học tập, đặc điểm HS... Đây chính là bối cảnh dạy học. Dựa trên bối cảnh này, và dựa vào đặc điểm nội dung bài học cũng như các yếu tố chi phối khác, ở bước này GV đồng thời xác định các năng lực và thành tố đánh giá có thể phát triển cho HS thông qua bài học hoặc chủ đề dạy học đó một cách cụ thể. Đây chính là mục tiêu của bài học và mục tiêu này phải được cụ thể hóa bằng các thành tố đánh giá của năng lực. Điều này khác với cách xác định các mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ trong dạy học theo tiếp cận nội dung. Việc xác định mục tiêu năng lực phù hợp ở bước này có vai trò rất quan trọng. Nó trở thành căn cứ chính để GV phát triển các hoạt động giảng dạy, học tập và đánh giá. Bởi vì mỗi năng lực hoặc thành tố năng lực sẽ phù hợp với một hoặc một số hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và cách thức đánh giá nhất định. Từ các thành tố, đối chiếu để xác định các yêu cầu cần đạt liên quan đến nội dung của bài học đó.

Giai đoạn 2: Phát triển các hoạt động và lựa chọn phƣơng pháp giảng dạy

GV quyết định cách thức dạy các năng lực, thành tố đánh giá đã được xác định ở bước đầu tiên và phát triển hoạt động hoặc các hoạt động để tạo điều kiện cho việc phát triển các kiến thức, kĩ năng, thái độ và giá trị theo các nhóm cụ thể. Như vậy, trong mỗi hoạt động nên hướng đến nhiều thành tố đánh giá. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để HS phát triển năng lực, đồng thời thời giảm số lượng hoạt động GV phải tổ chức mà vẫn đạt hiệu quả mong muốn. Sau đó, GV lựa chọn các phương pháp giảng dạy thích hợp nhất cho các hoạt động đã xác định và cung cấp các mô tả về cách thức mà HS sẽ tham gia vào mỗi hoạt động đó như thế nào. Việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy phải theo hướng đa dạng, có sự phối hợp lẫn nhau, cần đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực.

Giai đooạn 3: Xem xét về sự đa dạng và đề xuất các nguồn lực cho mỗi HĐ

Các hoạt động GV đã phát triển là bản thiết kế dự kiến để thực hiện việc giảng dạy. Chính vì vậy, GV cần hình dung thêm các lựa chọn khác nhau sẵn có trong mỗi hoạt động, ví dụ như sự quan tâm đến các HS có thành tích tốt hoặc không tốt trong lớp, các nội dung cần mở rộng, liên hệ thực tiễn… Điều này sẽ mở ra cơ hội học tập tốt cho tất cả các HS, đặc biệt là những HS cần sự hỗ trợ cá nhân. Sự hỗ trợ được cung cấp bởi GV cũng phải hướng dẫn người học phát triển các kĩ năng, kiến thức, thái độ và giá trị thể hiện quá các năng lực và thành tố đánh giá. Sau khi đã xem xét các khía cạnh liên quan đến hoạt động, GV xác định các phương

học đạt hiệu quả.

Giai đoạn 4: Đƣa ra chiến lƣợc đánh giá đối với các hoạt động

Trên cơ sở các hoạt động dạy học đã được phát triển, GV đưa ra chiến lược đánh giá trong bài học. Chiến lược đánh giá chính là kế hoạch đánh giá dựa trên cơ sở hoạt động dạy học được tích hợp vào hoạt động này. Giáo viên không nhất thiết phải đánh giá tất cả các hoạt động mà có thể chỉ lựa chọn đánh giá đối với một hoặc một số hoạt động chính trong bài học. Nội dung đánh giá không chỉ dựa trên cơ sở hoạt động học tập đó mà có thể liên quan đến những kiến thức, kĩ năng và giá trị mà HS đã tiếp nhận trước đó, đặc biệt là trong dạy học các chủ đề nhằm hỗ trợ tối đa cho hoạt động dạy học. Đối với chương trình hiện hành, do khối lượng nội dung trong một bài học lớn, GV nên thiết kế một hoạt động đánh giá tổng hợp trong bài học.

- Chú ý phân bố thời gian

Các hoạt động giảng dạy, học tập và đánh giá diễn ra trong bối cảnh lớp học và do đó chịu tác động của giới hạn thời gian tiết học. Giáo viên phải có sự phân bổ thời gian cho mỗi hoạt động một cách hợp lí, có tính đến thời gian dành cho các hoạt động đánh giá. Ở bước này, GV cần đưa ra xác định bao nhiêu thời gian sẽ được bố trí cho từng hoạt động. Điều này giúp GV kiểm soát tốt các bước trong mỗi hoạt động và kiểm soát toàn bộ bài học một cách hiệu quả.

2.3.Kế hoạch bài học minh họa 2.3.1.Kế hoạch dạy học số 1 2.3.1.Kế hoạch dạy học số 1 Ngày soạn:... Ngày dạy:... Lớp giảng dạy:... BÀI 5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Các thành tố của năng lực Yêu cầu cần đạt

- Nhận thức Địa lí theo quan điểm không gian.

-Giải thích các hiện tượng và quá trình của Địa lí

- Dựa vào bản đồ và kiến thức đã học để giải thích châu Phi khá giàu tài nguyên khoáng sản, song có nhiều khó khăn do khí hậu khô, nóng, tài nguyên môi trường bị cạn kiệt, tàn phá...

- Năng lực tự học, giao tiếp và hợp tác -Giải thích các hiện tượng và quá trình của Địa lí

- Phân tích được hậu quả của bùng nổ dân số, chiến tranh, xung đột đối với phát triển kinh tế Châu Phi

- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Vận dụng tri thức Địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

Đưa ra các giải pháp để giải quyết các khó khăn của kinh tế Châu Phi

II.PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học nhóm. - Phương pháp đóng vai.

- Phương pháp đàm thoại gợi mở.

III. PHƢƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Máy chiếu, bảng nhóm

- Hình 5.1 Các cảnh quan và khoáng sản của Châu Phi (SGK phóng to). - Hình 5.2. Hoang mạc Xahara (SGK phóng to)

- Bảng 5.1. Một số chỉ số về dân số năm 2015 (SGK phóng to).

- Bảng 5.2. Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước (SGK phóng to). - Một số hình ảnh mở rộng về dân cư Châu Phi.

- Bản đồ Thế giới.

2. Chuẩn bị của HS:

Để dạy bài này, Giáo viên sử dụng phƣơng pháp dạy học nhóm, phƣơng pháp

đóng vai kĩ thuật “Hỏi chuyên gia” là chủ đạo nên ở cuối tiết học trước (Tiết 4:

Thực hành), GV hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài tiết sau với các nội dung sau:

+ Bƣớc 1: Giáo viên thành lập 3 nhóm chuyên gia trong lớp

Nhóm chuyên gia 1: Các chuyên gia nghiên cứu các vấn đề tự nhiên của Châu Phi

Nhóm chuyên gia 2: Các chuyên gia nghiên cứu các vấn đề dân cư – xã hội Châu Phi

Nhóm chuyên gia 3: Các chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề kinh tế Châu Phi Các nhóm được thành lập theo sờ đồ lớp.

+ Bƣớc 2: Các nhóm sau khi được thành lập sẽ tự bầu trưởng nhóm, thư kí, tự

lên kế hoạch nghiên cứu tìm hiểu nội dung, tổ chức thực hiện dựa vào các tài liệu như: SGK, mạng Internet, tư vấn của GV.

+ Bƣớc 3: Ngoài việc cùng tìm hiểu các nội dung liên quan đến nhóm chuyên

gia của mình, các nhóm cũng thảo luận để đưa ra các câu hỏi cho chuyên gia của các nhóm khác hoặc GV của mình.

+ Bƣớc 4: Giáo viên hướng dẫn, kiểm tra tiến độ làm việc của các nhóm chuyên

gia qua facebook, email…

V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: (5 phút)

2. Bài mới:

* CHÖ Ý:

Các hoạt động giao câu hỏi cho nhóm chuyên gia được diễn ra cùng 1 thời điểm Thời gian cho các nhóm thẻo luận 5 phút.

Hoạt động 1 (khởi động): EM ĐÃ BIẾT GÌ VỀ CHÂU PHI Mục tiêu:

- Huy động kiến thức đã về các vấn của Châu Phi, để từ đó HS có thể kết nối kiến thức đã có với kiến thức của bài học mới. - Thăm dò thái độ, cách nhìn nhận của HS đối với các vấn đề về Châu Phi.

- Kích thích tư duy cho HS, tạo hứng thú trong học tập.

Kĩ thuật: Hỏi chuyên gia

Thời gian: 5 phút

Hoạt động của GV và HS Phƣơng pháp, phƣơng tiện sử dụng Nội dung chính ĐG

Bƣớc 1: GV đặt vấn đề

Hãy nhìn vào những hình ảnh được chiếu trên bảng làm em liên tưởng đến gì?

Bƣớc 2: HS trả lời.

Châu Phi nghèo, được gọi là lục địa đen, kinh tế kém phát triển, bệnh dịch…

Bƣớc 3: GV nhận xét, đặt câu hỏi

phỏng vấn ngắn về chủ đề của các em.

Phƣơng pháp: Đàm thoại gợi mở, phỏng

vấn nhanh.

Hình ảnh lục địa Phi phóng to.

Hình ảnh ngƣời dân Châu Phi

Huy động các kiến thức,hiểu biết thực tiễn của HS về Châu Phi:

Châu Phi nghèo, được gọi là lục địa đen, kinh tế kém phát triển, bệnh dịch.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số vấn đề tự nhiên của Châu phi Mục tiêu:

Cho HS hiểu Châu Phi có khí hậu khô nóng, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, thấy được hậu quả và đưa ra những giải pháp khắc phục.

Phƣơng pháp: Thảo luận nhóm

Kĩ thuật: Hỏi chuyên gia

Thời gian: 10 phút

Hoạt động của GV và HS Phƣơng tiện Nội dung chính ĐG

Bƣớc 1: Vào bài , giới thiệu các nhóm chuyên gia

Các nhóm chuyên gia ra mắt (mỗi nhóm 4 HS-có thể hóa trang cho phù hợp để tạo không khí sôi nổi và hứng thú trong lớp học)

+ Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm giáo dục thiên nhiên Châu Phi. + Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm

dân số và các vấn đề xã hội Châu Phi.

Sách giáo khoa, bản đò, hình ảnh tự nhiên

Bản đồ thế giới, LĐ cảnh quan Châu Phi

Hoang mạc Sahara (SGK)

I.Một số vấn đề về tự nhiên:

- Diện tích khoảng hơn 30 triệu km2

PL 2 PĐG1 Trang PL 1

+ Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm phát triển kinh tế Châu Phi.

Bƣớc 2:

Đặt câu hỏi cho Nhóm chuyên gia đến từ trung tâm giáo dục thiên nhiên Châu Phi.

Câu1: Các chuyên gia hãy giải thích

Vì sao Châu Phi lại có khí hậu rất khô và nóng? Ảnh hưởng của nó đến sản xuất và sinh hoạt của người dân Châu Phi.

Câu 2: Tại sao nói Châu Phi là châu

lục giàu tài nguyên nhưng người dân ở đây lại nghèo nhất thế giới.

Câu 3: Tại sao việc sử dụng hợp lí tài

nguyên thiên nhiên và áp dụng các biện pháp thủy lợi hạn chế khô hạn là những giải pháp mang tính cấp bách đối với hầu hết các quốc gia Châu

Phi?

Khai thác gỗ

Khai thác khoáng sản

- Khí hậu đặc trưng: khô nóng - Cảnh quan chủ yếu: hoang mạc,

bán hang mạc và xa van. - Tài nguyên nổi bật:

+ Khoáng sản: Giàu kim loại đen, kim loại màu, đặc biệt là kim cương.

+ Rừng chiếm diện tích khá lớn - Hiện trạng: Sự khai thác tài

nguyên quá mức, môi trường bị tàn phá, hiện tượng hoang mạc hóa, nguồn lợi nằm trong tay tư bản nước ngoài.

- Biện pháp:

+ Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí.

+ Tăng cường thủy lợi hóa. + Trồng rừng.

+ Liên kết các nước cùng hợp tác phát triển

Bước 2: Các thành viên trong nhóm chuyên gia sử dụng các bản đồ, lược đồ, hình ảnh, đã chuẩn bị trước để giải đáp các câu hỏi.

Bước 3: Đại diện nhóm chuyên gia nhấn mạnh lại những vấn đề nổi bật nhất về tự nhiên ở Châu Phi, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lí và khắc phục những khó khăn về tự nhiên.

Bước 4:

- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị và trình bày của nhóm 1 (điểm mạnh, hạn chế, đề nghị) - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số vấn đề dân cƣ và xã hội của Châu phi

Mục tiêu: Cho HS thấy được tình hình dân cư xã hội Châu Phi là nguyên nhân chính dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường và cạn

Phƣơng pháp: Hỏi chuyên gia

Kĩ thuật: Hỏi chuyên gia

Thời gian: 10 phút

Hoạt động của GV và HS Phƣơng tiện Nội dung chính ĐG

Bước 1: Đặt câu hỏi cho Nhóm

chuyên gia đến từ trung tâm dân số

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 27)