Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 61)

B. NỘI DUNG

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Kết quả đánh giá so sánh giữa lớp đối chứng và thực nghiệm

3.4.1.1. Về mặt định lượng

Bảng 3.1: Kết quả điểm kiểm tra phiếu khảo sát kiến thức bài 5 tiết 1

Điểm Lớp 5 6 7 8 9 1 0 HS % HS % HS % HS % HS % HS % TN 0 0 0 0 6 13,3 15 33,4 14 31,1 10 22,2 ĐC 2 4,4 4 9 15 33,3 14 31,1 10 22,2 0 0

Phân tích các giá trị thống kê ở bảng 3.1, chúng tôi thấy những điểm khác biệt giữa lớp TN và ĐC. Chất lượng điểm số tốt hơn ở lớp TN thể hiện thông qua số HS đạt điểm ở mức khá giỏi cao hơn lớp ĐC, lớp TN khơng có HS nào đạt điểm 5 và 6 trong khi ở

lớp ĐC đạt tỉ lệ 9,34 %. Các giá trị thống kê mô tả thể hiện sự khác biệt lớn nhất ở điểm số thể hiện ở tỉ lệ HS đạt điểm 10 ở hai lớp, trong khi lớp TN có 10 HS đạt điểm 10 chiếm 22,2 HS thì ở lớp ĐC, con số này 0 HS. Các câu hỏi thông hiểu cả hai lớp ĐC và TN đều trả lời chính xác và ở câu hỏi tự luận của HS lớp ĐC trả lời thường dàn trải, không tập trung vào trọng tâm câu hỏi, không lập luận logic kém hơn lớp ĐC.

Bảng 3.2: Kết quả điểm kiểm tra kiến thức bài 5 tiết 2

Điểm Lớp 5 6 7 8 9 10 HS % HS % HS % HS % HS % HS % TN 0 0 0 0 4 8,9 9 20 15 33,3 17 37,8 ĐC 1 2,2 3 6,7 13 28,9 16 35,3 10 24,4 2 2,2

Phân tích các giá trị thống kê ở bảng 3.2, tôi thấy những điểm khác biệt giữa lớp TN và ĐC. Chất lượng điểm số tốt hơn ở lớp TN thể hiện thông qua số HS đạt điểm ở mức khá giỏi cao hơn lớp ĐC, lớp TN khơng có HS nào đạt điểm 5 và 6 trong khi ở lớp ĐC có 4 HS đạt tỉ lệ 8,9%. Các giá trị thống kê mô tả thể hiện sự khác biệt lớn nhất ở điểm số thể hiện ở tỉ lệ HS đạt điểm 10 ở hai lớp, trong khi lớp TN có 17 HS đạt điểm 10 chiếm 37,8 HS thì ở lớp ĐC, con số này lần lượt là 2 và 4,4%.

Kết quả qua hai lần đánh giá đã thể hiện rõ năng lực của các em khi làm bài lớp TN có kết quả đánh giá cao hơn, năng lực khai thác thơng tin ngơn ngữ, hình ảnh trả lời câu hỏi tự luận tốt hơn so với lớp ĐC. Lớp ĐC rất ít HS khai thác được hình ảnh một cách đầy đủ. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ GV áp dụng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực sẽ cải thiện được chất lượng dạy và học ở mỗi trường và làm tăng hứng thú, say mê với mơn học Địa lí.

3.4.1.2. Về mặt định tính

Cùng với kết quả định lượng trên, tôi tiến hành quan sát, phỏng vấn các GV và HS tại trường đã rút ra được một số ý kiến như sau:

Đối với GV việc áp dụng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực được nhiều thầy cô ủng hộ thực thi khi trường chưa có những mẫu kế hoạch bài học

theo định hướng phát triển năng lực và trở thành tài liệu tham khảo hỗ trợ GV tiến hành xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực.

Đối với HS: Với đặc thù của mơn Địa lí 11 được xem là mơn học dễ so với các môn học khác nên việc tổ chức hoạt động cho HS phát huy được năng lực của mình giúp cho tiết học thành cơng. Năng lực và năng lực chuyên biệt của các em đã được thể hiện rõ thông qua kế hoạch bài học các hoạt động phù hơp làm tăng sự tự tin, kỹ năng thuyết trình, tranh biện của HS; các câu hỏi gắn liền với thực tiễn, cập nhật xu hướng, khơng máy móc vẫn phù hợp với mục tiêu đề ra làm tăng tính hứng thú, tìm tịi học hỏi từ thế giới bên ngoài. Rèn luyện phẩm chất yêu quê hương, đất nước và tình u với mơn Địa lí.

3.5. Kết luận sƣ phạm

Qua q trình TN tơi khẳng định được mục đích thực nghiệm sư phạm, hồn thành được các nội dung thực nghiệm, tổ chức tiến hành thực nghiệm đúng kế hoạch và xử lí chính xác số liệu thực nghiệm. Qua thực nghiệm tôi nhận thấy các ưu điểm khi sử dụng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học Địa lí 11.Quan trọng hơn là đã khẳng định được tính khả thi của việc xây dựng và sử dụng kế hoạch bài học trong dạy học Địa lí 11 theo định hướng phát triển năng lực.

Thứ nhất : Có nhiều khả năng vận dụng phương pháp, hoạt động dạy học tích cực vào chương trình Địa Lí 11 – THPT để phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, từ đó có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập mơn Địa lí ở trường phổ thơng.Tuy nhiên muốn xây dựng được kế hoạch bài học bằng các phương pháp như đóng vai, phương pháp dự án sử dụng được trong các bài học thì GV phải có những kĩ năng cần thiết đặc biệt là sử dụng CNTT và TT, GV phải tuân thủ và đảm bảo các yêu cầu cũng như các nguyên tắc khi áp dụng các phương pháp dạy học dự án hay đóng vai, đặt biệt chú ý đến trình độ năng lực của HS nếu muốn kế hoạch bài học khả thi.

Thứ hai : Việc vận dụng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực sẽ giúp HS nắm vững kiến thức phát huy được mềm cho HS khi ra xã hội giải quyết các vấn đề của cuộc sống

1. Kết luận

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực là cần thiết và tất cả các GV đang thực hiện công tác giảng dạy nên thực hiện không những hiện thực hóa quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà còn tạo điều kiện cho GV rèn luyện kĩ năng XD KHBH theo hướng đổi mới, XD KHBH theo ĐH PTNL sẽ giúp GV làm kiểm sốt, làm chủ được tình huống lúc tiến hành các hoạt động dạy học. Về phía HS sẽ được GV tạo điều kiện phát huy được phẩm chất, năng lực, kỹ năng, tích tích cực chủ động sáng tạo của bản thân để áp dụng những nội dung đã học để giải quyết cac vấn đề thực tiễn do cuộc sống đặt ra và định hướng được nghề nghiệp cho chính HS.

-Để xây KHDH theo ĐH PTNL cần tiến theo quy trình gồm các bước: (1) Cung cấp nội dung, bối cảnh, mục tiêu năng lực

(2) Phát triển các hoạt động và lựa chọn phương pháp giảng dạy (3) Xem xét về sự đa dạng và đề xuất các nguồn lực cho mỗi hoạt động (4) Phân bổ thời gian

Trong đó điểm khác biệt lớn nhất giữa XD KHDH theo ĐH nội dung và XD KHDH theo ĐH PTNL xác định mục tiêu theo những yêu cầu cần đạt, yêu cầu sản phẩm tạo ra rõ ràng, chú trọng đưa đánh giá vào quá trình dạy học.

Kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ độ khả thi khi áp KHDH theo ĐH PTNL vào dạy học đã giúp các em HS được tiếp xúc và làm việc theo một cách học mới, hoàn toàn chủ động, tư duy, sáng tạo và phát huy nhiều hơn nữa những thế mạnh của bản thân, học hỏi được những kĩ năng làm việc, kĩ năng sống trong hoạt động của mình để từ đó góp phần giúp các em có thể định hướng nghề nghiệp cho chính bản thân. Đối với chính bản thân của mỗi GV khi tiến hành XD KHBH theo ĐH PTNL sẽ giúp GV bổ sung thêm hàm lượng tri thức mới khi mơn Địa lí về kinh tế xã hội ln biến đổi hằng ngày, rèn luyện kĩ năng thiết kế, xây dựng các hoạt động dạy học một cách logic, hiệu quả, đầy sáng tạo và thu hút HS.

Việc tiến hành đề tài này góp phần đảm bảo mục tiêu hàng đầu của ngành Giáo dục trong bối cảnh hiện nay; phù hợp với định hướng của đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra – đánh giá và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và dạy học ở các trường THPT nhằm phát triển năng lực cho HS.

Lí luận đã chứng minh và thực tiễn đã khẳng định rằng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực và có hiệu quả trong việc hình thành ở người học những năng lực cần thiết cho bản thân như: tự lực, sáng tạo, hợp tác…đặc biệt là kĩ năng cần có ở thế kỉ 21. Bởi khi xây dựng kế hoạch bài học với các phương pháp tích cực phải được vận dụng phù hợp nội dung bài học với những vấn đề mang tính thực tiễn mới đem lại tiết học đạt yêu cầu và thành công. Khi tham gia vào dạy học ĐH PT năng lực HS người học cần tích cực tham gia vào tất cả các quá trình của hoạt động.

Từ thực tế kết quả thực tiễn, tôi rất hi vọng ngày càng phổ biến hơn nữa các kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực mỗi mơn học. Mỗi cái mới xuất hiện đều có mặt ưu, mặt hạn chế riêng còn tồn tại nhưng chúng ta nên nhìn nhận với cái nhìn khả quan và tích cực.

2. Kiến nghị

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy và học theo định hướng phát triển năng lực, tôi đề nghị:

- Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo nhà trường tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để GV được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Đầu tư, trang bị tốt hơn về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

- Có những chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài, mức lương hợp lí để cho mỗi người GV an tâm hết mình cơng tác vì sự nghiệp trồng người.

- Đối với mỗi giáo viên cần tích cực, chủ động học hỏi, khơng ngại khó khăn khi tổ chức các hoạt động dạy học tích cực với các HS khơng tích cực trong mơn học Địa lí để nâng cao hứng thú học tập của HS, tìm hiểu rõ Chương trình giáo dục đổi mới, thường xuyên rèn luyện kĩ năng sư phạm, nâng cao vốn kiến thức hiểu biết của bản thân đối với mơn học mình dạy và các vấn đề thực tiễn của cuộc sống mà các em HS tham gia.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Địa lí (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

3. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình Giáo dục phổ thơng - Chương trình tổng thể, (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Địa lí, (Ban

hành kèm theo Thơng tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

5. Đặng Thành Hưng (2004), Kĩ thuật thiết kế bài học theo nguyên tắc hoạt động, Tạp chí Phát triển giáo dục, số 10, Hà Nội.

6. Đặng Thành Hưng (2004), Thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa, Tạp chí Giáo dục, số 102/12, trang 6-7.

7. Đặng Thành Hưng (2005), Thiết kế bài học nhằm tích cực hóa học tập, Tạp chí Giáo

dục, số 107/2.

8. Đặng Thành Hưng (2014), Tiếp cận quản lí giáo dục hiện đại, Tập 2, Đại học sư phạm Hà Nội 2.

9. Đặng Thành Hưng, Trần Thị Tố Oanh (2014), Bản chất và đặc điểm của kĩ năng xã hội, kì 1, tháng 01, Khoa học giáo dục Số 100 tr.17 – 19.

10. Hồ Sỹ Anh (2013), “Tìm hiểu về kiểm tra đánh giá HS và đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố

11. Hồng Hạnh, Lê Hữu Tình (1994), “Rèn luyện kĩ năng ngơn ngữ cho học sinh”, Nghiên

cứu giáo dục Số 3 Tr 17- 20.

12. Lê Ngọc Tường Khanh (2015), “Định hướng đánh giá năng lực viết của HS tiểu học”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 6(71), tr.177-183.

13. Nguyễn Ngọc Trang (2011), Phát triển học tập theo hướng tiếp cận năng lực trong

đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới, Tạp chí khoa học giáo dục, số 70, tr 61-64.

14. Nguyễn Thanh Hà (2008), Tính đặc thù và phương pháp dạy học thực hành kĩ thuật theo

tiếp cận năng lực thực hiện, Tạp chí Giáo dục Số 186 tr. 57- 59.

15. Phạm Minh Hạc (2001), Tâm lý học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

16. Phạm Văn Hải (2016), Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học môn khoa học cho sinh

PL 1

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT KĨ NĂNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

( Khảo sát GV)

Họ và tên:........................................................ Nơi cơng tác:.................................................. Trình độ:......................................................... Thâm niên:.....................................................

1. Theo thầy(cô) mức độ cần thiết của việc xây dựng kế hoạch bài học A. Rất cần thiết

B. Cần thiết C. Ít cần thiết D. Không cần thiết

2. Theo thầy(cô) tự đánh giá mức độ thường xuyên xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Hiếm khi D. Không bao giờ

3. Theo thầy (cô) tự đánh giá khả năng xác định và xây dựng các bước của quy trình xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực

Câu hỏi Trả lời của GV

Rất tốt Tốt Khá Trung

bình 1.Theo thầy (cơ), hãy đánh giá khả

năng của mình khi xác định và xây dựng mục tiêu học tập

năng của mình khi xác định và lựa chọn nội dung học tập

3.Thầy (cơ) hãy đánh giá khả năng của mình khi xác định và xây dựng kế hoạch hoạt động

4.Thầy (cô) hãy đánh giá khả năng của mình khi xác định và lựa chọn phương pháp dạy học

5.Thầy (cô) hãy đánh giá khả năng của mình khi xây dựng phương tiện và học liệu

6.Thầy (cô) hãy đánh giá khả năng của mình khi xây dựng mơi trường học tập

4. Thầy cô thường sử dụng phương pháp dạy học nào để phát huy năng lực của HS

........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ...............................................................................................................................

5. Thầy (cơ), găp khó khăn gì trong việc xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực.

........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ...............................................................................................................................

6. Thầy (cơ) cần giúp đỡ gì để có thể xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực một các hiệu quả.

........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ...............................................................................................................................

PL 3

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DẠY BÀI 5: TIẾT 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI

Phiếu đánh giá 1

? Mô tả yêu cầu ĐIỂM

Câu 1 - Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vịng nội chí tuyến nên có

nhiệt độ cao (0.5 điểm).

- Là khối lục địa lớn, địa hình cao, bờ biển ít bị cắt xẻ, hoạt động của dòng biển lạnh, ven biển có nhiều dãy núi, cao nguyên chắn, nằm trong khu vực áp cao ngự trị nên rất khí hậu rất khô hạn ( 2 điểm)

=> đất đai bị hoang mạc hóa, diện tích hoang mạc, bán hoang mạc chiếm khoảng 30% diện tích Châu lục (0,5 điểm).

=> Tình trạng khô hạn khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn (0,5 điểm).

4

Câu 2 Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng như:

+Khoáng sản: Giàu kim loại đen, kim loại màu, đặc biệt là kim cương. (0,5 điểm).

+ Rừng chiếm diện tích khá lớn (0,5 điểm).

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch bài học Địa lí 11 theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)