TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu Bài giảng môn bộ máy nhà nước (Trang 28 - 30)

- Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014

- Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014

I. TÒA ÁN NHÂN DÂN

Khoản 1, Điều 102, Hiến pháp 2013.

Khoản 1, Điều 2, Luật tổ chức tòa án nhân dân. Tòa án thực hiện quyền tư pháp

 Chức năng của Tòa án là xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và hành chính

 Nhiệm vụ của Tòa án là: bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của NN, quyền và lợp ích hợp pháp của tổ chức cá nhân

Theo Điều 2, Luật tổ chức tòa án nhân dân: bên cạnh việc xét xử, còn có thể giải quyết những việc khác, tuy nhiên, xét xử là chức năng chính, riêng có của Tòa án. Những hoạt động khác chỉ là những hoạt động mang tính chất bổ sung.

Xét xử Việc khác

Nội dung Khi xét xử, xử lý trực tiếp các vụ án,

(về nhà đọc Luật tổ chức tòa án nhân dân, xác định ít nhất 4 việc mà tòa án được quyền giải quyết)

Kết quả kết quả của hoạt động xét

xử là những bản án.

Giải quyết các việc khác: quyết định

Nguyên tắc Tuân theo nguyên tắc, trình tự xét xử

Tuyên bố phá sản,… không bắt buộc có Hội thẩm tham gia, theo nguyên tắc tập thể quyết định ko? khong

Bản chất hoạt động xét xử của tòa án là hoạt động xử lí tranh chấp. Dựa trên cơ sở có 1 tranh chấp được 1 chủ thể nào đó đưa ra. Tranh chấp mà các bên không thể tự thương lượng được với nhau. Trong xã hội có rất nhiều hoạt động có tính chất xử lí tranh chấp, v/d: trọng tài, tổ hòa giải khu phố, già làng, trưởng bản… Đặc điểm của hoạt động xét xử là gì.

- Tư cách của tòa án: nhân danh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Nhân danh…., căn cứ vào…. Tòa tuyên án). Hiệu lực của những bản án mà các cấp khác nhau tuyên có khác gì nhau về hiệu lực không? Do nhân danh…  tất cả các bản án đều là của Nhà nước, có hiệu lực bắt buộc đối với các chủ thể bất kể trung ương hay địa phương. (Đối với hệ thống hành chính, không bao giờ có chuyện UBND quận huyện y/c UBND tỉnh tới để giải trình…, thứ bậc về thẩm quyền của cơ quan hành chính rất rõ ràng. Trong khi tòa án nhân dân cấp dưới vẫn có thể y/c tòa án nhân dân cấp trên đến tòa án. .. V/d: một công dân khiếu nại tòa án nhân dân cấp tỉnh về một bản án tuyên công dân đó mất tích, làm ảnh hưởng đến họ. Cấp thụ lý là cấp huyện. Tòa án nhân dân cấp huyện hoàn toàn có thể tống đạt y/c mời tòa án nhân dân cấp trên đến xử lý). Hoạt động của tòa án là biểu hiện ra bên ngoài bộ mặt của Nhà nước. Nhà nước có dân chủ hay không, công bằng

hay không, nhân đạo hay không thể hiện qua bản án. Việc xử lý sai của tòa án, nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường

- Tòa án xét xử dựa trên đề xuất, yêu cầu của cơ quan, cá nhân, tổ chức có quyền theo quy định của pháp luật. Muốn xét xử vụ án hình sự, phải dựa trên cáo trạng của Viện kiểm sát. Trường hợp Viện kiểm sát chậm hay quên, thì tòa án không xử lý được. Đối với những vụ án dân sự, khác, theo Luật tố tụng….  Tư cách của tòa án giống như một lực lượng mang tính chất trung lập, đứng ở giữa các bên. Trên cơ sở nắm bắt pháp luật, đánh giá bản chất vấn đề, luận điểm của các bên đưa ra phán quyết. Tòa án không tự mình đi tìm vụ án để giải quyết.

- Bản án, phán quyết của Tòa án có hiệu lực bắt buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan

- Thông qua xét xử, Tòa án có thể ra phán quyết áp dụng chế tài hình sự, tước đi các quyền quan trọng của con người, quyền của công dân, v/d: quyền sống, quyền sở hữu… chỉ có tòa án, thông qua xét xử…Chế tài hình sự là chế tài cao nhất. Hoạt động của tòa án phải rất cẩn trọng. Có những phán quyết của tòa án không thể sửa chữa được. Liên minh Châu Âu y/c các thành viên muốn tham gia vào EU thì phải bỏ án tử hình với quan điểm là phải bảo vệ quyền con người một cách tuyệt đối, do bởi hoạt động của tòa án cũng có thể có sai lầm, …

- Tòa án xét xử dựa theo thủ tục được pháp luật quy định chặt chẽ. Bất kì hoạt động nào, cũng phải dựa trên thủ tục quy định chặt chẽ. Tuy nhiên, khi so sánh thủ tục xét xử vụ án kinh tế so với thủ tục trọng tài, thì thủ tục tòa án chặt chẽ hơn nhiều. Thủ tục trọng tài có thể được chấm dứt ở bất kì giai đoạn nào, chủ thể có thể chọn trọng tài viên, chọn được nơi xét xử, chọn được thời gian… Tuy nhiên, một khi đã chọn con đường xét xử tòa án, thì phải tuân theo, bắt buộc phải qua những khâu, không dừng giữa. Thủ tục chặt chẽ để đảm bảo tránh những sai sót của tòa án.

 Suy cho cùng, hoạt động xét xử : Là hoạt động của Tòa án nhân danh Nhà nước căn cứ vào các quy định của pháp luật để xem xét, đánh giá bản chất pháp lý của vụ việc theo thủ tục tố tụng chặt chẽ từ đó đưa ra những phán quyết buộc các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan phải chấp hành.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn bộ máy nhà nước (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w