Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Bài giảng môn bộ máy nhà nước (Trang 30 - 36)

Theo quy định của điều 103, Hiến pháp 2013. Nguyên tắc 2 cấp xét xử được nâng tầm hiến định.

Nguyên tắc 1: Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn

Tham gia với ai, ai là người chính, ai là người phụ.

Khi nói đến hoạt động xét xử của tòa án, chức danh đầu tiên nghĩ tới là Thẩm phán. Hội thẩm là ai, thẩm phán là ai. Tại sao, cần phải có sự tham gia của Hội thẩm. Vai trò của Hội thẩm so với Thẩm phán có gì khác nhau

Điều 85, chương 8, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Khoản 2, Điều 67,

Thẩm phán Hội thẩm

Thủ tục lựa chọn Theo thủ tục bổ nhiệm. Trước đây HP1959, HP1980, chế độ bầu thẩm phán. Sau này, thẩm phán đã được lựa chọn dưới hình thức bổ nhiệm.

Hội thẩm: là người được HĐND bầu theo sự giới thiệu của MTTQ để cùng với thẩm phán xét xử các vụ án.--> Là chức danh được bầu.

Tiêu chuẩn Đề cao những tiêu chuẩn

mang tính chất chuyên môn. Điều 67

(Cử nhân luật)

 luật đề cao uy tín Có kiến thức pháp luật: Là những người gần gũi với nhân dân.

Điều 2, Luật tổ chức tòa án nhân dân. Ý nghĩa Hội thẩm

o Thể hiện tính dân chủ trong hoạt động xét xử của Tòa án. : sự tham gia của Hội thẩm chính là 1 trong những cách để nhân dân đưa được tiếng nói của mình vào trong hoạt động xét xử. Cùng ngồi với thẩm phán để xem xét hồ sơ, đưa ra bản án.

o Đảm bảo kết quả xét xử của Tòa án phù hợp với thực tế cuộc sống (hợp tình, hợp lý): Yêu cầu đầu tiên của bản án là đảm bảo đúng pháp luật. Tuy nhiên, đảm bảo đúng pháp luật đã phải là hợp đạo lý chưa, đã đảm bảo được công lý hay chưa? Nếu như hoạt động xét xử chỉ dựa vào Thẩm phán, thì mới chỉ đảm bảo được đúng pháp luật, nhưng chưa chắc đã đảm bảo được quyền con người, quyền công dân. Hội thẩm tham gia giúp cho việc lựa chọn mức chế tài phù hợp hơn. V/d: vụ án xét xử vị thành niên. Những người trong Hội thẩm có hiểu biết về tâm sinh lí vị thành niên, để đánh giá được mức độ nguy hiểm của hành vi….

Hội thẩm nhân dân có thể trong tòa án cấp nào? Tại sao

Về nguyên tắc, Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia như một thành phần bắt buộc ở cấp xét xử sơ thẩm.

Đối với cấp xét xử phúc thẩm, và khác, không thấy có Hội thẩm.  chỉ có những tòa án cấp nào có xét xử sơ thẩm thì mới có Hội thẩm.

Tại sao Hội thẩm không tham gia xét xử phúc thẩm: do đánh giá tính chất pháp lý của sự việc. Trong hồ sơ xét xử phúc thẩm, đã có đầy đủ hồ sơ, ý kiến của Hội thẩm  chỉ cần những chuyên gia về pháp lý ….

Về trình độ kiến thức pháp luật, Hội thẩm có thể thua thẩm phán, tuy nhiên, về quy định pháp luật, khả năng quyết định của Hội thẩm lại ngang bằng với Thẩm phán.

Nguyên tắc 2: Nguyên tắc độc lập: Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, hội thẩm.

- Không chủ thể nào được can thiệp vào quá trình xét xử các vụ án do thẩm phán và Hội thẩm đảm nhiệm.

o Tính độc lập trước hết thể hiện giữa các thành viên Hội đồng xét xử: Thẩm phán với Hội thẩm. Khi quyết định, trên cơ sở chủ động nghiên cứu hồ sơ. Mỗi thành viên của Hội đồng xét xử phải nghiên cứu hồ sơ, dựa trên kiến thức, kinh nghiệm của mình, diễn biến tại tòa…. Quyết định: nguyên tắc không ai được ép ai. Trên thực tế vẫn có, hoặc là Thẩm phán ép Hội thẩm hoặc Hội thẩm dựa vào Thẩm phán,… đều vi phạm nguyên tắc độc lập. Niềm tin nội tâm của mình, chứ ko phải do sự thúc đẩy….

o Hạn chế sự chi phối từ bên ngoài trong hệ thống tòa án: v/d: tòa án nhân dân cấp trên… đến quá trình xét xử. V/d: sự tác động của Chánh án. Chánh án phân công thẩm phán nào phụ trách vụ án nào, chứ không được tác động đến vụ án. Tòa án nhân dân cấp tỉnh đ/v tòa án nhân dân cấp huyện: tình trạng chỉ đạo án, hoặc tòa án cấp dưới xin chỉ đạo của tòa án cấp trên.  Ảnh hưởng đến tính độc lập. Trên thực tế, thẩm phán rất sợ bản án của mình bị hủy, ảnh hưởng thi đua….

o Tránh sự can thiệp của những hệ thống cơ quan khác ngoài ngành tòa án tới hoạt động xét xử của tòa án: chính quyền địa phương cùng cấp.. Hiện nay, mặc dù hệ thống tòa án nhân dân cũng được điều chỉnh về tổ chức, tuy nhiên về cơ bản vẫn được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ vẫn phải nhờ vả chính quyền địa phương… Nếu vụ án có đụng chạm đến chính quyền địa phương…

o Khả năng chi phối chính trị từ phía Đảng lãnh đạo. Thực tế toàn bộ thẩm phán đều phải là Đảng viên.

 Nguyên tắc độc lập là nguyên tắc quan trọng nhất của Tòa án. (Nhiều chủ thể mong muốn tác động vào -- Kết quả xét xử của tòa án dẫn đến k/q là 1 trong 2 bên tranh chấp được bảo vệ quyền lợi của mình. )

Liên hệ thực tiễn: về nhà nghiên cứu

Hiện nay nguyên tắc này đã được đảm bảo trên thực tế hay chưa?

Nguyên tắc 3: Nguyên tắc xét xử công khai: Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt, cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.

Yêu cầu: Tòa án phải tạo điều kiện cho những người có quan tâm đến vụ án được tham dự phiên tòa xét xử hoặc có chế độ thông tin đầy đủ về diễn biến phiên tòa xét xử vụ án. Quốc hội cũng họp công khai, tuy nhiên, chỉ có đại biểu Quốc hội & 1 số thành phần được mời mới được tham dự kỳ họp Quốc hội.

Tòa án xét xử công khai: rộng rãi tới mọi đối tượng quan tâm đến vụ án. (điều kiện phòng ốc)

Trong trường hợp tòa án dự liệu được 1 vụ án được nhiều người quan tâm, thì Tòa án có thể lựa chọn 1 địa điểm công cộng, rộng rãi.

Dù cho xét xử kín, nhưng việc tuyên án vẫn phải công khai Mục đích:

- Để nhân dân có thể giám sát hoạt động xét xử của Tòa án  Nâng cao trách nhiệm của thành viên Hội dồng xét xử, tăng cường tính cẩn trọng trong hoạt động của các thành viên.

- Để tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân (mục đích phụ)

Nguyên tắc 4: Tòa án xét xử tập thể, quyết định theo đa số

Bản án phải là sản phẩm do trí tuệ tập thể của Hội đồng xét xử đưa ra. Cá nhân thì có thể chủ quan, định kiến. Hệ quả của phán quyết tòa án có thể ảnh hưởng đến nhiều… Quyết định đa số giúp đảm bảo có nhiều khía cạnh, nhìn nhận về vụ án.

Yêu cầu: Việc xét xử phải được thực hiện bởi 1 Hội đồng gồm nhiều thành viên Mục đích

- Đảm bảo tính cẩn trọng khi đưa ra các quyết định về việc xét xử vụ án (đọc thêm)

Nguyên tắc 5: Đảm bảo nguyên tắc tranh tụng

Đây là nguyên tắc mới, lần đầu tiên được quy định trong HP

Yêu cầu: Tòa án khi xét xử phải trung lập, không được thiên về một bên . Xem xét và đánh giá phần tranh luận giữa các bên. Tạo điều kiện cho các bên tranh tụng. Căn cứ vào kết quả tranh tụng, dựa trên quy định của pháp luật để đưa ra quyết định cuối cùng. Tránh tình trạng án bỏ túi, án tại hồ sơ. (Đôi khi thành viên Hội đồng xét xử đã có kết quả trước khi ra xét xử?...)

Những điều trong hồ sơ còn chưa rõ, thì phải làm rõ trong quá trình tranh tụng.

Trong 1 thời gian dài, tòa án có xu hướng đứng về phía bên nhà nước (v/d: viện kiểm sát) Tòa án không đảm bảo được tính trung lập thì sẽ làm tăng áp lực cho các bị can, bị cáo.

Nguyên tắc 6: Đảm bảo 2 cấp xét xử

- Sơ thẩm - Phúc thẩm

(Giám đốc thẩm, tái thẩm có phải là cấp xét xử hay không?

Về nguyên tắc, xét xử chỉ có 2 cấp thôi. Giám đốc thẩm hay tái thẩm chỉ là thủ tục xem xét lại khi bản án có vấn đề bị kháng nghị.

Khi thụ lý, xử theo thủ tục sơ thẩm. Trong thời hạn…, nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì sơ thẩm có hiệu lực.

Khi xét xử phúc thẩm, chỉ xem xét những nội dung kháng cáo, kháng nghị, những nội dung khác không đề cập đến.

Không có nghĩa là tất cả các vụ án đều phải trải qua 2 cấp xét xử, chi với mục đích là đảm bảo cho các bên có cơ hội được xem xét lần 2. )

Ý nghĩa:

- Phúc thẩm để sửa sai cho bản án sơ thẩm. (Đôi khi đánh giá của Hội thẩm ở sơ thẩm không xác đáng…): Về nguyên tắc, phúc thẩm không cần sự tham gia của Hội thẩm nhân dân.

Nguyên tắc 7: Đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự

 Đảm bảo quyền được nói

Yêu cầu: Tòa án phải tạo điều kiện cho bị cáo được tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa

Trong những trường hợp đặc biệt, Tòa án phải chỉ định người bào chữa cho bị cáo

Ý nghĩa: Đảm bảo việc xét xử toàn diện hơn. Thông thường những hồ sơ tòa án thụ lý là từ 1 chiều.Việc đảm bảo quyền bào chữa, giúp Tòa án có thêm nguồn thông tin khác, để có cơ sở phán quyết phù hợp hơn.

Đôi khi, Tòa án đình chỉ vụ án, điều tra lại, xem xét lại.

Bào chữa: về nguyên tắc là quyền (có thể thực hiện hay không thực hiện). Trên thực tế, trong những trường hợp quan trọng, bị cáo không có khả năng bào chữa hoặc ko tìm được…, tòa án cũng chỉ định bào chữa cho họ. Tuy nhiên, họ cũng có quyền từ chối người được chỉ định bào chữa.  Do đây là quyền.

Bào chữa là gì? Bản chất của bào chữa là đưa ra những căn cứ và dùng những lí lẽ thuyết phục hội đồng xét xử giảm án hoặc tuyên một hình phạt thấp hơn…

Hình thức: tự mình bào chữa, nhờ luật sư bào chữa (Bầu Kiên tự mình bào chữa…)

3. Hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân Tổ chức ở mấy cấp

Khác gì so với trước đây Mỗi cấp được tổ chức ntn

Khoản 2, Điều 103, Hiếp pháp 2013

 Đây là 1 quy định mở, ý đồ tách hệ thống tòa án khỏi chính quyền địa phương.

Cách quy định khác so với HP 1992. Trong HP 1992: Tòa án nhân dân theo đơn vị hành chính lãnh thổ.

Tuy nhiên, đến Luật tổ chức Tòa án, thì vẫn chưa thực hiện được ý đồ của HIến pháp. Vẫn gắn liền với chính quyền địa phương.

Theo ĐIều 3, Điều 50, Luật Tổ chức Tòa án. Hệ thống TAND gồm

Một phần của tài liệu Bài giảng môn bộ máy nhà nước (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w