CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (Điều 110 116 Hiến pháp 2013)

Một phần của tài liệu Bài giảng môn bộ máy nhà nước (Trang 38 - 44)

- TANDTC TAND cấp cao

CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (Điều 110 116 Hiến pháp 2013)

(Điều 110- 116 Hiến pháp 2013)

Hiến pháp 1992 gọi là chương Hội đồng nhân dân & Ủy ban nhân dân

Chọn nhận định đúng

1. Bộ máy chính quyền địa phương ở Việt nam hiện nay chỉ có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (Đúng)

2. Bộ máy chính quyền địa phương bao gồm: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ địa phương (Sai)

Chính quyền địa phương là gì: là bộ máy chính quyền được thành lập trực tiếp bởi Nhân dân ở địa phương đó và có nhiệm vụ giải quyết những hoạt động của Nhân dân trong địa phương đó Xét về bản chất, Tòa án nhân dân & Viện kiểm sát nhân dân tuy là được đặt tại địa phương, tuy nhiên được thành lập không phải bởi địa phương, mà bởi các cơ quan ở Trung ương.

 Cơ quan tản quyền (Quyền lực thuộc Trung ương, tuy nhiên, đưa về địa phương) Lịch sử hình thành Tòa án: lúc theo cấp xét xử, lúc theo đơn vị hành chính lãnh thổ.

Chức năng xét xử, thực hành quyền công tố vốn không phải là của chính quyền địa phương, mà là của Nhà nước

Tổ chức đơn vị hành chính địa phương

Điều 110 Hiến pháp 2013, Điều 2, Luật tổ chức Chính quyền địa phương 2015 Gồm 3 cấp cơ bản

- Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) - Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) - Cấp xã (phường, thị trấn)

Ngoài 3 cấp cơ bản, còn có đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập

Được hưởng những ưu đãi riêng, chứ ko được quyền ban hành văn bản pháp luật (không phải khu tự trị)

Khoản 2, Điều 111, Hiến pháp 2013

 HP không ấn định cụ thể vấn đề thành lập cơ quan chính quyền các cấp như thế nào, mà giao cho Luật

(Các bản HP trước, ấn định luôn trong Hiến pháp về tổ chức HĐND, UBND ở các cấp ntn) Lí do: Vào thời điểm thông qua HP 2013, vẫn chưa thống nhất trong quan điểm về việc tổ chức các cơ quan ở chính quyền địa phương ntn, giao cho luật để có thời gian nghiên cứu

Đơn vị hành chính đặc biệt rất là mới, nên cần nghiên cứu thêm

Do vậy, nếu ấn định vào Hiến pháp thì có khả năng phải sửa Hiến pháp. Nếu chỉ quy định trong luật, thì việc sửa luật đơn giản hơn sửa HP.

(Hiến pháp 1946: còn có cấp bộ)

I. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

1. Vị trí, tính chất, chức năng

Hội đồng nhân dân nằm trong bộ máy chính quyền địa phương,

Tính chất, Điều 113 HP 2013

o HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (tính quyền lực)

o HĐND là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương (tính đại diện, đại biểu)

Về cơ bản, tính chất của HĐND không khác nhiều so với Quốc hội Tính đại diện

Xét mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với Nhân dân ở địa phương o Về tổ chức: Do cử tri địa phương trực tiếp bầu ra thông qua bầu cử o Về hoạt động:

 hoạt động của HĐND nhằm thể hiện ý chí của nhân dân địa phương, vì lợi ích của nhân dân địa phương. Nếu như Quốc hội, đôi khi đại biểu Quốc hội do 1 địa phương bầu ra, nhưng vẫn quyết những vấn đề về địa phương khác không thuộc địa phương mình (v/d: vấn đề phân bổ ngân sách, phải cân nhắc quyền lợi của quốc gia, chứ ko được xem quyền lợi của địa phương). Còn đối với đại biểu HĐND, thì chỉ cân nhắc xem nhân dân địa phương mình có hưởng lợi gì không. (v.d: xóa nạn ăn xin ở thành phố mình, còn việc ăn xin có chuyển qua tỉnh khác ko thì ko phải là vấn đề quan tâm của họ)

 Hoạt động của HĐND đặt dưới sự giám sát của nhân dân địa phương Tính quyền lực

Chủ yếu thể hiện trong mối quan hệ giữa HĐND với các cơ quan còn lại trong chính quyền địa phương (Mối quan hệ giữa HĐND với UBND , Mối quan hệ giữa HĐND cấp trên so với cấp dưới)

 HĐND quyết định những vấn đề quan trọng nhất của địa phương  HĐND bầu ra UBND cùng cấp

Lưu ý

o HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, chứ không phải là cơ quan nhà nước của địa phương.

Ở địa phương: không làm cho HĐND tách rời với chính quyền TW

Ở Việt Nam, không tổ chức theo mô hình phân quyền. (Quyền lực nhà nước là thống nhất)  ko có sự phân chia quyền lực giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương.

Một trong những trách nhiệm của HĐND địa phương là thực hiện những công việc phục vụ cho cơ quan cấp trên.

Ở Việt Nam chỉ cần ra văn bản chỉ đạo, trong khi v/d: ở Thụy ĐIển, chính quyền cấp trên phải kí hợp đồng kinh tế với chính quyền địa phương để thực hiện tổ chức những công việc của chính quyền cấp trên tại địa phương.

Chức năng của HĐND

Khoản 2, Điều 113, HP2013 o Quyết định

o Giám sát

So sánh với chức năng của Quốc hội

Quốc hội HĐND

Lập hiến, Lập pháp

Vấn đề quan trọng Giám sát tối cao

 HĐND giống Quốc hội về t/c, nhưng <> về chức năng HĐND thuộc nhóm nào trong lập pháp, hành pháp, tư pháp? Khoản 2, ĐIều 113, HP2013:

Luật Tổ chức chính quyền địa phương Điểm c, khoản 1, Điều 19,

Tổ chức và đảm bảo việc thi hành hiến pháp và pháp luật trong phạm vi địa phương Nhiệm vụ quyền hạn hành pháp.

Về nguyên tắc, HĐND có mối quan hệ khá độc lập với UBND, tuy nhiên, UBND cấp trên lại có 1 số thẩm quyền tác động tới HĐND cấp dưới trực tiếp. Cơ sở nào cho phép điều này căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND.

(về nhà nghiên cứu: UBND cấp trên có thẩm quyền quyết định như thế nào đối với hoạt động của HĐND cấp dưới trực tiếp)

Chức năng quyết định

- Biện pháp bảo đảm thi hành HPPL ở địa phương - Xây dựng chính quyền

(Chú ý: khi phân tích nhiệm vụ quyền hạn của HĐND, chỉ dùng quy định về nhiệm vụ quyền hạn của HĐND cấp tỉnh, và ghi chép ngắn gọn về quy định của luật, không phải là ghi chép hết, liệt kê hết)

V/d:

Phân tích điều 19, Luật tổ chức chính quyền địa phương

- Nhiệm vụ quyền hạn … tổ chức và bảo đảm việc thi hành HP & Pháp luật - Xây dựng chính quyền

o Thành lập các cơ quan o Quyết định các chức danh

- Những vấn đề về kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh trong địa phương, sau đó thấy điểm nào nổi bật nhất thì nêu ra

Chức năng giám sát Mục đích giám sát

- Đảm bảo việc tuân thủ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và các cơ quan nhà nước cấp trên tại địa phương

- Đảm bảo vệc thực hiện các nghị quyết của HĐND

Giống như QH, HĐND chỉ quyết, nhưng ko thực hiện.  Để đảm bảo hiệu quả thực hiện…, chức năng giám sát.

Đối tượng giám sát: các cơ quan tổ chức - Thường trực HĐND

- Ủy ban nhân dân - Tòa án nhân dân

- Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp - Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp

Đối tượng giám sát của QH chỉ là cơ quan, của HĐND còn là tổ chức (Thường trực HĐND không phải là cơ quan nhà nước (nên gọi là tổ chức)

Đối tượng giám sát của QH: các cơ quan do QH thành lập, HĐND giám sát cả những cơ quan mình ko thành lập

- Những cơ quan, tổ chức do HĐND trực tiếp thành lập (cơ sở để giám sát: chính là tính quyền lực của HĐND. HĐND dựa trên quyền lực của mình, là cơ quan có thẩm quyền cao hơn.  HĐND có thể trực tiếp xử lý những cơ quan này bằng những biện pháp chế tài nhất định

- Những cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi lãnh thổ địa phương (HĐND không trực tiếp thành lập. Tư cách giám sát là dựa trên tư cách đại diện cho quyền lợi nhân dân ở địa phương, vì lợi ích của người dân để đánh giá hoạt động HĐND không xử lý trực tiếp, mà ra nghị quyết, báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền để xử lý)

Hội đồng nhân dân cấp trên giám sát HĐND cấp dưới trực tiếp

Xử lý kết quả giám sát

Khoản 4, Điều 87, Luật tổ chức chính quyền địa phương

1. Yêu cầu ban hành VB để thi hành HP, PL và NQ của HĐND

2. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQUPL của UBND cùng cấp trái với HP, PL & NQ của HĐND

3. Ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết

4. Miễn nhiệm, bãi nhiệm…theo quy định của pháp luật

5. Quyết định giải tán HĐND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân (không được nêu cụ thể trong Điều 87, Khoản 4).

 Mục đích không phải là phát hiện ra vi phạm, mà là phát hiện ra những bất cập, khó khăn, vướng mắc mà các cơ quan đang gặp phải, để gỡ. Còn việc xử lý chỉ là kèm theo thôi. Việc xử lý của HĐND không phải là 1 trong các hình thức chế tài (hình sự,dân sự, hành chính).

Câu hỏi: HĐND cấp tính mà làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân ở địa

phương thì có bị giải tán không? Khoản 7, Điều 74, Hiến pháp 2013, Ủy ban thường vụ Quốc hội giải tán.

2. Cơ cấu tổ chức của HĐND

Bộ máy tổ chức của HĐND - Thường trực HĐND

- Các ban cuả HĐND

Điểm mới trong quy định về tổ chức bộ máy HĐND so với trước đây (về nhà đọc Luật tổ chức HĐND & UBND 2003, so sánh với Luật tổ chức chính quyền địa phương hiện nay)

Thường trực HĐND

- Khá giống UBTVQH. Thường trực HĐND là cơ quan thường xuyên của HĐND, …. - Lí do thành lập HĐND: giống lí do thành lập UBTVQH.

- Thẩm quyền của thường trực HĐND không giống như UBTVQH. Giống: vai trò chuẩn bị kì họp, thay mặt tiếp dân…

Khác: không làm thay cho HĐND, không tiến hành các hoạt động hỗ trợ hoạt động HĐND

Kết quả hoạt động của thường trực không đưa đến việc ban hành VBQPPL như UBTVQH

Thành viên

- Chủ tịch - Phó chủ tịch

Trong HĐND, đại biểu chuyên trách, đại biểu không chuyên trách.

Các thành viên thường trực HĐND có hoạt động chuyên trách hết hay không (theo quy định hiện nay)

Luật ko quy định tất cả thành viên… phải hoạt động chuyên trách Khoản 2, Điều 18, Luật tổ chức chính quyền địa phương

Chủ tịch HĐND tỉnh có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách  ko bắt buộc Phó Chủ tịch HĐND tỉnh là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.

Trong Luật 2003, Ủy viên thường trực  chuyên trách

Luật 2015, Ủy viên là Trưởng ban của HĐND và Chánh văn phòng HĐ nhân dân tỉnh.

Các ban của HĐND

Giống Hội đồng dân tộc và các ban của QH

Theo quy định hiện nay, các ban của HĐND được thành lập ở tất cả các cấp HĐND cấp tỉnh thành lập ba Ban: Ban kinh tế và ngân sách, Ban văn hóa- xã hội, Ban pháp chế, nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban dân tộc. Đô thị có thêm Ban đô thị.

HĐND cấp huyện: Ban Pháp chế và Ban Kinh tế xã hội. Đối với chính quyền địa phương, có thể có thêm nhiều dân tộc thì có thể thành lập thêm Ban dân tộc. (Về nhà: So sánh sự khác nhau trong việc tổ chức các ban chính quyền các cấp) 3. Kỳ họp HĐND

- Ý nghĩa của kỳ họp HĐND - Việc tổ chức kỳ họp HĐND

- THông qua nghị quyết của HĐND tại kỳ họp

Quốc hội ko họp thì còn có UBTVQH làm thay 1 số việc, còn kỳ họp HĐND là phương thức duy nhất để HĐND giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình.

1 năm 2 lần.

Luật chưa ấn định thời gian kỳ họp. Thực tế, cấp tỉnh: khoảng 7 ngày. Cấp xã: khoảng 2 ngày

Nguy cơ, biến kì họp HĐND thành nơi hợp thức hóa các đề xuất của các đơn vị khác (v/d: của UBND)

Thực tiễn  ảnh hưởng đến quyền lực của HĐND Thông qua nghị quyết của HĐND

- Trên ½

- Bãi nhiệm: trên 2/3

HĐND cũng áp dụng cả thủ tục 2/3, tuy nhiên chỉ áp dụng cho 1 việc duy nhất là bãi nhiệm (Nhiệm kì của QH được quy định trong HP

Nhiệm kì của HĐND được quy định trong luật)

Đại biểu HĐND

Tiêu chuẩn đối với đại biểu HĐND khác gì so với tiêu chuẩn đối với đại biểu Quốc hội?

Đại biểu Quốc hội: có nhóm ứng cử viên được TW giới thiệu.  Đại biểu QH không cần thiết phải cư trú hay làm việc tại địa phương.

Đại biểu HĐND phải là người cư trú hay làm việc tại địa phương (Điều ???)

(Do Đại biểu QH đại diện cho nhân dân cả nước, Đại biểu HĐND đại diện cho nhân dân địa phương)

Một phần của tài liệu Bài giảng môn bộ máy nhà nước (Trang 38 - 44)

w