Lĩnh vực Kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 50 - 55)

2.3.1.1. Tương đồng

Về phương châm: Kinh tế là nền tảng sức mạnh quốc gia. Do đó, có thể nhận thấy, điểm giống nhau cơ bản nhất trong các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 là theo đuổi mục tiêu củng cố vai trò dẫn dắt, lãnh đạo của nền kinh tế Mỹ trên phạm vi tồn cầu. Chính quyền Bill Clinton xác định: “Chính sách kinh tế mạnh mẽ và tồn diện cần phải kích thích sự phát

triển kinh tế tồn cầu, có tính đến việc bảo vệ mơi trường, mậu dịch tự do và đảm bảo con đường tự do và bình đẳng để Mỹ tiếp cận các thị trường nước

ngồi”36

. Chính quyền George W. Bush khẳng định: “Một nền kinh tế thế giới mạnh sẽ tăng cường an ninh quốc gia của chúng ta thông qua việc thúc đẩy sự thịnh vượng và tự do đối với phần còn lại của thế giới. Chúng ta sẽ

36

51

đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tự do kinh tế ngồi nước Mỹ”37

. Chính quyền Barack Obama nhấn mạnh: “Nền tảng lãnh đạo của nước Mỹ phải là

một nền kinh tế thịnh vượng. Một nền kinh tế toàn cầu mở và tăng trưởng sẽ

tạo cơ hội cho người dân Mỹ và là nguồn sức mạnh cho nước Mỹ”38.

Về biện pháp: Các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn này đều nhấn mạnh đến các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường cho hàng hóa Mỹ ở nước ngồi thơng qua mở rộng các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, như Hiệp định khung Mỹ - Nhật, Khu vực thương mại tự do Châu Mỹ (FTAA), NAFTA; APEC; Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT); phát huy vai trò của WTO; cải cách các thể chế tài chính quốc tế, như WB, IMF, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); tăng cường liên kết với các cường quốc kinh tế khác như G-7, G-20. Chính sách kinh tế này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mỹ, giúp Mỹ tận dụng được các thể chế, định chế kinh tế, thương mại đa phương để phát triển.

Do nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng, nguồn cung cấp năng lượng ngày càng không ổn định, nên một trong những biện pháp quan trọng trong các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ là đưa ra các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, trong đó nhấn mạnh đến việc tăng cường hiệu suất năng lượng, tích cực bảo tồn năng lượng, đa dạng hóa các thị trường cung cấp năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng thay thế. Chiến lược an ninh quốc gia 2006 chỉ rõ: Mỹ là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba trên thế giới, nhưng hơn 50% nhu cầu dầu mỏ trong nước lại dựa vào các nguồn dầu mỏ nước ngồi, vì vậy chìa khố để bảo đảm an ninh năng lượng của Mỹ là đa dạng hoá khu vực nguồn năng lượng và loại hình nguồn năng lượng.

37

National Security Strategy, 2002, tlđd, tr.17

38

52

Ngoài ra, các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đều nhấn mạnh đến việc hỗ trợ các quốc gia trên thế giới phát triển kinh tế, xây dựng các nền kinh tế tự do thơng qua các hình thức viện trợ, đề xuất các sáng kiến kinh tế, hỗ trợ các nước chống tham nhũng và tăng cường minh bạch về kinh tế. Chính sách này một mặt giúp Mỹ mở rộng thị trường, đồng thời gia tăng sự chi phối đối với các quốc gia này.

2.3.1.2. Khác biệt

Về phương châm: Chính quyền Tổng thống Bill Clinton đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế Mỹ vững mạnh, coi đây là ưu tiên hành đầu trong chiến lược quốc gia của Mỹ, vì sức mạnh kinh tế là tiền đề cho các lĩnh vực khác. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng trì trệ, sức cạnh tranh của nền kinh tế giảm sút nghiêm trọng, thâm hụt cán cân buôn bán ở mức báo động. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do cuộc chạy đua vũ trang tốn kém của chính quyền Reagan đã trực tiếp làm ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn duy trì được vị trí siêu cường số 1 thế giới về kinh tế. Với GDP chiếm 33% GDP toàn cầu năm 1991. Mỹ vẫn chiếm thế áp đảo trong vai trò là quốc gia có nhiều tập đồn kinh tế (TNCs) chi phối và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nhiều nhất: Theo thống kê của Ngân hàng thế giới WB, năm 1995 trong 100 tập đoàn xun quốc gia lớn nhất thế giới thì Mỹ có 90 tập đồn: Trong lĩnh vực hàng khơng vũ trụ có hãng máy bay Boing, công nghiệp ơ tơ có hãng Ford, cơng nghệ thơng tin có Microsolf, IBM... Mỹ vẫn là quốc gia có cổ phần lớn nhất trong các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế: như IMF, WB (Mỹ đóng góp hơn 30% vốn). Do đó, Mỹ có quyền ra luật chơi trong kinh tế đối với các quốc gia trên

53

thế giới39. Các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton xác định mối liên quan giữa kinh tế và an ninh, coi kinh tế là nền tảng của sức mạnh tổng hợp quốc gia. “Lợi ích kinh tế và an ninh ngày càng không thể tách rời. Sức mạnh ngoại giao, khả năng duy trì một qn đội khơng có đối thủ, sức thu hút của giá trị Mỹ ở bên ngoài - tất cả điều này phụ thuộc vào sức mạnh của nền kinh tế chúng ta”40. Tuy có một số thành tựu về kinh tế nhưng đến thời G.W.Bush có một vài dấu hiệu đi xuống vì vậy trong Chiến trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2002 và 2006, chính quyền George W. Bush xác định, tăng trưởng kinh tế toàn cầu là cơ sở cho sự phát triển của nền kinh tế Mỹ, thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ. Năm 2009, ông Obama đã đắc cử Tổng thống Mỹ, gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng năm 2008 và phải tiếp nhận khối di sản phần lớn là xấu do ơng Bush đề lại gồm nợ chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp cao, thâm hụt cán cân thương mại. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2010 của chính quyền Barack Obama cho rằng, sự bất ổn kinh tế là một trong những mối đe dọa đối với an ninh nước Mỹ. Do đó, cần phải hồi sinh lại nền kinh tế Mỹ trong kỷ ngun tồn cầu hóa nhằm củng cố vai trị lãnh đạo của nước Mỹ41.

- Về biện pháp: Ngoài những điểm giống nhau như đã phân tích, mỗi chính quyền Mỹ cũng đưa ra những biện pháp khác nhau để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ. Trong khi chính quyền George W. Bush không đề cập đến vấn đề giảm thâm hụt ngân sách do được thừa hưởng khoản thặng dư ngân sách liên bang hàng trăm tỷ USD mà chính quyền tiền nhiệm để lại, thì Chính quyền Bill Clinton và Chính quyền Barack Obama đều coi đây là một trong những giải

39 Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời tổng thống Bill Clinton tại địa chỉ: http://luanvan.co/luan-

van/chinh-sach-doi-ngoai-cua-my-duoi-thoi-tong-thong-bill-clinton-tu-nam-1993-den-nam-2001- 38385/

40

National Security Strategy, 1994, tlđd, tr.15

41

54

pháp ưu tiên để thúc đẩy nền kinh tế. “Giảm thâm hụt ngân sách cũng là

trọng tâm đối với sức khỏe lâu dài và sức cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ”42

.

“Chúng ta không thể phát triển nền kinh tế về lâu dài nếu khơng giải quyết

được tình trạng thâm hụt ngân sách”43

. Năm tài khóa 2009, nguồn thu ngân sách của chính phủ đạt 2,1 nghìn tỷ USD, thấp hơn 16,6% so với năm trước đó, suy thối kinh tế khiến nguồn thu thuế giảm. Số tiền chi tiêu tăng 17,8% lên mức 3,5 nghìn tỷ USD.

Việc coi trọng thành phần kinh tế tư nhân cũng có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau trong các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ. Chính quyền Bill Clinton đặc biệt nhấn mạnh đến việc phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, bởi đây là khu vực chính tạo cơng ăn việc làm cho lao động và thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế. “Chiến lược kinh tế của chúng ta coi khu vực tư nhân

là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Nhà nước đóng vai trị là đối tác của khu vực tư nhân bằng cách bảo vệ quyền lợi của giới doanh nghiệp Mỹ, giúp tạo ra các khả năng đồng đều để thâm nhập vào thị trường thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu các hàng hóa Mỹ, khắc phục các trở ngại để phát triển doanh nghiệp Mỹ sáng tạo, chủ động và hiệu quả cao ở trong nước cũng như ở

ngồi nước”44. Trong khi đó, chính quyền George W. Bush chỉ đề cập đến

việc khuyến khích hơn khu vực kinh tế tư nhân. Bởi vì, khu vực tư nhân là động lực chính của phát triển kinh tế. Nhà nước đóng vai trị là đối tác của khu vực tư nhân bằng cách bảo vệ quyền lợi của giới doanh nghiệp Hoa Kỳ, giúp tạo ra các khả năng đồng đều để thâm nhập vào thị trường thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu các hàng hóa Hoa Kỳ, khắc phục các trở ngại để phát triển doanh nghiệp Hoa Kỳ sáng tạo, chủ động và hiệu qủa cao ở trong nước cũng

42

National Security Strategy 1994, tlđd, tr.6

43

National Security Strategy 2010, tlđd, tr.34

44

55

như ở ngoài nước “Chúng ta sẽ chú trọng hơn trong việc đầu tư vào khu vực

kinh tế tư nhân”45. Chính quyền Barack Obama nhấn mạnh đến việc phát huy

lợi thế, vai trò của thành phần kinh tế tư nhân. “Chúng ta phải phát huy lợi

thế của mối liên kết giữa chính phủ, khu vực tư nhân và dân chúng Mỹ đang có trên thế giới”46.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993 – 2012 (Trang 50 - 55)