2.3.2.1. Tương đồng
Sự tương đồng cơ bản nhất là trong xác định phương hướng, nhiệm vụ của quân đội Mỹ. Các bản chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 đều chủ trương tiếp tục duy trì sức mạnh quân sự vượt trội của nước Mỹ nhằm bảo đảm an ninh, lợi ích quốc gia Mỹ; thực hiện các nhiệm vụ như ngăn chặn các xung đột khu vực, bảo vệ đồng minh, các nước bạn bè trước các cuộc tấn cơng từ bên ngồi, chống chủ nghĩa khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, bảo đảm sự có mặt cần thiết ở các lãnh thổ hải ngoại, tham gia các chiến dịch gìn giữ hồ bình. Dưới thời Bill Clinton tình hình an ninh, quân sự, chính trị, kinh tế của Mỹ có nhiều thay đổi tuy nhiên Mỹ vẫn là siêu cường về tiềm lực và sức mạnh đội quân thường trực 1,4 triệu người được triển khai ở 1.100 căn cứ quân sự trong nước, 270 nghìn quân ở 209 căn cứ quân sự tại 35 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ có kho vũ khí hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới, khoảng 7.100 đầu đạn hạt nhân với ba loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Mặt khác ngân sách quốc phòng của Mỹ liên tục tăng, chiếm 41% ngân sách quốc phịng tồn thế giới. Sức mạnh quân sự của Mỹ không chỉ ở quân số và các căn cứ trên tồn cầu mà cịn thể hiện ở trình độ cơng nghệ cao và kỹ thuật ứng dụng hiệu quả trong quốc phòng, tỷ trọng
45
National Security Strategy 2006, tlđd, tr.30
46
56
vũ khí cơng nghệ cao được Mỹ sử dụng ngày càng tăng. Vì vậy, Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Bill Clinton xác định: “Để bảo vệ lợi ích
của mình và bảo đảm thực hiện các quyền lợi đó trước những đe dọa và nguy cơ kể trên, Mỹ phải có lực lượng vũ trang mạnh và linh hoạt đủ khả năng
hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau”47. Đến thời Bush lên cầm quyền, đây là
khoảng thời gian mà cuộc chiến chống khủng bố diễn ra mạnh mẽ nhất. Mặt khác, sau vụ khủng bố 11/9 nước Mỹ đặc biệt chú trọng sử dụng sức mạnh quân sự của mình trong cuộc chiến chống khủng bố. Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền George W. Bush nhấn mạnh: “Đã đến lúc chúng ta phải
tái khẳng định vai trò thiết yếu của sức mạnh quân sự. Chúng ta phải xây dựng và duy trì khả năng phịng thủ của chúng ta vượt ra ngồi những thách
thức”48. Khi lên nắm chính quyền Chính quyền của Tổng thống Obama đã
phải gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm (2008-2009). Mặt khác,về quân sự Mỹ đã bị thiệt hại nặng nề sau hai cuộc chiên tại Iraq và Afghanistan. Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Barack Obama xác định: “Chúng ta phải duy trì ưu thế vượt trội về quân sự, đồng thời tăng
cường khả năng đánh bại các mối đe dọa phức tạp”49
. Trong bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống B.Obama, ngày 20/1/2009, đã nêu rõ chính sách của chính quyền mới sẽ chú trọng hơn đến chủ nghĩa đa phương, tính nhân văn và sự kiềm chế. Đó chính là một đường lối đối ngoại mới dựa trên sự kết hợp giữa tính thực dụng, linh hoạt và nguyên tắc: chú trọng đến sự hiệu quả; linh hoạt theo hướng tăng đối thoại; lắng nghe và bớt áp đặt hơn; chú trọng hợp tác; sử dụng “sức mạnh mềm” song vẫn kiên quyết xử lý bằng sức mạnh cứng khi cần thiết
47
National Security Strategy 1994, tlđd,tr. 6.
48
National Security Strategy 2002, tlđd, tr. 29.
49
57
2.3.2.2. Khác biệt
Về phương châm tác chiến: Thời điểm và cách thức triển khai lực lượng
Mỹ trong phát động chiến tranh hoặc tham gia vào các cuộc xung đột khu vực trên thế giới được các chính quyền Mỹ tiếp cận theo cách khác nhau. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton nhấn mạnh đến yếu tố huy động sức mạnh của đồng minh và cân nhắc thận trọng trước khi phát động chiến tranh như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore... “Quốc gia của
chúng ta dù hùng mạnh đến đâu cũng khơng thể tự mình đạt được những mục tiêu cơ bản đó. Một yếu tố quan trọng để bảo đảm an ninh cho nước Mỹ là dựa vào mối quan hệ vững chắc với các đồng minh và các nước bạn bè”50. Việc sử dụng lực lượng quân sự cần căn cứ vào 4 nguyên tắc: Thứ nhất và quan trọng nhất là căn cứ vào lợi ích quốc gia để xác định mức độ và phạm vi can dự. Thứ hai là huy động tối đa sự giúp đỡ của các đồng minh hoặc các thể chế đa phương có liên quan. Thứ ba là trong bất kỳ trường hợp nào, trước khi sử dụng lực lượng quân sự, cần phải trả lời một số câu hỏi quan trọng có liên quan. Thứ tư là tính đến các yếu tố như cái giá hợp lý phải trả của chiến dịch và khả năng hồn thành nhiệm vụ51. Điều đó có nghĩa là, việc sử dụng vũ lực cần phải “cân, đo, đong, đếm” mới đi đến quyết định cuối cùng.
Trong nhiệm kỳ mới, mặc dù được kế thừa một nền kinh tế mạnh từ chính quyền Bill Clinton, nhưng nước Mỹ lại bị tổn thương nặng nề sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001. Mặt khác, tuy khơng bỏ qua vai trị của đồng minh và đối tác, nhưng chính quyền George W. Bush vẫn theo đuổi học thuyết “đánh đòn
phủ đầu”52 để đánh bại chủ nghĩa khủng bố và ngăn chặn phổ biến vũ khí giết
người hàng loạt. “Chúng ta sẽ khơng do dự hành động một mình, nếu cần thiết,
50
National Security Strategy 1994, tlđd,tr. 6.
51
National Security Strategy 1994, tlđd,tr. 10.