- Với châu Âu: Nhìn chung, chính sách của Mỹ đối với châu Âu gia
83 Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kỳ cam kết và mở rộng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr
3.2.1. Chiến lƣợc an ninh quốc gia năm
Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2015, chính quyền Tổng thống Barack Obama nhận định rằng, thế giới 5 năm qua đã có rất nhiều biến đổi, như sự xuất hiện của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), vấn đề Ukraine, quan hệ “xuống dốc không phanh” với Nga và sự “trỗi dậy” của Trung Quốc… nên chiến lược mới phải có “tầm nhìn và sách lược mới cho việc tận dụng vị thế lãnh đạo mạnh mẽ và bền vững của Mỹ để thúc đẩy lợi ích quốc gia, giá trị phổ biến và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp”88.
Do đó, trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2015, Tổng thống Barack Obama kế thừa những nội dung trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2010 và bổ sung, nhấn mạnh một số điểm, như hợp tác với các đối tác đang nổi (Trung Quốc, Ấn Độ) trong khi vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các đồng minh truyền thống. Đồng thời, Mỹ chủ trương chuyển trọng tâm hợp tác kinh tế quốc tế với tổ chức G-20 chứ khơng chỉ chú trọng tới nhóm các nước phát triển G-7 như trước đây. Mặc dù bản chiến lược có đề cập tới việc tạm dừng biện pháp quân sự đơn phương, nhưng tuyên bố, Mỹ sẽ bảo lưu sự lựa chọn hành động đơn phương trong những tình huống cấp thiết.
Chiến lược xác định thách thức cấp bách nhất hiện nay là chủ nghĩa cực đoan, bạo lực, sự “gây hấn” của Nga, tấn công mạng và biến đổi khí hậu, đồng thời, đặt ra các nguyên tắc, những cơng việc ưu tiên để Mỹ có cách thức “lãnh đạo” thế giới một cách hiệu quả, thiết thực hơn trong 4 vấn đề chủ yếu, đó là: an ninh, thịnh vượng, giá trị và trật tự quốc tế với cách tiếp cận có những điểm mới.
88
National Security Strategy 2015,
98
Đối với vấn đề an ninh, bản chiến lược nêu 6 phương thức để thúc đẩy
an ninh của nước Mỹ, công dân Mỹ, các đồng minh và các đối tác của Mỹ. Trong đó, nhấn mạnh việc duy trì lực lượng quốc phịng, xây dựng quân đội tinh gọn, được chăm lo, huấn luyện và trang bị tốt nhất thế giới. Bản chiến lược năm 2015 cũng khẳng định, nước Mỹ sẽ tiếp tục lãnh đạo liên minh quốc tế trong cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria; cùng các đồng minh châu Âu bao vây cô lập nước Nga; đẩy mạnh thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á - Thái Bình Dương. Chiến lược này hoan nghênh, sẵn sàng hợp tác với các nước lớn đang nổi, nhưng cảnh báo sẵn sàng ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng. Ngoài ra, bản chiến lược này còn nhấn mạnh tăng cường an ninh lãnh thổ của Mỹ để bảo đảm cho nhân dân nước này tránh bị chủ nghĩa khủng bố tấn công và thiệt hại bởi thiên tai.
Về sự thịnh vượng, chiến lược 2015 đề ra 5 phương thức, trong đó nhấn
mạnh tăng cường an ninh năng lượng, mở cửa thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ và vốn của Mỹ, thúc đẩy các hiệp định thương mại, đối tác xuyên Thái Bình Dương, xuyên Đại Tây Dương và nhiều sáng kiến khác để làm cho nền kinh tế Mỹ mạnh hơn, sáng tạo và tăng trưởng bền vững trong một hệ thống kinh tế quốc tế cởi mở, tăng thêm cơ hội và thịnh vượng cho nước Mỹ cũng như thế giới.
Về quan niệm giá trị, Bản chiến lược chỉ ra 5 phương thức để thúc đẩy
sự tôn trọng đối với các giá trị phổ quát ở Mỹ và trên thế giới, tạo thế đứng Mỹ ở tiêu chuẩn cao nhất trên phương diện này để đảm bảo an toàn cho nhân dân Mỹ và an ninh cho đồng minh của Mỹ. Chiến lược vẫn nhấn mạnh điều “bất biến” là Mỹ phải “lãnh đạo cộng đồng quốc tế” trong việc thúc đẩy và bảo vệ dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn các hành vi bạo lực chà đạp nhân quyền. Tuy nhiên, Chiến lược nêu những sáng kiến, biện pháp mới như khuyến khích sự “chuyển đổi” theo kiểu Tunisia, Myanmar (chuyển đổi thể
99
chế một cách hịa bình); đồng thời, thực hiện sáng kiến “Nhà lãnh đạo trẻ” của Tổng thống Mỹ để nhân rộng mơ hình này trong các chính phủ, đồn thể xã hội và doanh nhân (theo kiểu Mỹ) ở các khu vực trên thế giới.
Về trật tự quốc tế, chiến lược chỉ ra 7 phương thức mang tính tổng hợp
(cả về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao…) để thực hiện có hiệu quả hơn vai trị lãnh đạo của Mỹ trong một trật tự quốc tế đã có nhiều thay đổi. Trong đó, nhấn mạnh tăng cường xây dựng liên kết đa dạng hoá, phát huy vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Liên hợp quốc và các tổ chức đa phương khác bằng cách tăng cường và nâng cấp các chuẩn mực, quy tắc, tiêu chuẩn và cơ chế có liên quan. Điểm rất mới trong chiến lược này là “tận dụng sự mở cửa của Cuba để tăng cường tiếp xúc, thúc đẩy một thế giới Tây bán cầu thịnh vượng, an ninh và dân chủ”89. Trên thực tế, chính quyền Barack Obama đang tích cực thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ với Cuba, chấm dứt hơn nửa thế kỷ bao vây, cấm vận với quốc đảo này.
Nhìn chung, chiến lược an ninh quốc gia 2015 của chính quyền Barack Obama đã thể hiện mục tiêu “bất biến” bằng sự “vạn biến” một cách thực dụng, thực tế, mềm dẻo, với sách lược linh hoạt hơn. Thực tế cho thấy, hình ảnh nước Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama đã có nhiều thay đổi, được cải thiện theo hướng tích cực hơn trước. Kinh tế Mỹ đã phục hồi và tăng trưởng dần, Mỹ từng bước khôi phục sức mạnh kinh tế, quân sự, đây có thể là điều kiện, thời cơ thuận lợi để Mỹ thực hiện tham vọng “lãnh đạo” thế giới. Trên thực tế, người ta cũng thấy những thay đổi trong thực hiện Chiến lược 2015 của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, như cải thiện, bình thường hóa quan hệ với Cuba, ký thỏa thuận hạt nhân toàn diện với Iran, tiêu
89
The National Security Strategy of the United of America, The White House, Februaly 2015,
100
hủy kho vũ khí hóa học của Syria, ủng hộ sự tồn tại của hai nhà nước Israel và Palestine.