- Với châu Âu: Nhìn chung, chính sách của Mỹ đối với châu Âu gia
3.1.2. Xuất phát từ bối cảnh chủ quan và khách quan
Từ các chiến lược an ninh quốc gia của ba đời Tổng thống Mỹ, có thể thấy, bối cảnh khách quan (hay môi trường chiến lược theo cách gọi của Mỹ) là một trong những cơ sở để hoạch định chiến lược an ninh quốc gia, nhất là liên quan đến xác định mục tiêu chiến lược, lợi ích chiến lược, ưu tiên chiến lược và các biện pháp triển khai để đạt được các mục tiêu đã xác định.
“Chiến lược an ninh quốc gia về can dự và mở rộng” ra đời trong bối
cảnh trật tự thế giới chuyển từ lưỡng cực sang đơn cực, theo đó, Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới, có sức mạnh vượt trội trên tất cả các lĩnh vực, khơng cịn đối thủ trực tiếp là Liên Xơ như trước. Nói cách khác, cục diện chiến lược thế giới phát triển từ chỗ có thể dự đốn sang khó nắm bắt. Rõ ràng, trong một trật tự thế giới đang thay đổi như vậy, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ cần tập trung trả lời cho những câu hỏi sau: Mỹ sẽ phải đối phó với đối thủ nào hay mối đe dọa nào? Mỹ sẽ làm như thế nào để củng cố khối đồng minh khi đối thủ duy nhất là Liên Xơ khơng cịn nữa? Nước Mỹ sẽ làm gì để củng cố vai trị lãnh đạo thế giới trong tình hình mới với xu thế tồn cầu hóa đang được đẩy mạnh? Chiến lược an ninh quốc gia năm 1994 đã đưa ra
90
câu trả lời khi xác định các mục tiêu cơ bản là phục hưng nền kinh tế Mỹ; tăng cường thực hiện kiềm chế Nhật Bản và Tây Âu trong quỹ đạo của Mỹ; thúc đẩy Nga và các nước Đơng Âu chuyển hồn tồn sang nền kinh tế thị trường tự do theo kiểu Phương Tây; chuyển trọng tâm chiến lược an ninh quốc gia và chính sách ngoại giao sang đối phó với tình hình các khu vực, giải quyết các cuộc xung đột khu vực theo hướng có lợi cho Mỹ83.
Trong nhiệm kỳ hai, chính quyền Tổng thống Bill Clinton có cách tiếp cận khác về môi trường chiến lược trong những năm bản lề bước vào thế kỷ 21: sức mạnh quân sự của Mỹ vẫn “vô song” và Mỹ đã có một nền kinh tế năng động toàn cầu; nhưng an ninh nước Mỹ đang đối mặt với nhiều nguy cơ rất phức tạp và chưa có tiền lệ. Đó là xung đột sắc tộc, chủ nghĩa khủng bố, các tổ chức tội phạm, sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự hủy hoại mơi trường, tốc độ gia tăng dân số thế giới. Có thể thấy, trong bối cảnh mới, Mỹ đã định hình rõ hơn những lợi ích quốc gia trên các lĩnh vực chủ yếu. Vì thế, lợi ích quốc gia được Mỹ xác định trong “Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ mới” được chia theo các mức độ quan trọng khác nhau, gồm: những lợi
ích sống cịn; những lợi ích quốc gia và những lợi ích nhân đạo. Như vậy, lợi ích quốc gia trong chiến lược an ninh quốc gia năm 1997 được xác định toàn diện hơn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh. Việc đảm bảo lợi ích này nhằm đảm bảo duy trì vị trí siêu cường số một của Mỹ trong một thế giới có nhiều trung tâm quyền lực nổi lên cạnh tranh gay gắt. Từ đó, Mỹ có thể thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, ngăn chặn bất cứ nước nào đe dọa đến lợi ích an ninh của Mỹ.
Việc căn cứ vào bối cảnh chiến lược để xây dựng chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ tiếp tục được thể hiện trong nhiệm kỳ Tổng thống George