Hệ thống chính sách tín dụng ủy thác được triển khai trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 65)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2. Hệ thống chính sách tín dụng ủy thác được triển khai trên địa bàn huyện

huyện Mai Sơn.

3.2.1. Hệ thống tín dụng ủy thác của Hội LHPN với ngân hàng chính sách xã hội từ huyện đến cơ sở.

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống tín dụng ủy thác HLHPN (từ huyện đến cơ sở)

+ Hội Liên hiệp Phụ nữ:là cơ quan có mạng lưới hoạt động đến thôn bản, tiểu khu, có uy tín, có khả năng tuyên truyền và kiểm tra, giám sát hoạt động, tổ chức và triển khai các nội dung đã ký kết văn bản liên tịch, văn bản thỏa thuận “về tổ chức thực hiện uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng

Hội LHPN xã, thị trấn Tổ vay vốn Tổ trưởng Tổ phó Các thành viên vay vốn Các thành viên vay vốn Các thành viên vay vốn

Hội LHPN huyện Ngân hàng chính sách

54

chính sách khác”. Phân công bộ phận cán bộ chuyên trách theo dõi và thực hiện việc ủy thác, mở sổ sách theo dõi. Ban Thường vụ Hội cấp xã không được kiêm nhiệm Ban quản lý Tổ TK&VV để đảm bảo việc kiểm soát và đôn đốc hoạt động của Tổ TK&VV. Tổ chức tập huấn hoặc phối hợp với NHCSXH tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ Hội cấp dưới và Ban quản lý Tổ TK&VV.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc của tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp trên đối với Hội, đoàn thể cấp dưới; của Hội, đoàn thể cấp xã đối với các Tổ TK&VV do Hội, đoàn thể theo dõi, giám sát.

- Hàng năm, từng cấp Hội, đoàn thể phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động thực hiện ủy thác. Thông báo kết quả kiểm tra cho NHCSXH cùng cấp và Hội, đoàn thể cấp trên để theo dõi và phối hợp khi cần thiết.

- Chỉ đạo Hội LHPN cấp xã phối hợp cùng NHCSXH cấp huyện tổ chức giao ban thường xuyên theo lịch trực giao dịch của NHCSXH tại xã để nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện ủy thác cho vay, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phát sinh tại xã.

- Phối hợp với các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư ... hướng dẫn giúp hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả và thực hiện lồng ghép các chương trình dự án tạo thêm việc làm, tăng thu nhập để giảm nghèo bền vững. - Định kỳ hàng năm, tổ chức Hội, đoàn thể các cấp tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, những vướng mắc tồn tại và giải pháp khắc phục.

+ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH): Là ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, ngân hàng Chính sách có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương. Người dân hiểu và thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước.

55

+ Hội LHPN các xã, thị trấn: ký kết “Hợp đồng ủy thác về việc cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác” với Ngân hàng Chính sách xã hội huyên thông qua ban giảm nghèo của xã. Có nhiệm vụ tuyên truyền vận động việc thành lập Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) theo đúng Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ TK&VV ban hành theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Hội đồng quản trị NHCSXH. Vận động, đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV tham dự đầy đủ các phiên giao dịch của NHCSXH; hướng dẫn tổ viên Tổ TK&VV thực hiện giao dịch với NHCSXH.Vận động tổ viên chấp hành Quy ước hoạt động của Tổ TK&VV, thực hành tiết kiệm; giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống, thực hiện trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn đã cam kết với Ngân hàng.Vận động, khuyến khích các tổ viên Tổ TK&VV tham gia các hoạt động khác của NHCSXH.

+ Đối với Tổ TK&VV:gồm có tổ trưởng và tổ phó và các tổ viên trong tổ tiết kiện.

-Tổ trưởng và tổ phó của tổ TK&VV tập hợp nhưng hội viên, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; cùng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và đời sống; cùng giám sát nhau trong việc vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ Ngân hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ viên trong việc vay vốn và trả nợ Ngân hàng.

- Các tổ viên trong Tổ Tiết kiệm và vay vốnlà nhưng hội viên, phụ nữ thuộc Hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình. giúp đỡ nhau từng bước có thói quen thực hành tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn tự có và quen dần với sản xuất hàng hóa, hoạt động tín dụng và tài chính.. Các tổ viên cam kết cùng thực hiện đúng nghĩa vụ khi vay vốn, trả nợ và các nghĩa vụ khác quy định. Tham gia

56

các buổi sinh hoạttổ và bình xét vay vốn theo các chương trình ủy thác. Chấp hành đúng quy đinh của Ban quản lý Tổ.

+ Thông tin về chương trình tín dụng: Trong thực tế cho thấy, tùy thuộc vào từng chương trình cho vay vốn cụ thể mà Ngân hàng có những quy định khác nhau về đối tượng cho vay, điều kiện vay, phương thức cho vay, mức vay và lãi suất vay. Đối với các hộ nghèo và hộ cận nghèo thì mức cho vay tối đa không quá 50 triệu đồng/hộ, lãi suất cho vay được điều chỉnh tùy theo chương trình cho vay và tùy từng thời điểm, thường giao động ở mức từ 0,55% - 0,7%/tháng, và đây cũng là mức lãi suất thấp nhất so với các hoạt động cho vay vốn của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn như Ngân hàng Nông nghiệp hay Quỹ Hỗ trợ nông dân. Việc giải ngân vốn được thực hiện định kỳ hàng tháng, tuy nhiên, trong một số chương trình cho vay vốn cụ thể thì vốn giải ngân có thể được thực hiện sau 10 ngày kể từ khi hộ hoàn thiện xong hồ sơ xin vay; đây là một trong những nội dung được hộ vay vốn đánh giá với mức độ hài lòng rất cao, hộ vay không phải mất quá nhiều thời gian chờ đợi vốn.

Bảng 3.2.Tỷ lệ vay vốn các chương trình tín dụng huyện Mai Sơn

Tiêu chí thống kê Số lượng

(người) Tỷ lệ (%) 1.Chương trình tín dụng - Hộ nghèo 6.215 42,12% - Hộ cận nghèo 1.811 11,81%

- Giải quyết việc làm 535 5,35%

- Học sinh, sinh viên 8 0,08%

- Nước sạch và vệ sinh môi trường 6020 40,51

- khác 13 0,13%

2.Thời gian sử dụng tín dụng chính sách.

57

Tiêu chí thống kê Số lượng

(người) Tỷ lệ (%) - Từ 1 đén 2 năm 0 - Trên 2 năm 16.254 100 3.Hạn mức tín dụng - Dưới 10 triệu 25 0,25% - Từ 10 đến dưới 20 triệu 738 7,38%

- Từ 20 triệu đến dưới 30 triệu 5.463 37,74%

- Trên 30 triệu trở lên. 10.025 54,63%

4.Mục đích sử dụng vốn vay

- Mở rộng kinh doanh 11.255 74,01%

- Phục vụ học tập 8 0,08%

- Mục đích khác 4.991 25,91%

- Tổng cộng 16.254 100

(Nguồn BC tín dụng ủy thác NHCSXH huyện Mai Sơn, 2020)

3.2.2. Một số chính sách tín dụng được triển khai trên địa bàn huyện Mai Sơn

Trên thực tế cho thấy, những năm gần đây, Chính phủ đã định hướng chính sách tập trung vào việc tăng cường sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Trong năm 2009, Chính phủ ban hành Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 về hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn, sau đó là Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 sửa đổi một số điều của Quyết định 497, hỗ trợ tín dụng sản xuất và mua sắm lớn cho nông dân, phục vụ sản xuất theo định hướng công nghiệp hóa nông nghiệp. Hai quyết định này cơ bản đáp ứng các mục tiêu: hỗ trợ đúng đối tượng vay là các chủ thể tham gia sản xuất và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

58

phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn (Nghị định số 41/2010/NĐ- CP).Một trong những ưu đãi đáng kể nhất mà Nghị định số 41/2010/NĐ-CP mang lại đó là mức lãi suất cho vay thấp hơn các khoản vay thông thường cùng kỳ hạn từ 2-2,5%/năm. Cùng với đó, mức cho vay không cần tài sản đảm bảo cũng được nâng từ 10 lên tối đa 50 triệu đồng/hộ (đối với cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp); đến 200 triệu đồng đối với hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ Nông nghiệp nông thôn; đến 500 triệu đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại. Ngoài ra, Nghị định này cũng chỉ rõ cơ chế xử lý rủi ro khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh theo hướng có lợi cho người dân… Các quy định này mang lại nhiều lợi ích thiết thực, đáp ứng được nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh cho đông đảo các hộ dân, nhất là những hộ không có khả năng đáp ứng những yêu cầu vay thông thường của các ngân hàng.

Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014: về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội với các nội dung:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền

đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trong chương trình và kế hoạch, hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, các ngành, địa phương và đơn vị. Tổ chức thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; công tác điều tra, xác định đối tượng được vay vốn; phối hợp giữa các hoạt động huấn luyện kỹ thuật, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ với hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, giúp người vay sử dụng vốn có hiệu quả.

59

- Nâng cao trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò tập hợp lực lượng, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát của toàn dân đối với công tác này.Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung được ủy thác; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội và chính quyền địa phương trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả; lồng ghép với các chương trình, dự án của các tổ chức chính trị - xã hội. Làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

- Tập trung nguồn lực và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội: theo chức năng, nhiệm vụ của mình, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt những nội dung sau:

+ Tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào một đầu mối là Ngân hàng Chính sách xã hội.

+ Ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án tín dụng chính sách xã hội và bảo đảm hoạt động ổn định, bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội.

+ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn. Hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Các tỉnh, thành phố ban hành chuẩn nghèo

60

riêng cao hơn chuẩn nghèo quốc gia cần bố trí đủ nguồn lực để cho vay các đối tượng này.

+ Mặt trận Tổ quốc mở rộng cuộc vận động vì người nghèo để huy động sự đóng góp của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.

+ Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, xem xét ban hành chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hoàn thiện tiêu chí phân loại và quy trình xác định đối tượng, địa bàn nghèo làm căn cứ thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội: Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng quản trị và ban đại diện hội đồng quản trị các cấp. Kiện toàn tổ chức đảng phù hợp với mô hình hoạt động. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thứ nhất, bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã nhưng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ hai, thúc đẩy tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, mô hình ứng dụng công nghệ cao thông qua việc quy định các tổ chức đầu mối (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm lên đến 70%-80% giá trị dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ trang trại, hợp tác xã, liên hiệp

61

hợp tác xã... lên gấp 1,5 đến 2 lần so với quy định hiện nay. Quy định mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với một số lĩnh vực đặc thù có nhu cầu vốn lớn trong sản xuất nông nghiệp như đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, nuôi trồng, khai thác thủy sản xa bờ, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá...cao hơn các lĩnh vực khác.

Thứ tư, khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp thông qua việc quy định tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của các khoản cho vay cùng loại và có thời hạn tương ứng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)