Cơ sở thực tiễn trong việc quản lý tín dụng ủy thác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 32)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.Cơ sở thực tiễn trong việc quản lý tín dụng ủy thác

1.2.1.Quan niệm, mục tiêu và nội dung quản lý tín dụng ủy thác của Hội Liên hiệp phụ nữ

Từ thực tiễn hoạt động xoá đói giảm nghèocủa nước ta trong thời gian qua cho thấy: Tín dụng vi mô có mối liên hệ mật thiết với phát triển sản xuất nhỏ, sản xuất nông nghiệp và giảm tỷ lệ nghèo đói. Việc cung cấp tài chính vi mô cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua hình thức tín dụng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với hình thức cấp phát, tài trợ cho không. Quá trình tập trung các nguồn vốn và chu chuyển qua hình thức tín dụng đã tạo được một khối lượng vốn gấp nhiều lần để hỗ trợ người nghèo, đồng thời thông qua việc cung cấp vốn tín dụng, giám sát quá trình sử dụng vốn sẽ giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác biết cách làm ăn, quan tâm đến hiệu quả đồng vốn, làm quen với dịch vụ tài chính - ngân hàng và cơ chế thị trường, tránh tình trạng ỷ lại thụ động, khơi dậy ý thức tự vượt khó vươn lên thoát nghèo, tiến tới làm giàu. Chính vì vậy, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là công cụ quan trọng nhất để thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN, bảo đảm an sinh xã hội.

Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc Nhà nước tổ chức huy động các nguồn lực tài chính để cho vay đối

21

với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm tạo việc làm, cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng đói, nghèo. Vì đây là một loại tín dụng mang tính chính sách nên Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với người vay về cơ chế cho vay, cơ chế xử lý rủi ro, lãi suất cho vay, điều kiện, thủ tục vay vốn...

Để thực hiện chức năng quản lý đất nước, Chính phủ đều đưa ra các chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ… và sử dụng các giải pháp và phương tiện cần thiết để tổ chức thực hiện. Nói một cách ngắn gọn, Chính phủ quản lý đất nước bằng các chính sách. Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của Chính phủ bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Tùy theo lĩnh vực, mục tiêu, Chính phủ sẽ có những chính sách khác nhau như chính sách quốc phòng, chính sách ngoại giao, chính sách kinh tế,… Trong kinh tế cũng có nhiều loại chính sách khác nhau, như chính sách về thuế, tiền tệ, tỷ giá, tín dụng…Chính sách tín dụng cũng được chia thành: chính sách tín dụng đối với khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo; chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Hiện nay, ở nước ta đang sử dụng ba loại hình tín dụng chính sách phục vụ cho ba mục tiêu mà Nhà nước muốn hỗ trợ, đó là:

(i)Tín dụng hỗ trợ đầu tư phát triển (ii)Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

(iii) Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo và bảo đảm ASXH.

Về tổ chức thực hiện tín dụng chính sách, Chính phủ đã cho thành lập hai ngân hàng là Ngân hàng Phát triển Việt Nam và NHCSXH, mà tiền thân là Quỹ Hỗ trợ phát triển đang thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển và hỗ trợ xuất khẩu.Để thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, đảm bảo ASXH, Chính phủ Việt Nam đã có chính sách tín dụng hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo và các đối tượng chính sách khác trong lĩnh vực ASXH như học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, doanh nghiệp nhỏ, tạo việc làm mới, hộ

22

cận nghèo, hộ mới thoát nghèo… Loại hình tín dụng này mang tính chính sách nên Nhà nước có chính sách ưu đãi, đặc thù riêng đối với người vay về cơ chế cho vay, cơ chế xử lý rủi ro, lãi suất cho vay, điều kiện, thủ tục vay vốn...

Nhằm có cơ sở pháp lý thực hiện hoạt động cho vay một cách thống nhất, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của 2 bên, NHCSXH huyện và HLHPN huyện đã ký kết Hợp đồng uỷ thác về việc uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Việc uỷ thác cho vay thông qua tổ chức Hội đã phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội, tạo nên một kênh dẫn vốn, quản lý vốn tín dụng chính sách an toàn, hữu hiệu, tin cậy đối với nhân dân và cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Thông qua hoạt động uỷ thác của NHCSXH, Hội liên hiệp phụ nữ có điều kiện quan tâm hơn đến hội viên, làm cho sinh hoạt Hội có nội dung phong phú hơn, lồng ghép triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị khác góp phần tiết giảm chi phí xã hội. Và quan trọng nhất, hoạt động uỷ thác đã giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với các hoạt động vay vốn, gửi tiền của NHCSXH một cách nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí khi vay vốn.

Xã hội hóa, công khai hóa hoạt động tín dụng chính sách nói chung và hoạt động của NHCSXH nói riêng, để nhân dân cùng tham gia giám sát và thực hiện, nhằm đưa vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng; đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và củng cố thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa NHCSXH với tổ chức Hội.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tín dụng ủy thác của Hội liên hiệp phụ nữ cơ sở

1.2.2.1. Nhân tố sản xuất, phong tục và bản thân người phụ nữ.

Trước đây, cuộc sống còn khó khăn, hội viên, phụ nữ chỉ sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp, thói quen trong nhận thức của hội viên phụ nữ cho rằng việc phát triển sản xuất chủ yếu dựa vào phát triển tự phát, nhỏ lẻ; phong tục tập quán còn lạc hậu.

23

Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, một bộ phận cán bộ về các chương trình hỗ trợ người dân về giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển kinh tế trong sản xuất các loại cây trồng chưa thật sự đầy đủ. Kết quả giảm nghèo thiếu bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao; một bộ phận lực lượng lao động chưa quan tâm đến việc học nghề; số lao động tham gia học nghề phát triển nông nghiệp còn ít...

Trình độ nhận thức của một bộ phận phụ nữ chưa đồng đều, một số hội viên còn mang tính tự ty, cam chịu, chưa biết cố gắng vươn lên, còn trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước.

1.2.2.2. Nhân tố từ các tổ chức, cơ quan, đơn vị liên quan

- Cơ quan Hội LHPN từ huyện đến cơ sở chưa làm tốt việc là cầu nối cho cán bộ, hội viên phụ nữ tiếp cận với nguồn vốn vay, chưa hướng dẫn đầy đủ đến hội viên phụ nữ về các thủ thục vay vốn; chưa phối hợp chặt chẽ với ngân hàng chính sách xã hội để đảm bảo thực hiện tốt các chương trình cho vay; chưa xét đúng đúng đối tượng và số lượng hội viên phụ nữ cần vay vốn.

- Ngân hàng Chính sách xã hội chưa thẩm tra tốt việc lập kế hoạch sản xuất của các hộ vay vốn, giám sát việc sử dụng nguồn vốn của hộ vay của cán bộ phụ trách còn lỏng lẻo; Việc phối hợp mở các lớp tập huấn về công tác tín dụng của Ngân hàng trong công tác vay vốn và sử dụng vốn. Còn nhiều hộ hội viên phụ nữ còn sử dụng vốn vay sai mục đích sử dụng.

+ Đối với cơ quan khuyến nông: Việc tuyên truyền các chính sách của nhà nước, chính sách về tín dụng với nông dân chưa cao; việc mở lớp tập huấn hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi chưa thường xuyên.

Cán bộ, hội viên phụ nữ chưa có kinh nghiệm sản xuất, chưa mạnh dạn quyết định vay vốn trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Chưa kết nối các hộ với nhau để học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất và sử dụng nguồn vốn phù hợp với chương trình vốn vay đã vay.

24

1.2.2.3. Nhân tố từ nhận thức và sự năng động sáng tạo của người Phụ nữ

Hội viên phụ nữ chưa biết quản lý vốn và lập kế hoạch sản xuất; chưa chủ động trong việc tìm các nguồn vốn, chưa mạnh dạn đến các buổi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; các lớp tập huấn về tín dụng, phát triển kinh tế mới chỉ làm theo phương pháp truyền thống; chưa năng động sáng tạo trong việc thửđến với các ngành nghề mới.

1.2.2.4. Nhân tố trong khó khăn về thủ tục vay vốn và mở rộng chương trình vay vốn.

Khó khăn về điều kiện đi lại: là một huyện miền núi, Mai Sơn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế cũng như về giao thông. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đi lại của người dân, đặc biệt là những hộ dân ở vùng sâu vùng xa của huyện. Chất lượng dịch vụ tín dụng đến các địa bàn vùng sâu chưa rõ nét, việc chăm lo, chú trọng đến chất lượng dịch vụ như: công bố hệ thống thông tin chưa rõ ràng, khó hiểu, đến tất cả các đối tượng khách hàng, các thủ tục cho vay vẫn rườm rà. Phương thức cho vay theo các dự án đầu tư, cho vay hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốnchưa linh hoạt.

1.2.3. Kinh nghiệm trong việc quản lý tín dụng ủy thác ở Hội liên hiệp phụ nữ huyện Yên châu, tỉnh Sơn la (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội liên hiệp phụ nữ huyện Yên Châu, tỉnh Son La có 15/15 đơn vị nhận uỷ thác, bằng 100%, với 70 tổ TK&VV. Thực hiện nhận uỷ thác cho vay qua 10 chương trình tín dụng ưu đãi NHCSXH. Công tác tổ chức tuyên truyền có hiệu quả đến người dân các chính sách tín dụng, các cơ chế mới như tuyên truyền về tín dụng HSSV, chương trình cho vay mới là cho vay hộ cần nghèo, duy trì, phát triển công tác huy động tiền gửi tiết kiệm qua tổ. Tổng dư nợ thông qua tổ chức Hội năm 2020 là 109.985, triệu đồng, tăng 2.455 triệu đồng tăng 8 tỷ so với năm 2019; Với tổng số tổ TK& VV: là 71, giảm 01 tổ so với năm 2019 do cơ sở chuyện cho đoàn thể khác quản ly theo yêu cầu của Ban xóa đói giảm nghèo cơ sở; Tổng số 2.815 hộ vay; số dư tiền gửi tiết kiệm là 6.087 triệu đồng, tăng gần 2 tỷ triệu đồng so với năm 2019.

25

Hội làm tốt công tác tuyên truyền đến hội viên các chính sách ưu đãi các chương trình tín dụng của ngân hàng như: Xây dựng kế hoạch phối hợp với NHCH XH huyện, Hội Nông dân huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ban thường vụ Hội phụ nữ 15 xã, thị trấn. Kịp thời xử lý các tồn tại trong hoạt động ủy thác cấp cơ sở và lồng ghép tuyên truyền thực hiện các chủ trương, chính sách khác của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội tới Hội liên hiệp phụ nữ cấp cơ sở qua Hội nghị giao ban Ban chấp hành phụ nữ cấp huyện cho chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ban chấp hành của Hội

Chỉ đạo Hội liên hiệp phụ nữ cơ sở phối hợp với NHCS XH huyện tổ chức được tập huấn cho chi hội trưởng, chi hội phó, tổ trưởng, tổ phó tổ TK&VV của 15/15 xã, thị trấn. Tổ chức được 90 cuộc họp giao ban với các tổ TK&VV, lồng ghép tuyên truyền 90 đợt giao ban của ban chấp hành phụ nữ cấp xã, thị trấn. Tuyên truyền thành viên tham gia vay vốn NHCS nắm bắt được nội dung chủ trương chính sách của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hội phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Ngân hàng chính sách xã hội huyện tăng cường, phối hợp về công tác kiểm tra, kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng, nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót để chỉnh sửa theo đúng chế độ quy định, hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Tổ chức đối chiếu, phân loại nợ theo đúng chỉ đạo của NHCSXH, đảm bảo chất lượng, thời gian.Thường xuyên thông tin về kết quả làm được, những tồn tại, khó khăn, tham mưu, tham gia với chính quyền địa phương về biện pháp xử lý thu hồi dứt điểm các món vay đến hạn, nợ quá hạn... không để vụ việc tồn đọng kéo dài, việc bổ sung chương trình cho vay hộ cận nghèo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu, nguyện vọng vay vốn của hội viên, nhân dân, giúp các hộ cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ để có thêm cơ hội phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững hơn. Hội viên, người dân đã hiểu quy trình xin vay vốn qua từng chương trình, thủ tục đề nghị vay vốn. Tự giác, trách nhiệm trong việc nộp lãi, gốc

26

theo thời gian quy định, việc sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả. Qua chương trình đời sống của cán bộ, hội viên, phụ nữ được cải thiện, con cái có cơ hội tham gia học tập các trường cao đẳng, đại học, lựa chọn nghề nghiệp. Hội cấp cơ sở đã có kỹ năng trong việc lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ sổ sách khoa học hơn, sử dụng hoa hồng đúng quy định, lập chứng từ thu chi trong quản lý tài chình tốt hơn.(Nguồn Báo cáo hoạt động ủy thác Hội liên hiệp phụ nữ

huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, 2020 )

1.2.4. Kinh nghiệm trong việc quản lý tín dụng ủy thác ở Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La phụ nữ huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La

Phụ nữ huyện Quỳnh Nhai quản lý ủy thác với những kinh nghiệm thiện thực, sáng tạo với việc thường xuyên tuyên truyền cho hội viên và các tổ TK&VV thực hiện quản lý sử dụng vốn vay uỷ thác đúng mục đích và có hiệu quả, đôn đốc các tổ TK&VV, các gia đình vay vốn thu nộp lãi và gốc đến hạn trả theo đúng cam kết đề ra. Thường xuyên chỉ đạo các cơ sở Hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã, NHCSXH huyện tổ chức giao ban định kỳ theo tháng tại các điểm giao dịch. Tổng dư nợ năm 2020 là 73.750.000.000đ, cho 46 tổ TK&VV, tạo việc làm cho 1.608 hộ vay để phát triển kinh tế gia đình (trong đó dư nợ quá hạn 20.000.000đ chiếm tỷ lệ 0,0270%, số tiền gửi tiết kiệm qua các thành viên vay vốn là 3.513.122.202 đ, số người tham gia tiết kiệm từ 50.000 đồng trở lên 1.608 người.

Công tác tuyên truyền, Hội liên hiệp phụ nữ huyện Quỳnh Nhai dã xây dựng kế hoạch phối hợp với Huyện Đoàn, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh và Ngân hàng chính sách xã huyện ban hành Kế hoạch tổ chức tập huấn nghiệp vụ vốn vay ủy thác cho các đồng chí chủ tịch và phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh 11 xã và bí thư, phó bí thư đoàn 11 xã và cán bộ chuyên trách Hội liên hiệp phụ nữ huyện, Huyện Đoàn với tổng số 88 người tham gia. Thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm thành viên Ban đại diện NHCSXH kiểm tra theo kế hoạch tại xã. Ngoài ra Hội Phối hợp

27

với NHCSXH huyện, Hội Nông dân, Huyện đoàn, Hội Cựu Chiến binh huyện kiểm tra hoạt động vốn vay ủy thác tại các xã thuộc ban đại diện uản lý. Phân công đồng chí 01 đồng chí cán bộ cơ quan chuyên trách Hội phụ trách, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở Hội thường xuyên nắm bắt hoạt động nhận ủy thác của các xã; Lãnh đạo Hội liên hiệp phụ nữ huyện định kỳ tham gia họp ban đại diện và họp giao ban giữa NHCSXH với các tổ chức Hội.

Công tác kiểm tra giám sát: năm 2020 Hội liên hiệp phụ nữ huyện

kiểm tra hoạt động vốn vay ủy thác 11/11 xã và 12/46 tổ tiết kiệm vốn vay vốn đồng thời đã đối chiếu được 73/1608 hộ gia đình vay vốn. Hội liên hiệp phụ nữ các xã đã kiểm tra 46/46 tổ tiết kiệm vay vốn, kiểm tra đối chiếu được 230/1608 hộ vay vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua hội liên hiệp phụ nữ cơ sở tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 32)