4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.4. Hiệu quả sử dụng vốn ủy thác hội viên phụ nữ
Với quy mô sản xuất bao gồm vốn, lao động, đất đai có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất. Quy mô sản xuất càng phát triển thì kết quả sản xuất thu được càng cao. Cán bộ hội viên phụ nữ huyện Mai Sơn thuộc là huyện có nền kinh tế phát triển nông nghiệp khá một số xã vùng III xã vùng đặc biệt khó khăn vẫn còn sản xuất theo hướng tự cung tự cấp là chính, với trình độ dân trí còn hạn chế, trình độ sản xuất và quản lý kinh tế còn yếu kém nhất. các xã xa trung tâm thị trấn của huyện thì việc sử dụng các nguồn lực cho sản xuất như vốn, đất đai, lao động chưa đem lại hiệu quả cao.
Bảng 3.10. Kết quả sản xuất của hộ điều tra
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu GO Giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian VA Giá trị gia tăng MI Thu nhập hỗn hợp
71 1. Trồng trọt 8.431,00 3.314,35 1.185,65 936,15 2. Chăn nuôi 1.854,00 2.538,15 461,85 319,25 3. Dịch vụ 1.715,00 1.282,05 217,95 129,35 Tổng cộng 8.823,74 7.134,55 1.865.45 1.084,75 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả, 2020)
Phân tích kết quả sản xuất của các hộ điều tra sau khi vay vốn sẽ thấy được vốn vay có tác động như thế nào đối với phát triển kinh tế của các hộ, từ đó có những chính sách, biện pháp hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của các hộ. Qua điều tra của 150 hộ thì thu được giá trị sản xuất theo ngành là 8.823,74 triệu đồng. Kết quả sản xuất của các hộ tương đối cao, trong đó thu nhập từ trồng trọt là cao đạt tới 8.431,00 đồng, điều đó cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu theo chiều hướng tốt lên. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chỉ đạt 1.854,00 triệu đồng, bởi vậy, các hộ lại tập trung vào trồng trọt với các cây trồng mũi nhọn mang lại giá trị kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh, có thị trường ổn định nên giá trị ngành.
Trên cơ sở kết quả sản xuất của các hộ điều tra sau khi vay vốn với các chi phí, tổng giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp thì các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn vay vào sản xuất nông hộ được xác định như sau:
Bảng3.11. Hiệu quả sử dụng vốn của các hộ điều tra
Chỉ tiêu GO/IC (lần) VA/IC (lần) MI/IC (lần)
Vốn vay/tông CP (%) Trồng trọt 1,41 0,41 0,17 70,85 Chăn nuôi 0,84 0,18 0,12 62,47 Dịch vụ 0,85 0,17 0,10 60,41 Tổng 0,76 0,31 0,15 64,28 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả, 2020)
72
bằng 0,76 lần. Có nghĩa là cứ một đồng chi phí mà các hộ nông dân bỏ ra đầu tư vào sản xuất kinh doanh sẽ thu được 0,76 đồng. Chỉ tiêu này ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất bằng 1,41 lần, tiếp đến là ngành chăn nuôi 0,84 lần và ngành dịch vụ nông nghiệp 0,85 lần.
Với kết quả tính toán trên cho biết không phải bất cứ hộ kinh doanh nào đầu tư vốn vào sản xuất đều đem lại lợi nhuận. Nhưng trên thực tế tại địa phương cho thấy có nhiều nguyên nhân song nguyên nhân cơ bản là trình độ sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý kinh tế của các hộ còn hạn chế nên nhiều hộ đầu tư vốn vào sản xuất nhưng hiệu quả vốn sản xuất không cao, còn thua lỗ. Bên cạnh đó thì có những hộ biết đầu tư vốn đúng hướng, đầu tư vào các loại cây con đặc sản và các ngành nghề có thị trường tiêu thụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 3.12. Kết quả sản xuất của các xã theo ngành sản xuất
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu, ngành GO IC VA MI 1. Xã Chiềng ve 4.029,00 3.767,05 261,95 222,65 - Trồng trọt 2.014,50 1.383,52 630,98 496,58 - Chăn nuôi 1.407,25 974,76 432,49 329,55 - Dịch vụ 607,25 408,77 198,48 159,77 2. Xã Chiềng Mung 6.450,00 4.751,21 1.698,79 1.443,97 - Trồng trọt 3.225,20 2.957,15 268,06 209,08 - Chăn nuôi 1.912,66 1.002,00 910,66 693,92 - Dịch vụ 1.312,14 792,06 1.120,08 896,06 3. Thị trấn Hát Lót 4.344,00 3.071,00 1.273,00 1.081,05 - Trồng trọt 1.088,83 708,71 380,12 323,10 - Chăn nuôi 1.083,10 729,64 353,46 282,76 - Dịch vụ 2.172,07 1.632,65 539,42 431,53 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả, 2020)
73
với các xã. Với xã có tiềm lực kinh tế vùng Thị trấn sẽ ưu tiên đầu tư phát triển dịch vụ ngành là chủ yếu; xã có vừa thuận lợi trong việc phát triển trồng trọt, chăn nuôi lại vừa có điều kiện tốt trong việc đầu tư cả phát triển dịch vụ ngành nên việc sủ dụng vốn vay sẽ cân bằng hơn để tăng thu nhập cho các hộ vay vốn sản xuất các ngành có thị trường tiêu thụ.
3.4. Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mai Sơn trong nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác
Công tác tuyên truyền, vận động luôn là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành hoạt động của Hội phụ nữ các cấp. Để nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác thì công tác tuyên truyền, vận động là phương tiện hữu hiệu nhằm xây dựng, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tri thức, văn hóa, đạo đức, niềm vui cho cán bộ, hội viên Phụ nữ, góp phần đắc lực vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm và hoạt động công tác phát triển kinh tế của hội viên phụ nữ trong toàn huyện của HLHPN.
Hàng năm, Hội Phụ nữ huyện Mai Sơn đã chỉ đạo lồng ghép phổ biến các nội dung của chương trình cho vay vốn ủy thác đến các cán bộ hội làm công tác quản lý, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý vốn vay gắn với tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho 100% các đồng chí là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở. Đồng thời, phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mở các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn vay cho cán bộ Hội Phụ nữ làm công tác xóa đói giảm nghèo của xã, trong đó có các đồng chí là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện, xã, các đồng chí là Tổ trưởng Tổ TK&VV về nghiệp vụ vay vốn để các đồng chí nắm chắc và trực tiếp thông báo đến các hội viên có nhu cầu vay vốn.
Bảng 3.13. Công tác tuyên truyền và tập huấn trong chương trình phối hợp của Hội phụ nữ
Đơn vị: Lượt người
Nội dung tập huấn Số lớp
Số lượt người tham gia (người) Chủ tịch, Tổ trưởng Tổng
74 tập huấn Phó Chủ tịch HND Tổ TK&VV
1.Phổ biến chương trình cho vay vốn
ủy thác của các tổ chức tín dụng 90 458 106 654
2.Tập huấn nghiệp vụ quản lý vay vốn 120 327 136 583
Tổng 210 785 242 1.447
Việc tuyên truyền của Hội phụ nữ về chính sách tín dụng ưu đãi của các tổ chức tín dụng đã giúp cho hội viên hiểu rõ, hiểu đúng, nắm chắc chủ trương, chính sách, có cơ hội tham gia giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi giúp người nghèo, cận nghèo xóa bỏ mắc cảm, tự ti, giúp họ chủ động phát huy nội lực phấn đấu xóa đói giảm nghèo và vươn lên khá, giàu. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì vẫn còn một số nơi làm chưa tốt, chưa kịp thời, có triển khai nhưng chưa đến nơi, không đồng đều giữa các xã, thị trấn và thiếu tính nghiêm túc.
Trong hoạt động tuyên truyền trực tiếp từ cán bộ tổ chức Hội thường dưới 2 hình thức: một là tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi sinh hoạt của tổ chức Hội, hai là tuyên truyền trực tiếp bằng hình thức đến tận nhà của từng hội viên để phổ biến về chương trình cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Qua thực tế điều tra khảo sát, nghiên cứu cho thấy, tuy hình thức tiếp nhận thông tin trực tiếp từ cán bộ Hội phụ nữ chiếm tỷ lệ cao (80,23%), nhưng nếu so với hoạt động tuyên truyền trực tiếp của cán bộ tổ chức Hội nông dân thì kết quả này vẫn được đánh giá cao. Nguyên nhân: do tổ chức Hội phụ nữ có cán bộ Chi hội trưởng và Tổ trưởng Tổ TK&VV chủ yếu là chị em phụ nữ, do đó việc thực hiện tuyên truyền bằng hình thức đến từng nhà của hội viên thường được thuận lợi, một phần do tính chất chăm chỉ và chịu khó của các cán bộ tổ chức Hội Phụ nữ nên họ thường tiếp cận người có nhu cầu vay vốn trước cán bộ tổ chức Hội Nông dân.Khi có chương trình cho vay vốn từ các tổ chức tín dụng được đưa đến các huyện thì ngay lập tức cán bộ tổ chức Hội Phụ nữ sẽ tổ chức triển khai bằng hình thức tuyên truyền trực tiếp thông qua việc đến từng nhà của hội viên để tuyên truyền về nội dung của
75
chương trình cho vay vốn, với những ưu thế về giới (Chi hội trưởng và Tổ trưởng Tổ TK&VV đều là nữ giới) nên việc tiếp cận và trao đổi thông tin giữa cán bộ và hội viên thường dễ dàng hơn (so với cán bộ là nam giới của tổ chức Hội Nông dân).
Sau khi đã triển khai công tác tuyên truyền về các chương trình cho vay tín dụng ưu đãi của các tổ chức tín dụng đến cho từng hội viên phụ nữ trong Tổ TK&VV, Hội Nông dân tiến hành chỉ đạo các Tổ trưởng Tổ TK&VV tổ chức họp các đối tượng nằm trong diện được vay vốn và có nhu cầu vay vốn để tổ chức bình xét công khai các hộ có đủ điều kiện vay vốn đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn để được xét duyệt.
Sau khi các tổ chức tín dụng xét duyệt dựa trên kết quả bình xét của Tổ TK&VV xong sẽ gửi thông tin phản hồi lại cho Tổ TK&VV về kết quả có chấp nhận đơn xin vay của hộ vay và thông báo địa điểm, thời gian giải ngân vốn.
3.5. Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ trong công tác giải ngân vốn vay
Đối tượng vay vốn của Ngân hàng là các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thuộc các đối tượng chính sách. Khi có sự ra đời của Ngân hàng Chính sách xã hội tại thời điểm chính sách tín dụng ưu đãi mới bắt đầu đi vào hoạt động thì số lượng dư nợ của ngân hàng chủ yếu tập trung ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo, sau này được mở rộng hơn với các đối tượng vay thuộc hộ gia đình chính sách.
Bảng 3.14. Vai trò của Hội phụ nữ trong công tác giải ngân vốn vay của các tổ chức tín dụng năm 2020
Diễn giải ĐVT NN&PTNT Ngân hàng NHCSXH
1.Số tổ Tổ 27 136
2.Số hội viên vay Hộ 600 4.321
Tỷ lệ % 22,22 31,77
3.Tổng dư nợ Tr.đồng 65.000 146.111
76
4.Mức dư nợ BQ/hộ vay Tr.đồng 108.33 33,81 5. Lãi suất bình quân (%/tháng) 1,0 0,65 6. Kỳ hạn cho vay bình quân (tháng) 18 24
(Nguồn: Hội phụ nữ huyện Mai Sơn, 2020)
Số liệu bảng trên cho thấy sự tham gia của Hội Phụ nữ trong công tác giải ngân vốn vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện năm 2020. Trong năm 2020, Hội Phụ nữ huyện Mai Sơn đã giải ngân vốn vay cho 4321 hộ vay, với tổng số tiền dư nợ là 146. 111 triệu đồng, mức dư nợ bình quân/hộ vay là 33.81 triệu đồng/hộ. Cụ thể:
- Hội Phụ nữ tham gia giải ngân vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT cho 600 hội viên ở 27 TổVV, chiếm tỷ lệ 22.22% tổng số hội viên được vay vốn, với tổng số tiền dư nợ là 65 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10.83% tổng số tiền dư nợ qua tổ chức Hội Phụ nữ, số dư nợ BQ/hộ vay là 108.33 triệu đồng/hộ.
- Hộ Nông dân tham gia giải ngân vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội cho 4.321 hội viên ở 136 Tổ TK&VV, chiếm tỷ lệ 31,77% tổng số hội viên đang vay vốn của Hội, tổng số tiền đã giải ngân là 146 tỷ 111 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 35,37% tổng số tiền giải ngân qua tổ chức Hội, số dư nợ BQ/hộ vay là 33,81 triệu đồng/hộ.
Như vậy, xét về số lượng hội viên tham gia vay vốn thì số hội viên tham gia vay vốn của NHCSXH là nhiều hơn với số hộ vay vốn là 4321 hộ so với số hội viên vay qua ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 600 hộ.
3.6.Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ trong công tác kiểm tra, giám sát
Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác luôn được các cấp Hội quan tâm chú trọng. Ở cấp huyện, Ban thường vụ cho cán bộ Hội được phân công phụ trách, xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm, theo dõi chương trình và trực tiếp kiểm tra, giám sát và hướng dẫn nội dung, nghiệp vụ Trong đó tập trung kiểm tra việc tổ chức thực hiện 6 công đoạn nhận uỷ thác, kiểm tra hoạt
77
động của Tổ TK&VV, kiểm tra người vay sử dụng vốn,... mỗi năm, Hội phụ nữ đều kiểm tra ít nhất 2 lần đối với các xã, thị trấn và trên 95,45% số cơ sở hội về thực hiện chương trình uỷ thác.
Các xã, thị trấn đều xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm, phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ phụ trách chương trình và phụ trách địa bàn thực hiện kiểm tra theo chuyên đề hoặc kiểm tra lồng ghép vào các nội dung, chương trình công tác Hội theo định kỳ. Đảm bảo tần suất kiểm tra ít nhất 2 lần trong năm đối với 100% Hội phụ nữ cấp xã và Hội Phụ nữ cấp xã thực hiện kiểm tra ít nhất 3 tháng một lần đối với 100% Tổ TK&VV do Hội phụ nữ quản lý.
Số liệu bảng cho thấy kết quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Hội trong các năm từ 2015-2017.
Bảng 3.15. Kết quả công tác thực hiện kiểm tra, giám sát của hội
Đơn vị: Đợt Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 18/19 19/20 BQ 1.Cấp huyện Kiểm tra các xã 20 21 21 100 100 100 Kiểm tratổ TK&VV 24 27 36 112,5 133,33 118,51 2.Cấp xã Kiểm tratổ TK&VV 124 127 136 102,41 107,08 104,56
(Nguồn: Hội Phụ nữhuyện Mai Sơn năm 2018,2019, 2020)
Trong 03 năm qua, bình quân mỗi năm, các cấp Hội đã thực hiện hàng trăm cuộc kiểm tra về hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thông qua công tác kiểm tra đã kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục, xử lý những trường hợp bình xét cho vay chưa đúng đối tượng, cho vay ké; thu lệ phí sai quy định, sử dụng phí ủy thác và hoa hồng
78
chưa đúng; chấn chỉnh công tác thống kê, theo dõi, báo cáo kết quả hoạt động ủy thác của Hội Phụ nữ huyện, Hội Phụ nữ cấp xã; công tác lập và lưu giữ hồ sơ, sổ sách của Tổ TK&VV,…
Qua tìm hiểu, nghiên cứu cũng cho thấy, các hoạt động liên quan đến hồ sơ, sổ sách theo dõi, ghi chép, đánh giá việc cho vay và sử dụng vốn vay của một số cán bộ tổ chức Hội các cấp và nhất là một số Chi hội trưởng, các Tổ trưởng Tổ TK&VV ở những địa bàn vùng sâu vùng xa, phạm vi địa bàn hoạt động rộng, vẫn còn tình trạng thiếu sót, thông tin ghi chép chưa được đầy đủ và cập nhật kịp thời.
3.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ủy thác
Qua nghiên cứu và phỏng vấn điều tra các hộ cho thấy,04 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ủy thác gồm: (1) nhân tố từ NHCSXH, Ban đại diện hội đồng quản trị; (2) Các nhân tố từHội đoàn thể nhận ủy thác và tổ TK&VV; (3) Các nhân tố từ chính quyền cấp xã và hội viên phụ nữ vay vốn; (4) Nhân tố nợ quá hạn.
(1)Đối với NHCSXH là đơn vị cung cấp vốn cho người hội viên phụ nữ đặc biệt thông qua tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ từ huyện đến cơ sở. Đây là kênh vay vốn chủ yếu và HLHPN có vai trò quan trọng là cầu nối để giúp đỡ người hội viên, phụ nữ vay vốn. Nhưng NHCSXH có nhân tố tác động không nhỏ đến chất lượng tín dụng như:
+ Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của ngân