4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ủy thác
Qua nghiên cứu và phỏng vấn điều tra các hộ cho thấy,04 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ủy thác gồm: (1) nhân tố từ NHCSXH, Ban đại diện hội đồng quản trị; (2) Các nhân tố từHội đoàn thể nhận ủy thác và tổ TK&VV; (3) Các nhân tố từ chính quyền cấp xã và hội viên phụ nữ vay vốn; (4) Nhân tố nợ quá hạn.
(1)Đối với NHCSXH là đơn vị cung cấp vốn cho người hội viên phụ nữ đặc biệt thông qua tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ từ huyện đến cơ sở. Đây là kênh vay vốn chủ yếu và HLHPN có vai trò quan trọng là cầu nối để giúp đỡ người hội viên, phụ nữ vay vốn. Nhưng NHCSXH có nhân tố tác động không nhỏ đến chất lượng tín dụng như:
+ Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chính sách tín dụng của ngân hàng là vị thế vốn của ngân hàng. Ngân hàng chính sách với một cơ sở vốn đủ khả năng để làm theo một chính sách cho vay và cung cấp các chương trình cho vay khác nhau. Định mức an toàn vốn cũng xác định số lượng rủi ro giả định trong hoạt động cho vay, do Ngân hàng chính sách là một ngân hàng có số vốn luôn đáp với đối tượng chính sách do Nhà nước quy định...và đặc biệt là người nghèo.
79
+ Thu nhập rất cần thiết cho sự thành công trong hoạt động của một ngân hàng. Ngân hàng coi thu nhập là một yếu tố quan trọng trong việc xác định chính sách tín dụng của nó. Ngân hàng chính sách với thu nhập chính là trong chính sách cho vay, các khoản vay có kỳ hạn nhưng lãi xuất thấp mà do có tính rủi ro cao như có nợ quá hạn, nợ xâm tiêu.
+ Công tác huy động tiền gửithấp ảnh hưởng đến chính sách cho vay của Ngân hàng chính sách. Ngân hàng trải qua biến động trong tiền gửi vì tâm lý của nhận thức của người dân và hội viên phụ nữ về gửi tiền vào NHCSXH với quy những quy địn giới hạn của lãi xuất tiền gửi thấp hơn so với các ngân hàng thương mại. Với tiền gửi không ổn định và tăng không đáng kể nguồn vốn, chính sách cho vay cũng sẽ có những quy định khắt khe đối với khách hàng khi cho vay.
+ Điều kiện kinh tế của hộ gia đình cũng có ảnh hưởng đáng kể đến các chính sách tín dụng của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động trong một khu vực có các hộ gia đình với điều kiện phát triển kinh tế theo thời vụ và theo chu kỳ biến động không thể đủ khả năng để có một chính sách cho vay, trong khi nền kinh tế ổn định có lợi cho chính sách cho vay, như khả năng biến động về mức độ tiền gửi và nhu cầu vay có giới hạn. Với một nền kinh tế phát triển khá ổn định như huyện Mai Sơn thì sự phát triển của Ngân hàng chính sách đã góp một phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện.
+ Khả năng và kinh nghiệm của cán bộ ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách cho vay. Nên xem xét kỹ năng và năng lực của nhân viên cho vay. nhân viên có kiến thức và kinh nghiệm thì việc tuyên truyền, hoạt động trong các hình thức cho vay mới đảm bảo đúng phương thức triển khai chương trình tín dung. Ngân hàng cũng nên thực hiện đào tạo và bồi dưỡng nhân viên trong mọi lĩnh vực cho vay nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của các hộ gia đình.
80
+ Nhu cầu tín dụng của khu vực phục vụ: Nếu một ngân hàng được đặt tại một khu vực nơi kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp như huyện Mai Sơn, ngân hàng phải điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của nông dân. Ngân hàng chính sách phục vụ cho đối tượng chính là người nghèo, Ngân hàng chính sách đã giúp người dân có thể thoát nghèo bằng cách cho họ vay vốn với lãi suất ưu đãi, thời hạn trả lãi vay dài.
Từ những yếu tố tác động từ NHCSXH thì Ban đại diện (BĐD) cũng là thành phần không thể thiếu trong quá trình triển khai thực hiện. Trong hoạt động BĐD cũng là nhân tố ảnh hướng đến chất lượng tín dụng vì tính chất kiêm nghiệm của các tổ chức đoàn thể việc tham gia sinh hoạt, giao ban của các thành viên không được thường xuyên mang tính chất thông tin kết quả triển khai hoạt động là chính, từ đấy chất lượng giao ban tham gia đóng góp ý kiến còn tồn tại không được trọng tâm, sát với thực tế.
(2) Hội đoàn thể- chính trị xã hội nhận ủy thác và tổ TK & VV: Hội đoàn thể - chính trị xã hội là cầu nối để hoạt động tín dụng đến với hội viên phụ nữ và người dân; Tổ Tiết kiệm và vay vốn được ví như cánh tay nối dài của NHCSXH. Nhiều nội dung công việc trong quy trình cho vay của NHCSXH được ủy thác cho các tổ chức Hội, đoàn thể và ủy nhiệm cho các Tổ TK&VV thực hiện như: Bình xét, lựa chọn người vay, kiểm tra, đôn đốc người vay trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, đôn đốc người vay trả lãi tiền vay và nợ gốc đúng thời hạn. Vì vậy, chất lượng của hoạt động ủy thác và hoạt động ủy nhiệm của các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của NHCSXH.
(3) Nhân tố chính quyền cấp xã và hội viên phụ nữ vay vốn: chính quyền địa phương cấp xã là ban giảm nghèo của xã phụ trách công tác xóa đói, giảm nghèo có nhiệm vụ phê duyệt các hộ đủ điều kiện, tiêu chuẩn để vay vốn. ban giảm nghèo xã khảo sát, phân bổ số lượng vay vốn trong toàn xã, vậy việc xét số lượng các hộ vay vốn tăng thì lượng vốn được giải ngân tăng thì mới đảm bảo chất lượng tín dụng. Đối với các hộ dân và hội viên phụ nữ
81
vay vốn thì việc thu nhập trên nguồn vốn được vay của là một trong những yếu tố tác động lớn nhất tới khả năng cũng như lượng vốn vay của hội viên thông qua hội Phụ nữ. Thu nhập càng cao thì khả năng vay vốn càng dễ và lượng vốn được vay càng nhiều. Thu nhập cao tạo niềm tin cho các ngân hàng và đơn vị cung cấp tài chính rằng người hội viên có thể sản xuất kinh doanh thành công và hoàn trả vốn cũng như lãi. Trong khi đó, thu nhập thấp mà cho vay nhiều có thể dẫn tới rủi ro cao.
(4) Trên thực tế hoạt động tín dụng ủy thác thì nhân tố nợ quá hạn là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất để đo lường, đánh giá chất lượng hoạt độngtín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Nợ quá hạn là loại rủi ro tín dụng gây ra sự tổn thất về tài chính cho Ngân hàng do người vay chưa hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của NHCSXH, đến khả năng hoàn trả vốn cho các nguồn vốn huy động phải hoàn trả, và đặc biệt đến khả năng cấp tín dụng ở các chu kỳ tiếp theo.