Nội dung bảo đảm quyền của trẻ em

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 27 - 30)

1.2.2.1. Xây dựng, ban hành hệ thống chính sách, pháp luật về quyền của trẻ em

Pháp luật với tính bắt buộc chung có khả năng tác động đến tất cả các đối tượng điều chỉnh, với sức mạnh như những thước đo giá trị của cách hành xử nên pháp luật là một yếu tố quan trọng trong số các yếu tố có khả năng bảo vệ trẻ em. Để bảo đảm quyền của trẻ em, trước hết phải thông qua hoạt động xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật vì không có pháp luật thì không có cơ sở pháp lý để bảo vệ, bảo đảm quyền của trẻ em. Thực tế cho thấy, không có gì thúc đẩy sự vi phạm quyền của trẻ em hơn là tình trạng thiếu pháp luật hoặc pháp luật dựa trên cơ sở không khoa học. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về quyền của trẻ em không chỉ nhằm ghi nhận các quyền con người tự nhiên, vốn có của trẻ em mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy và bảo vệ các quyền của trẻ em trên thực tế. Bằng các quy định của pháp luật, các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân và gia đình thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình đảm bảo trẻ em được tiếp cận và hưởng thụ đầy đủ các quyền hợp pháp đồng thời là công cụ hữu hiệu để trẻ em tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong xây dựng hệ thống pháp luật về quyền của trẻ em. Trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp là đạo luật có giá giá trị pháp lý cao nhất, trong đó quyền của trẻ em được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm; là cơ sở, là tiền đề cho các hoạt động bảo đảm quyền của trẻ em của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, của nhà trường, gia đình và của chính bản thân trẻ em. Quốc hội ban hành các đạo luật quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc cho việc bảo đảm quyền của trẻ em như: Luật Trẻ em; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Bộ Luật Dân sự; Bộ Luật Lao độn;, Bộ Luật Hình sự; Luật Hôn

nhân và gia đình; Luật Trợ giúp pháp lý; Luật Hộ tịch, Luật Giáo dục nghề nghiệp; Luật Hòa giải ở cơ sở... Trong đó, Luật Trẻ em là tiền đề quan trọng cho việc triển khai, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến bảo đảm quyền riêng tư của trẻ em.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia và nội luật hóa nhiều quy định từ các văn bản pháp luật quốc tế về quyền trẻ em. Trước hết là Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948. Tiếp theo là Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989, Việt Nam phê chuẩn năm 1990, quy định trực tiếp các nguyên tắc bảo vệ quyền trẻ em như: nguyên tắc không phân biệt đối xử, bình đẳng về cơ hội, nguyên tắc lợi ích tốt nhất cho trẻ em và nguyên tắc quyền được sống, tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, Công ước đã quy định rất nhiều quyền cơ bản của trẻ em buộc các quốc gia thành viên phải tôn trọng.

Một số công ước khác mà Việt Nam tham gia cũng khẳng định trẻ em là một đối tượng được bảo vệ như Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966...

1.2.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quyền của trẻ em Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cho các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quyền của trẻ em với các hình thức như: Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính; Thông qua hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở, lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở;

thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân...

Thứ hai, tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính về quyền của trẻ em.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quyền của trẻ em; Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chương trình mục tiêu về chăm sóc trẻ em, trong đó có chủ thể hưởng lợi là trẻ em; các biện pháp đảm bảo quyền của trẻ em.

- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hành vi xâm phạm đến quyền của trẻ em theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế về quyền của trẻ em.

- Gia nhập hoặc tham gia ký kết các điều ước tế về đảm bảo quyền của trẻ em; thừa nhận và tuân theo những giá trị chung của nhân loại, trong đó có giá trị bảo vệ nhân quyền của trẻ em. Việc bảo vệ và phát triển quyền của trẻ em sẽ giúp quốc gia đó khai thác và phát huy tối đa tiềm năng và nguồn nhân lực cho tương lai phát triển đất nước.

- Tranh thủ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ để tạo thêm nguồn lực, đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ em, bởi các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ có vai trò quan trọng trong cung cấp phương pháp tiếp cận đối với việc giải quyết các vấn đề của trẻ em.

- Huy động nguồn lực cho việc thực hiện các chương trình, dự án về bình đẳng giói ở Việt Nam.

Thứ tư, thực hiện các hoạt động tố tụng bảo vệ quyền của trẻ em.

- Cung cấp các biện pháp ngăn ngừa, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân cho các thẩm phán..., đặc biệt là ở khu vực nông thôn và ở các cộng đồng dân tộc thiểu số.

- Đấu tranh, phòng ngừa, tố giác kịp thời các hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền của trẻ em.

- Đảm bảo rằng trẻ em luôn luôn có được các công cụ, phương tiện cần thiết để đấu tranh, phòng chống lại sự vi phạm quyền của trẻ em.

- Đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến quyền của trẻ em được thực hiện nghiêm minh, chính xác, kịp thời.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 27 - 30)