Các điều kiện bảo đảm quyền của trẻ em

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 35 - 48)

1.3.2.1. Chính trị

Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm ưu tiên công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bảo đảm quyền của trẻ em là bảo vệ quyền con người của đối tượng nhỏ tuổi, dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Điều này đã được minh chứng bởi chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một đường lối, chính sách xuyên suốt trong sự nghiệp lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiến pháp 1959, đạo luật cơ bản thứ hai ra đời, tại thời điểm chính quyền cách mạng Việt Nam vừa trải qua một bước ngoặt vĩ đại, giành độc lập miền Bắc và chuyển miền Bắc sang thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây chính là một minh chứng cho sự nhất quán về đường lối, chính sách trong quản điểm bảo đảm quyền trẻ em của Đảng ta. Đến năm 1960, thực hiện Chỉ thị số 197 của Ban Bí thư Trung ương, toàn dân đã có phong trào chăm lo và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng diễn ra rộng khắp các địa phương trong cả nước. Năm 1975, giành độc lập tại miền Nam và thống nhất đất nước, cả nước ta bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vẫn nhất quán với tư tưởng về con người, về trẻ em, Đảng ta lại có thêm những điều kiện mới để chăm lo, giáo dục trẻ em. Năm 1979, chính sách, đường lối của Đảng về trẻ em được cụ thể hoá trong “Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Có thể coi pháp lệnh này là một trong những nền tảng pháp lý đầu tiên cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cho đến nửa cuối những năm 80, Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới Nhà nước về nhiều phương diện. Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trở thành một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới này. Đường lối, chính sách đổi mới của Đảng về công việc đối với trẻ em được tiến hành theo cả chiều sâu và chiều rộng. Đường lối

của Đảng về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được cụ thể hoá trong pháp luật.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định về quyền trẻ em một cách đầy đủ, rõ ràng và cụ thể hơn. Tại khoản 1, Điều 37 Hiến pháp 2013 quy định: “... trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức...quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Trẻ em được gia đình, Nhà nư c và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử l kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật...”.

Chỉ thị số 20/CT-TW, ngày 5-11-2012 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới đã nhấn mạnh: “Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nư c và hội nhập quốc tế”.

Cùng với hệ thống pháp luật về quyền trẻ em không ngừng được xây dựng theo hướng ngày càng tiến bộ, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và chỉ đạo thực hiện để bảo đảm các quyền của trẻ em được đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn và giải quyết các vấn đề trẻ em phát sinh. Điều này cho thấy đường lối nhất quán của Nhà nước Việt Nam đặt trẻ em vào trọng tâm ưu tiên của đầu tư cho xã hội, đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho phát triển bền vững và chuẩn bị tốt nhất cho nguồn nhân lực. Trong đó, tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tuyên

truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em.

Cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, đặc biệt các cấp địa phương, cơ sở đã nâng cao nhận thức và quan tâm về công tác trẻ em; thực hiện 25 quyền trẻ em theo quy định của pháp luật và chính sách về bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tạo lập cuộc sống an toàn cho trẻ em bằng các hình thức phù hợp; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, nhà trường, thay đổi phương pháp giáo dục trẻ em; hướng dẫn các thành viên trong gia đình, giáo viên, học sinh kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình, học đường; thực hiện trách nhiệm phát hiện thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; giáo dục của nhà trường thực hiện việc cung cấp kiến thức pháp lý về chăm sóc, bảo vệ và hỗ trợ trẻ em; công viên, cây xanh, sân chơi cho trẻ em, các thiết chế văn hóa cho trẻ em đã được quan tâm hơn.

Nhiều tổ chức và bạn bè quốc tế đánh giá cao về những cố gắng và kết quả chăm sóc, bảo vệ trẻ em của Việt Nam trong 30 năm qua. Mặc dù chúng ta còn nhiều khó khăn nhưng Nhà nước đã cấp bảo hiểm y tế miễn phí cho tất cả trẻ em dưới 6 tuổi; gần 100 trẻ em dưới 1 tuổi được tham gia tiêm chủng mở rộng; gần 100 trẻ em 5 tuổi được đi học mẫu giáo; Nhà nước không thu học phí đối với học sinh học tiểu học; khoảng 90 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng chính sách trợ giúp xã hội. Nhiều mô hình tốt, cách làm hay về bảo vệ trẻ em đang được triển khai rất hiệu quả, thiết thực: Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111, hoạt động 24/7 miễn phí; quy trình hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình

dục; tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên, phòng điều tra thân thiện với trẻ em... [24].

Đạt được những kết quả trên là nhờ sự quan tâm vào cuộc tích cực, kịp thời, trách nhiệm của các cơ quan, ban, bộ, ngành, địa phương, các cơ quan tư pháp, các cơ quan báo chí, các tổ chức xã hội, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác trẻ em trong cả nước.

Năm 2020, Việt Nam tích cực chuẩn bị cho Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành kế hoạch hành động để thực hiện các mục tiêu của Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc (Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10-5-2017 về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; Quyết định số 681/QĐ- TTg ngày 4-6-2019 về việc ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030), trong đó có 13 mục tiêu và 40 chỉ tiêu về hoặc liên quan đến trẻ em [24].

1.3.2.2. Kinh tế - xã hội

Việt Nam có tốc độ giảm nghèo nhanh. Tuy thế, thành quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững khi vẫn còn không ít trẻ em sống trong điều kiện nghèo, không được bình đẳng về cơ hội hưởng các quyền được chăm sóc sức khỏe, học tập, vui chơi, bảo vệ an toàn, tham gia đời sống xã hội. Trẻ em cần được đặt vào trung tâm và ưu tiên hơn nữa trong các hỗ trợ và can thiệp giảm nghèo, được coi là đối tượng để đánh giá kết quả cuối cùng của công tác giảm nghèo.

Gần 30 năm qua, những thay đổi của tình hình trẻ em Việt Nam nhờ vào thành tựu của công cuộc đổi mới, sự dồi dào hơn về vật chất và tinh thần. Nhưng cũng có không ít thử thách vẫn chưa vượt qua. Trẻ em suy dinh dưỡng

còn chiếm tỷ lệ cao. Các nguy cơ xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em gia tăng và ngày càng tinh vi, phức tạp. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số trẻ em. Ðiều đó cho thấy tăng trưởng kinh tế không mặc nhiên tạo ra hiệu quả toàn diện về đáp ứng các quyền trẻ em.

Mặt khác, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vẫn chịu những áp lực của quy mô nền kinh tế nước nhỏ, có xuất phát điểm phát triển thấp, lại bị tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới cho nên đời sống nhân dân, đời sống trẻ em vẫn gặp những khó khăn. Với số đông người dân, chi phí cho y tế, giáo dục vẫn đắt đỏ so với thu nhập. Chất lượng dịch vụ xã hội thấp và chậm được cải thiện. Bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục) tiếp tục gia tăng. Nguy cơ đánh mất cơ hội thoát nghèo bền vững bằng đầu tư cho trẻ em của các hộ, các vùng nghèo vẫn tồn tại.

Quy mô và cấu trúc gia đình từ phổ biến là ba thế hệ sang hai thế hệ, gia đình đơn thân tăng. Mối quan hệ giữa các thành viên gia đình lỏng lẻo. Các phương thức gắn kết, giao tiếp trong gia đình đa dạng và phức tạp. Chức năng kinh tế của gia đình ngày càng được coi trọng, làm suy giảm các chức năng khác. Cha, mẹ sử dụng thời gian chủ yếu cho kiếm sống, thậm chí rời nhà đi làm xa. Chức năng chăm sóc, giáo dục con, cháu của cha mẹ, ông bà giảm hoặc chuyển sang gián tiếp, sử dụng các dịch vụ. Trong khi đó, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình, bởi cha mẹ và những người ruột thịt là quyền đặc biệt của trẻ em, tạo cho trẻ sự phát triển hài hòa. Chính vì thế, áp lực tâm lý, bạo lực gia đình, bạo lực xã hội, xâm hại trẻ em cũng tăng lên.

Việt Nam đã và đang tiếp tục hứng chịu nhiều tác động của quá trình biến đổi khí hậu. Cả quá trình toàn cầu hóa là xu hướng khách quan diễn ra nhanh, không thể đảo ngược. Sự phát triển chưa từng có của khoa học và công nghệ, mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập thương mại quốc tế, giao lưu

văn hóa làm thay đổi các giá trị truyền thống của gia đình, xã hội. Xuất hiện hội chứng trẻ em sống ảo, nghiện trò chơi in-tơ-nét. Gia tăng nguy cơ xâm hại trẻ em qua in-tơ-nét. Mặt khác, việc chậm thay đổi, thích ứng giữa lối sống, thói quen cũ với lối sống của xã hội công nghiệp dẫn đến những lãng phí hữu hình và vô hình, hiệu quả lao động thấp, tai nạn thương tích, mất an toàn vệ sinh thực phẩm... Những tác động đa chiều ấy đặt ra nhiều vấn đề xã hội khó khăn, phức tạp, tạo ra sức ép lớn hơn đối với công tác bảo vệ trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.

Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình, điều đó có nghĩa rằng trong mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, mỗi xã, phường, mỗi địa phương, trẻ em sẽ có cơ hội được đầu tư nhiều hơn. Nhận thức đúng và rõ ràng về sự ưu tiên cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đầu tư cho nguồn vốn con người tạo ra những cơ hội phát triển đất nước mang tầm chiến lược. Mục tiêu đưa đất nước Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2025 vẫn đang còn tùy thuộc vào sự lựa chọn và cách đầu tư thực tế cho nguồn lực con người, bắt đầu bằng đầu tư cho trẻ em. Không thể có một đất nước công nghiệp nếu không có nhân lực đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế - xã hội công nghiệp.

Thời điểm hiện nay là thời điểm quan trọng của một thời kỳ phát triển kinh tế, xã hội. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng đang ở trong bối cảnh đó. Chất lượng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tác động quan trọng đến sự thành bại, đến tận dụng hay bỏ lỡ cơ hội, vượt qua hay không vượt qua được thách thức trong quá trình phát triển dài hạn của đất nước. Về cơ hội của một đất nước, đầu tư cho trẻ em càng sớm càng nhanh có được nền tảng phát triển bền vững. Các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là hợp phần không thể bỏ qua trong hoạch định các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như

cân đối đầu tư giữa vốn vật chất và vốn con người trong những thập kỷ phát triển sắp tới của nước ta.

1.3.2.3. Văn hóa nhân quyền

Khoản 1 Điều 14 Chương II Hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ: “Ở nư c CHXHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Và trên thực tế, kể từ khi thành lập nước đến nay, vấn đề dân chủ, nhân quyền luôn được quan tâm, chú trọng, lan tỏa sâu rộng trong cuộc sống. Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ cùng nhân dân Việt Nam luôn nỗ lực để nhân quyền được bảo đảm, ngày càng phát triển. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã có chế định quyền của trẻ em và trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của Nhà nước, gia đình và xã hội.

Những thành tựu mọi mặt về nhân quyền Việt Nam đã đạt được không chỉ cho thấy kết quả của nỗ lực này, mà còn trực tiếp khẳng định, chứng minh sự ưu việt của chế độ xã hội. Xét từ phương diện nào thì nhân quyền trong một xã hội vẫn luôn phải thể hiện qua những sự kiện, vấn đề, hiện tượng cụ thể của cuộc sống. Nói cách khác, nhân quyền - quyền con người không tồn tại như những khái niệm trừu tượng, không phải là những khẩu hiệu chung chung, mà có thể quan sát, khảo sát, đánh giá, định tính, định lượng,... một cách toàn diện đến từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của xã hội, con người. Từ nhận thức về nhân quyền một cách thiết thực như vậy nên Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam luôn phấn đấu để ở Việt Nam vấn đề dân chủ, nhân quyền ngày càng hoàn thiện, phát triển, cuộc sống mọi mặt của toàn dân ngày càng được nâng cao, đặc biệt là đối với trẻ em - là những cá thể đặc biệt trong xã hội. Nhìn từ lịch sử cách mạng, phải khẳng định rằng ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất, Đảng, Nhà nước Việt Nam vẫn cố gắng chăm lo

cuộc sống mọi mặt của toàn dân, trong đó trẻ em luôn được ưu tiên hàng đầu. Bởi đó là bản chất, là mục tiêu nhất quán của một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, đó cũng là nỗ lực để hiện thực hóa điều Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” [06].

Trên cơ sở mọi chiến lược, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được xây dựng theo nguyên tắc lấy nhân dân làm trung tâm và để phục vụ

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 35 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)