Nâng cao nhận thức về quyền trẻ em

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 105 - 108)

Trong thời gian tới, để tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân về quyền trẻ em, cấp ủy, chính quyền huyện Hải Lăng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Tăng cường giáo dục về quyền trẻ em để nâng cao nhận thức của người dân và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật liên quan nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền trẻ em trong khuôn khổ pháp luật của quốc gia; lồng ghép giáo dục quyền trẻ em với việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các chương trình, đề án của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Việc hiểu biết một cách đúng đắn về quyền trẻ em cũng như các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quyền này là điều kiện tiên quyết, không thể thiếu để bảo vệ, thúc đẩy quyền trẻ em một cách hiệu quả. Để làm được điều đó, việc giáo dục quyền trẻ em phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục để tất cả cán bộ, người dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về quyền trẻ em.

Tăng cường hoạt động giảng dạy quyền trẻ em trong giáo dục ở nhà trường. Hiện nay ở Việt Nam nói chung, huyện Hải Lăng nói riêng các kiến thức về quyền trẻ em trong các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông

còn mang tính lý thuyết và trừu tượng. Có địa phương vẫn chưa thực hiện việc giảng dạy và phổ biến quyền trẻ em đến cho đối tượng học sinh. Chương trình giáo dục quyền trẻ em cần đảm bảo tính hiện đại, ổn định và thống nhất, có sự kế thừa giữa các cấp học. Vì vậy, cần thiết phải đưa chương trình giáo dục quyền trẻ em vào tất cả các cấp bậc học để tất cả học sinh đều có thể tiếp cận được các nội dung cơ bản về quyền trẻ em. Khi lồng ghép vấn đề quyền trẻ em vào nhà trường sẽ đảm bảo tính thống nhất, tính liên thông của chương trình; đồng thời cũng đảm bảo tính chủ động, thường xuyên, liên tục, rộng khắp trong cộng đồng.

Vận dụng nhiều hình thức, phương pháp tuyên truyền, giáo dục kiến thức về quyền trẻ em. Đối với hoạt động tuyên truyền, giáo dục nội dung quyền trẻ em, cần sử dụng, khai thác và vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp khác nhau bảo đảm tính phù hợp, hiệu quả; đảm bảo nội dung tuyên truyền phù hợp với đối tượng và mục tiêu; Kết hợp giữa tuyên truyền, giáo dục quyền trẻ em với các kỹ năng sống, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật.... Khuyến khích tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về quyền trẻ em, quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền trẻ em cũng là một hình thức hấp dẫn, có thể đạt hiệu quả cao. Ưu điểm của biện pháp này là có thể được áp dụng một cách đa dạng cho nhiều đối tượng khác nhau (không chỉ riêng với nhóm học sinh/sinh viên tham gia các cuộc thi trong khuôn khổ của cơ sở đào tạo mà kể cả các đối tượng như người dân, người đi làm, người nghỉ hưu... cũng hoàn toàn tham gia được ở phạm vi rộng); phạm vi đối tượng được giáo dục cũng rất rộng (bao gồm cả người dự thi và người theo dõi cuộc thi), phát huy được tính tích cực, chủ động của đối tượng dự thi và giúp họ nhận thức sâu sắc hơn nội dung quyền trẻ em cần tìm hiểu.

Tăng cường giáo dục về quyền trẻ em thông qua việc cung cấp các chương trình đặc biệt cho các cán bộ thực thi pháp luật; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên có kiến thức chuyên môn phục vụ công tác giáo dục về quyền trẻ em. Để có thể giáo dục quyền trẻ em cho các đối tượng thụ hưởng khác nhau một cách hiệu quả, ngoài việc có giáo trình phù hợp, phương pháp giảng dạy hấp dẫn thì chất lượng của đội ngũ người giảng dạy cũng vô cùng quan trọng. Hiện nay, đội ngũ làm công tác về trẻ em nhìn chung chưa được đào tạo đầy đủ, bài bản về nội dung này, khi giảng dạy về quyền trẻ em chủ yếu họ phải dựa vào giáo trình và những tài liệu tham khảo để xây dựng bài giảng. Do đó, trước khi các nội dung quan điểm của Đảng, Nhà nước về quyền trẻ em được chuyển tải tới người dân thì người thực hiện công tác về trẻ em phải là đối tượng được trang bị kiến thức về quyền trẻ em, cũng như chủ trương của Đảng, Nhà nước về thực hiện quyền tre em một cách toàn diện, giúp họ chủ động trong việc lồng ghép nội dung giáo dục này vào bài giảng nhằm chuyển tải và thẩm thấu một cách linh hoạt vào những người nghe. Ngoài ra, cần phải đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ tuyên truyền cốt cán trong các tổ chức chính trị xã hội đặc thù như: Hội liên hiệp phụ nữ, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Công đoàn... để thông qua hoạt động của các tổ chức này mà truyền tải nội dung giáo dục quyền trẻ em một cách sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Áp dụng công nghệ thông tin và lợi ích của các mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục quyền trẻ em cũng là một việc làm có thể tạo nên hiệu quả trong việc nâng cao hiệu quả của việc tuyên truyền. Để hỗ trợ cho các hình thức, phương pháp tuyên truyền, cần tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, thông tin về quyền trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng. Với lợi thế là tính phổ cập, kịp thời và rộng khắp, loa phát thanh của thôn, xóm, xã, thị trấn và huyện là một kênh tuyên truyền, phổ

biến, giáo dục quyền trẻ em đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng những lợi ích từ các mạng xã hội để phổ biến các thông tin về quyền trẻ em một cách nhanh chóng và tiếp cận được rất nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, khi tiếp nhận các thông tin từ mạng xã hội, người đọc cần phải chắt lọc các thông tin chính thống, có tư duy phản biện để nhìn nhận được chính xác vấn đề.

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)