Về nhóm quyền được sống còn

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 55 - 61)

Trong giai đoạn từ năm 2016-2020, số trẻ em sinh ra trên địa bàn huyện Hải Lăng là 4892 trẻ [09].

Thời gian qua, huyện Hải Lăng đã thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020; thành lập Ban điều hành trẻ em cấp huyện, Ban bảo vệ trẻ em cấp xã và đội ngũ cộng tác viên; tổ chức các đợt truyền thông, tập huấn, nâng cao năng lực, hướng dẫn thu thập thông tin về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em cho đội ngũ cán bộ các cấp và cộng tác viên; đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn để xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo vệ chăm sóc trẻ em tại các địa phương. Qua đó, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Triển khai điểm mô hình phòng, chống tai nạn thương tích ở trẻ em với các phương thức khác nhau như: tổ chức các đợt truyền thông tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em tại các trường học và các bậc phụ huynh tại các thôn; đồng thời, gắn các biển hiệu, pano, apphich tại các nơi nguy hiểm như ao, hồ, đường giao nhau, hàng năm tổ chức 07 - 08 lớp tập bơi phòng chống đuối nước cho học sinh với khoảng 210 - 240 em tham gia. Mô hình câu lạc bộ đọc sách cho trẻ em tại: Thu hút 30 - 32 trẻ em/buổi, 03 buổi/tuần. Sau đó, được nhân rộng với thời lượng đọc: 01 lần/tuần, 2 kỳ/tháng, thu hút khoảng 30 - 35 lượt trẻ em tham gia/lần. Qua đó, tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ em trên địa bàn. Mô hình câu lạc bộ dinh dưỡng cho trẻ em dưới 05 tuổi: Đây là mô hình dược triển khai rất hiệu quả tại các đơn vị còn khó khăn của huyện. Mô hình hoạt động thường xuyên (2-3 lần/tháng) với sự tham gia của các bà mẹ có con dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng tại 21 CLB thông qua việc truyền thông, chia sẻ kinh nghiệm nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ và cung cấp cháo dinh dưỡng cho trẻ em bị suy dinh dưỡng trong độ tuổi. Triển khai mô hình “Vườn rau của trẻ” với phương

thức trồng rau tại chỗ để cung cấp thực phẩm cho bữa ăn của trẻ với sự tham gia của 216 trẻ.

Hệ thống mạng lưới cơ sở y tế được mở rộng và nâng cấp; hệ thống mạng lưới y tế học đường được quan tâm hơn. 100 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm, chăm sóc dưới nhiều hình thức khác nhau. Thực hiện đầy đủ, kịp thời việc xác nhận, giám sát việc mua, cấp phát thẻ BHYT cho trẻ em dưới 06 tuổi, tính đến tháng 10/2020 có 9.889 thẻ BHYT; phối hợp với Phòng Y tế huyện tổ chức giám sát việc khám chữa bệnh cho trẻ em và thực hiện chương trình y tế Quốc gia. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng: Nhà trẻ: Tỉ lệ trẻ phát triển bình thường đạt 97,5 ; tỉ lệ trẻ suy duy dưỡng thể nhẹ cân 0,6 , thấp còi 1,5 . Mẫu giáo: Tỉ lệ trẻ phát triển bình thường đạt 95.5 ; tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 1.3 . Thường xuyên quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng bởi chất độc hoá hoá học... Các chỉ tiêu về sức khoẻ, dinh dưỡng không ngừng cải thiện. Công tác tiêm chủng, phòng chống các dịch bệnh cho trẻ em được tăng cường. Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng (thể nhẹ cân) giảm đáng kể, từ 11 năm 2015 xuống còn 6,91 năm 2020. Ngoài ra, tai nạn thương tích ở trẻ em ngày càng được quan tâm, đặc biệt là tai nạn đuối nước, huyện đã tổ chức 12 lớp dạy bơi cho 360 trẻ em tại các xã trên địa bàn. Công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện tốt; chương trình nước sạch nông thôn triển khai đồng bộ, tạo điều kiện vệ sinh được cải thiện ngày một tốt hơn. Công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục chủ trương, chính sách về sức khoẻ sinh sản được tăng cường. Các gia đình đã có ý thức cao trong việc chăm sóc bà mẹ và thai nhi.

Huyện đã tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để

tồn tại và phát triển thể chất. Phối hợp trao học bổng và phần thưởng học sinh đạt giải học sinh giỏi các cấp và học sinh khá, giỏi thuộc Dự án Zhishan Foudation cho 1056 lượt trẻ em nghèo vượt khó trên địa bàn với tổng số tiền 1.277.150.000 ngàn đồng; phối hợp tổ chức đưa 201 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tham gia Hội trại tại Khu nghỉ dưỡng nước nóng Thanh Tân - Huế. Ngoài ra, hỗ trợ tiền mừng tuổi năm mới cho 1201 em với tổng số tiền 158.040.000 đồng. Rà soát, lập hồ sơ đề nghị xét mới học bổng Zhishan cho 126 học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Tổ chức đưa trẻ tham gia Hội thi Tìm hiểu về Luật trẻ em cấp tỉnh. Đưa 218 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tham gia nhận xe đạp do chương trình “Hành trình cuộc sống” và Công ty Bảo hiểm nhân thọ tài trợ với tổng trị giá khoảng 636 triệu đồng. Thông báo 67 trẻ em khuyết tật - nhiểm Dioxin tham gia nhận học bổng VNED với tổng kinh phí 821.000.000 đồng. Thông báo 32 trẻ em có HCKK vươn lên học giỏi tham gia nhận học bổng dài hạn do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ với tổng số tiền 510 triệu đồng. Phối hợp thực hiện các hoạt động do Dự án Chương trình hòa nhập giáo dục cho trẻ khuyết tật - tổ chức Catholich Relief Service (CRS- Hoa Kỳ) tài trợ: Đã triển khai các hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật trên địa bàn như: Tập huấn về hoạt động trị liệu, phục hồi chức năng cho cha mẹ TKT; tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường, cán bộ y tế, cán bộ phụ trách công tác trẻ em về công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm, giáo dục hoà nhập, bảo vệ chăm sóc trẻ em và giới; tổ chức mô hình “Vòng tay bè bạn” cho TKT; tổ chức 113 lớp dạy TKT tại cộng đồng với 823 lượt trẻ tham gia, dạy 23 trẻ khuyết tật tại nhà, chuyển gửi y tế cho 16 TKT tham gia phục hồi chức năng tại Trung tâm hỗ trợ người khuyết tật - Hội từ thiện tỉnh; đưa 23 trẻ khiếm thính tham gia chuyển gửi y tế tại Đà Nẵng và được hỗ trợ máy trợ thính, 14 TKT được tư vấn và lắp nẹp chân tại Bệnh viện Đại học Y dược Huế; tổ chức các hoạt động: ngày hội thể thao hoà

nhập tại huyện, hỗ trợ tiết dạy tại trường cho 50 giáo viên dạy TKT học hoà nhập, tổ chức hội thảo về nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập ở bậc Mầm non và Tiểu học, khảo sát trẻ từ 0 đến 8 tuổi và tổ chức khám sàng lọc cho TKT... với tổng kinh phí năm qua 4 năm là 2.980 tỷ đồng. Xây dựng kế hoạch và tổ chức, kiểm tra, giám sát các lớp dạy kỹ năng bơi tại các xã và tại trung tâm huyện. Xây dựng kế hoạch triển khai tập huấn Sổ ghi chép và cập nhật phần mềm quản lý đối tượng trẻ em. Tổ chức trao quà, tiếp nhận và trao tặng 2.600 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện với tổng kinh phí là 1.395 tỷ đồng. Xây dựng Kế hoạch vận động Quỹ bảo trợ trẻ em. Tính đến ngày 10/11/2020, đã vận động Quỹ Bảo trợ trẻ em được 1.267.684.000 đồng. Kiểm tra, rà soát, xác nhận mua 4.687 thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi. Xây dựng và tổ chức các hoạt động nhân Tháng hành động vì trẻ em các năm từ 2016 đến 2020 và Ngày quốc tế thiếu nhi 01/6 với tổng kinh phí 1.151.192.000 đồng. Tích cực vận động các tổ chức, cá nhân, chương trình, dự án hỗ trợ các hoạt động và trao quà cho hàng trăm trẻ em có HCĐBKK với tổng số tiền 1. 698.299.000 đồng. Phối hợp tổ chức khám, chỉ định phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị tim bẩm sinh, có 154 em tham gia khám. Hỗ trợ, tổ chức đưa 01 trẻ tham dự Chương trình trẻ em có HCĐBKK gặp mặt Chủ tịch nước tại Hà Nội. Phối hợp với Quỹ BTTE tỉnh đưa 07 trẻ em nhận học bổng do tổ chức Hội nạn nhân chất độc da cam Điôxin Pháp - Việt hỗ trợ (VNED).

Riêng đối với tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở địa phương. Hiện nay, toàn huyện có 428 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; 270 trẻ em khuyết tật; 09 em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; 03 em bị nhiễm chất độc hoá học; 02 em vi phạm pháp luật; 1.901 em sống trong các gia đình hộ nghèo và hàng ngàn trẻ em khác có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn. Thực hiện chính sách của Nhà nước đã giải quyết chế độ

Bảo trợ xã hội cho 27 em mồ côi không nơi nương tựa được hưởng 405.000đ/em/tháng; 89 trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng 675.000đ/em/tháng và nuôi dưỡng 270.000đ/người/tháng; 127 trẻ em khuyết tật nặng được hưởng 540.000đ/trẻ/tháng. Đảng uỷ và chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn đã tăng cường sự lãnh đạo, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao kiến thức, nhận thức, trách nhiệm của các ngành, đoàn thể và mọi người dân thực hiện tốt công tác bảo vệ trẻ em. Tại các xã, thị trấn đều có cộng tác viên thường xuyên theo dõi, tiếp cận, phát hiện sớm những trường hợp trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, kịp thời có biện pháp tư vấn, giúp đỡ. Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường trên địa bàn huyện học tập xây dựng mô hình “Trường học an toàn”, tổ chức các hội thi, các buổi ngoại khoá về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, về an toàn giao thông; phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em...; Phối hợp triển khai mô hình điểm “Cộng đồng an toàn”, “Trường học an toàn”, “Ngôi nhà an toàn” tại xã Hải Xuân; từng bước nhân rộng mô hình đến các xã, thị trấn.

Phát huy kết quả đạt được của những năm trước, giai đoạn 2016-2020, huyện đã ban hành công văn chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục xây dựng xã, thị trấn phù hợp với trẻ em trên địa bàn huyện; theo đó yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan liên quan cấp huyện, xã tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 34/2014/QĐ-TTg, ngày 30/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; Thông tư số 25/TT-BLĐTBXH, ngày 06/9/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Theo đó, hàng năm phòng LĐ- TB&XH đã ban hành công văn hướng dẫn các xã, thị trấn đăng ký đầu năm và hướng dẫn quy trình đánh giá xã, thị trấn phù hợp với trẻ em vào cuối năm.

Năm 2016, phòng đã ban hành Công văn số 87/LĐTBXH-TE ngày 24 tháng 2 năm 2016 về việc hướng dẫn đăng xã, thị trấn phù hợp với trẻ em năm 2016; Công văn số 569/LĐTBXH-TE ngày 17/10/2016 về việc thực hiện quy trình xét duyệt xã, thị trấn phù hợp với trẻ em theo Quyết định 34/QĐ- TTg.

Năm 2017, phòng đã ban hành Công văn số 64/LĐTBXH-TE ngày 07 tháng 02 năm 2017 về việc hướng dẫn đăng ký xã, thị trấn phù hợp với trẻ em năm 2017; Công văn số 735/LĐTBXH-TE ngày 31/10/2017 về việc đôn đốc thực hiện quy trình xét duyệt xã, thị trấn phù hợp với trẻ em theo Quyết định 34/QĐ-TTg.

Năm 2018, phòng đã ban hành Công văn số 82/LĐTBXH-TE ngày 05 tháng 3 năm 2018 về việc hướng dẫn đăng ký xã đạt chuẩn xã, thị trấn phù hợp với trẻ em; Công văn số 723/LĐ-TBXH-TE ngày 30/10/2018 về triển khai quy định tiêu chuẩn “xã, thị trấn phù hợp với trẻ em” theo Quyết định 34/2014/QĐ-TTg; Công văn số 842/LĐTBXH-TE ngày 03/12/2018 về việc nộp hồ sơ đăng ký “xã, thị trấn phù hợp với trẻ em” theo Quyết định 34/2014/QĐ-TTg.

Năm 2019, phòng đã ban hành Công văn số 62/LĐTBXH-TE ngày 15 tháng 3 năm 2019 về việc hướng dẫn đăng ký xã, thị trấn đạt chuẩn xã, thị trấn phù hợp với trẻ em; Công văn số 115/LĐTBXH-TE ngày 20/10/2019 về việc đôn đốc thực hiện quy trình xét duyệt xã, thị trấn phù hợp với trẻ em theo Quyết định 34/QĐ-TTg.

Hàng năm, huyện không có kinh phí riêng để thực hiện xã, thị trấn phù hợp với trẻ em. Tuy nhiên, huyện có bố trí kinh phí lồng ghép thực hiện các hoạt động liên quan đến Bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tháng 02/2018, đã bố trí tại nguồn khen thưởng tại Phòng LĐTB&XH huyện cấp 14.400.000 đồng để

khen thưởng 20 xã, thị trấn đạt đạt chuẩn xã, thị trấn phù hợp với trẻ em 03 năm liên tục (2015-2017).

Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, UBND huyện và sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn cùng với sự phối hợp đồng bộ, khá nhịp nhàng của các cơ quan, ban ngành liên quan từ huyện đến xã đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nên các tiêu chí về xây dựng xã, thị trấn phù hợp với trẻ em đạt kết quả tương đối tốt. Trong đó, nhiều tiêu chí đạt kết quả cao như: tỷ lệ trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, lang thang kiếm sống, làm việc xa gia đình 13/16 xã, trị trấn đạt điểm tuyệt đối; các điểm văn hóa, vui chơi dành cho trẻ em có tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, thể dục, thể thao, có tủ sách dành cho trẻ em và tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tại các xã đều được triển khai thực hiện ít nhất một hoạt động; 16/16 xã, trị trấn có tỷ lệ trẻ em tốt nghiệp trung học cơ sở đạt > 98 ; Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng các loại vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đầy đủ và tuyên truyền chế độ chăm sóc riêng dành cho những bà mẹ nuôi con đạt tỷ lệ 100%...

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, công tác bảo vệ trẻ em trong toàn huyện thời gian qua đã đạt những kết quả: 100 trẻ em sinh ra được đăng ký khai sinh và khai sinh đúng quy định. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách trợ cấp xã hội của Nhà nước, được miễn học phí, được hỗ trợ chi phí học tập và được cấp thẻ BHYT miễn phí [09].

Một phần của tài liệu MỞ đầu (Trang 55 - 61)