Chạy mô phỏng mạng điện 9 nút:

Một phần của tài liệu LVTN Phân tích ổn định trong HTĐ dùng phần mềm Etap (Trang 78 - 84)

2. Cách thức trình bày báo cáo

3.4 Chạy mô phỏng mạng điện 9 nút:

66 `

Hình 3.19 Đồ thị đáp ứng góc lệch của các máy phát

Nhận xét: Dựa vào đồ thị đáp ứng góc lệch của các máy phát trên, ta nhận thấy máy phát số 2 dao động mạnh trong khoảng thời gian 5s đến 9s. Góc lệch của máy phát số 2 dao động với góc lệch lớn hơn máy phát số 3. Cả 2 máy phát đều có xu hướng ổn định dần. Nguyên nhân máy phát số 2 dao động nhanh hơn máy phát số 3 là do máy phát số 2 gần điểm sự cố hơn.

Nếu không loại bỏ sự cố kịp thời thì có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Đó là dẫn đến cả hệ thống điện bị tan rã sẽ mất điện trên diện rộng vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế, xã hội. Vì vậy cần có giải pháp loại bỏ sự cố một cách nhanh nhất.

Sự cố tại đường dây số 3 làm cho dòng tăng cao, sụt áp, thiếu hụt công suất. Buộc máy phát số 2, 3 phải tăng tốc để bù lại công suất thiếu hụt. Số liệu mô tả sau đây:

67

Hình 3.20 Tốc độ máy phát số 2, 3 thay đổi sau thời điểm giây thứ 5 của mô phỏng trong mạng điện 9 nút

68

Hình 3.22 Góc lệch của máy phát G3 tại thời điểm giây thứ 5 và tại thời điểm góc lệch đạt giá trị Max

69

Nhận xét: Nhận thấy tại thời điểm giây thứ 5 của mô phỏng, công suất của các máy phát đều có su hướng giảm tức thì và sau đó là giao động mất ổn định. Góc lệch máy phát cũng mất sự duy trì ổn định, dẫn đến sự nhiễu loạn. Góc sai lệch này ảnh hưởng trực tiếp đến công suất đầu ra của máy phát. Theo công thức

𝑷 = |𝑼||𝑬|

𝒁 𝐬𝐢𝐧 𝜹

Từ cơ sở lí thuyết ở chương 1, ta nhận thấy công suất P sẽ đạt giá trị Max khi 𝛿

tiến về 90 độ. Từ bảng data trên ta nhận thấy đối với máy phát G2 tại thời điểm 5.831s với

𝛿 đạt giá trị 89.07 thì P ở giới hạn ổn định, tương tự đối với máy phát G3 tại thời điểm 5.191s với 𝛿 đạt giá trị 51.57 thì P ở giới hạn ổn định.

Vậy cần phải cài đặt relay bảo vệ cắt điểm sự cố trước mốc thời gian đó, cụ thể ở đây ta cài đặt relay tác động theo thời gian của máy phát số 3, ta sẽ setup thời điểm cắt tại 5.2s. Tạo sự kiện và chạy mô phỏng ta sẽ có kết quả:

Hình 3.24 Đồ thị đáp ứng góc lệch của các máy phát sau khi cơ lập sự cố tại thời điểm 5.2s

Tiếp tục chọn cài đặt thời gian cô lập điểm sự cố ngắn hơn, ở đây ta mô phỏng relay tác động ở 5.05s.

70

Hình 13.24 Đồ thị đáp ứng góc lệch của các máy phát sau khi cô lập sự cố tại thời điểm 5.05s

Nhận xét: Ta thấy đồ thị đáp ứng góc lệch của các máy phát đã được cải thiện sau khi ta cô lập sự cố. Khi cài đặt tác động của relay ở thời điển 5.2s góc lệch của máy phát đã trở về trạng thái ổn định nhanh hơn khi khơng có sự tác động của relay từ 1 đến 2s. Và khi cài đặt tác động của relay ở 5.05s thì góc lệch càng nhanh chóng ổn định. Vậy đối với mạng điện nhỏ, đơn giản và ít nút thì khi có sự cố xảy ra, thời gian tác động của relay khi cơ lập điểm sự cố sẽ góp phần rất quan trọng vào việc ổn định quá độ của hệ thống. Tuy nhiên, với mạng điện lớn, phức tạp và nhiều nút hơn cần nhiều phương pháp tác động hơn để đưa hệ thống nhanh chóng trở lại ổn định sau sự cố. Nghiên cứu này sẽ tiếp tục ở chương tiếp theo là Phân tích ổn định quá độ mạng điện 39 nút bằng phần mềm Etap.

71

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH QUÁ ĐỘ MẠNG ĐIỆN 39 NÚT BẰNG PHẦN MỀM ETAP.

Một phần của tài liệu LVTN Phân tích ổn định trong HTĐ dùng phần mềm Etap (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)