KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu LVTN Phân tích ổn định trong HTĐ dùng phần mềm Etap (Trang 109 - 113)

2. Cách thức trình bày báo cáo

4.7KẾT LUẬN CHUNG

Kết quả ở hai trường hợp mô phỏng sự cố trên cho ta thấy hiệu suất cao của việc lựa chọn máy phát có hằng số quán tính cao. Tuy nhiên, hằng số quán tính lớn dẫn đến giá thành của máy phát khá lớn và việc lắp đặt khá phức tạp, vì vậy sẽ ưu tiên đầu tư vào relay tác động bảo vệ nhanh. Một số relay cho mạng điện cao, trung thế hiện nay trên thị trường có thời gian tác động khác nhanh, đến ¼ chu kỳ. Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác để tối ưu việc ổn định hệ thống như:

Giảm điện kháng trên máy phát (điện kháng máy phát điện chiếm 2/3 điện kháng của mạng điện, lớn hơn gấp nhiều lần điện kháng của MBA và đường dây). Từ đó khi xảy ra sự cố thì công suất của máy phát không bị suy giảm quá nhiều, dẫn đến các máy phát

89

còn lại không phải gánh một lượng công suất quá lớn dẫn đến mất đồng bộ về tốc độ, tần số và góc lệch pha tương đối.

Tăng cường công suất dự phòng bằng các nguồn điện dự phòng như hệ thống năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời…). Tuy nhiên lượng điện năng của loại nguồn điện này không phải lúc nào cũng đảm bảo cung cấp cho hệ thống, nên việc đưa nguồn điện này vào hệ thống chỉ chiếm từ 10% đến 30% nguồn cấp điện cho cả hệ thống. Việc tăng cường công suất của năng lượng tái tạo vào mạng điện quy mô lớn vẫn còn đang được nghiên cứu.

Sử dụng bộ Power system stabilizer (PSS) và gorvener để điều khiển tốc độ của máy phát, giảm tình trạng vượt tốc hoặc thiếu tốc dẫn đến mất đồng bộ cục bộ trong mạng điện. Tuy nhiên, với phần mềm ETAP chỉ hỗ trợ một số mô hình bộ PSS và Gorverner đã có sẵn và đi kèm với loại máy phát mà phần mềm hỗ trợ, chính vì vậy trên thực tế sẽ có nhiều lựa chọn cho loại thiết bị này và thông số của mỗi hãng là khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là giảm việc tăng giảm tốc độ đột ngột của turbine và nhanh chóng điều khiển kích từ đáp ứng cho việc ổn định hệ thống.

Bên cạnh đó, xu hướng của sự phát triển hệ thống điện hiện nay là sử dụng các nguồn phân tán và năng lượng tái tạo như thủy điện, năng lượng gió và năng lượng mặt trời…. thay thế cho các loại năng lượng truyền thống đang dầng can kiệt,các dạng năng lượng này mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường, đồng thời giảm áp lực về tài nguyên để biến đổi thành năng lượng điện phục vụ con người. Ngoài việc sử dụng máy phát năng lượng tái tạo làm nguồn phát thì có nhiều nghiêng cứu đang chỉ ra việc nâng cao ổn định hệ thống điện bằng những mô hình máy phát này là hoàn toàn có thể.

90

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN

Trong những năm trở lại đây, ổn định hệ thống điện là vấn đề mà các kĩ sư không những ở Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới khá quan tâm và luôn nghiên cứu để tìm ra giải pháp tối ưu cho hệ thống điện. Tuy nhiên, hệ thống điện ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn để đáp ứng ổn định hệ thống vì sự không đồng bộ giữa các thiết bị, nguyên nhân là trong quá trình lịch sử có nhiều lần nâng cấp và không đồng bộ, mặc khác hệ thống điện ở nước ta vẫn đang trong đà phát triển và nâng cấp nên việc Ổn định cho hệ thống điện vẫn đang là đề tài nghiên cứu để đưa ra giải pháp thực tế, từ đó nâng cao chất lượng điện năng, đảm bảo độ tin cậy và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong luận văn này, tập trung chủ yếu vào việc mô phỏng sự làm việc và đưa ra giải pháp nâng cao khả năng ổn định của một hệ thống điện khi sự cố xảy ra. Mạng điện 39 được chạy mô phỏng, điều chỉnh thông số và giải trừ sự cố dựa trên cơ sở lí thuyết và sự hổ trợ của phần mềm ETAP.

Bên cạnh đó, phần mềm ETAP đã phát huy được ưu điểm là cho người dùng khả năng tự dựng lên một mạng điện, can thiệp vào nhiều thông số trong hệ thống, giả lập và giải trừ sự cố qua việc chạy mô hình mô phỏng, khảo sát nhiều thông số bằng đồ thị trực quang… Tuy nhiên, việc giới hạn sự đồng bộ của các modul và thiết bị theo dữ liệu của phần mềm cũng phần nào hạn chế việc đưa phần mềm vào hệ thống điện thực tế. Vì vậy, việc ứng dụng phần mềm ETAP để đưa vào thực tế ổn định hệ thống điện vẫn cần nghiên cứu và phát triển thêm.

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hussain Hassann Al Marhoon. A Practial Method For Power Systems Transient Stability And Security (University of New Orlean), 2014.

[2] Yogesh Kumar. Study Of Power And Renewable Systems Modeling And Simulation Tools (University Of Toledo), 2015.

[3] Nguyễn Hoàng Việt, Phan Thị Thanh Bình. Ngắn mạch và ổn định trong hệ thống điện, NXB ĐHQG, 2013.

[4] TS. Đinh Hữu Thuân. Hệ thống truyền điện, NXB KHKT, 2014.

[5] Võ Ngọc Điều (chủ biên). Etap và ứng dụng trong phân tích hệ thống điện, NXB ĐHQG, 2016.

[6] Trần Hữu Thiện. Đánh giá sự ổn định của Hệ thống điện khi có sự tham gia của máy phát gió DFIG, năm 2018.

92

LỜI CẢM ƠN

Qua 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Công nghê Điện đã truyền đạt cho em những kiến thức lí thuyết và thực hành về chuyên ngành trong suốt thời gian học tập ở trường.

Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường cùng quý thầy cô phòng thư viện đã tận tình tạo điều kiện tốt nhất và giúp Em tìm kiếm tài liệu bổ ích nhất trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin kính chúc quý thầy cô ngày càng khỏe mạnh, đạt thành tích cao trong quá trình làm việc tại trường. Chúc Trường Đại học Công nghiêp Tp.HCM mãi là niềm tin, nền tảng vững chắc cho thế hệ sinh viên trên bước đường học tập và nghiên cứu.

Để đạt được kết quả này em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Công nghệ Điện đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức chuyên ngành và thực tế, giúp em có kiến thức nền tảng và chuyên ngành về ngành Điện công nghiêp trong xã hội hiện nay.

Đặc biệt, Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy TS. Dương Thanh Long đã giúp em trong việc nghiên cứu đề tài “Phân tích ổn định hệ thống điện sử dụng phần mềm Etap”. Những lời khuyên, phân tích đề tài và sự hướng dẫn nhiệt tình khi em gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm tài liệu và giải quyết khó khăn về kiến thức. Cảm ơn thầy đã động viên, nhắc nhở và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin kính chúc thầy luôn mạnh khỏe và thành công trong việc truyền đạt kiến thức và đào tạo những kỹ sư tương lai.

Do thời gian thực hiện, nghiên cứu hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu, lỗi trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để khóa luận tốt nghiệp đạt được kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu LVTN Phân tích ổn định trong HTĐ dùng phần mềm Etap (Trang 109 - 113)