Trong giai đoạn này, kiểm toán viên tiến hành xác định chiến lược kiểm toán và phát triển một kế hoạch kiểm toán thông qua việc xây dựng và thiết kế các thủ tục kiểm toán để đối phó với những rủi ro có sai sót trọng yếu đã xác định. Kiểm toán viên xác định nội dung, thời gian và mực độ của các thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản mà kiểm toán viên dự định thực hiện để đối phó với nhữ ng rủi ro đã đánh giá. Bên cạnh đó, kiểm toán viên sẽ thực hiện những thủ tục kiểm toán đặc biệt cho những giao dịch với các bên liên quan, luật và những quy định có thể ảnh hưởng đến đơn vị, cũng như xác định xem sự hợp lý của giả định hoạt động liên tục của đơn vị và các vấn đề pháp lý có liên quan đến đơn vị được kiểm toán.
Kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán khi đã đạt được những hiểu biết về các nhóm giao dịch trọng yếu, quá trình công bố các thông tin quan trọ ng, các kiểm soát của đơn vị và tiến hành thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản và những thủ tục kiểm toán đặc biệt khác như kế hoạch kiểm toán. Kiểm toán viên tiến hành đánh giá các kết quả đạt được và đánh giá lại rủi ro kết hợp trong suốt quá trình thực hiện cuộc kiểm toán để xác định liệu có
bất kdownloadỳthayđổinàolàcần thibyếtcho: chiskknchat@gmailếnlượckiểmtoántrongviệcphản.ứcomnglạivới các thay đổi rủi ro kết hợp đã được đánh giá.
2.2.4 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Kiểm toán viên hoàn thành cuộc kiểm toán và thông báo với Hội đồng quản trị hay các nhà quản lý về các phát hiện và những vấn đề trọng yếu phát sinh tại đơn vị được kiểm toán. Bên cạnh đó, kiểm toán viên phải đảm bảo thu thập đầy các bằng chứng kiểm toán thích hợp để cung cấp sự đảm bảo hợp lý rằng BCTC xét trên phương diện tổng thể không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn. Trong suốt quá trình kiểm toán, khi có bất cư thông tin nào mới kiểm toán viên cần phải nhanh chóng cập nhật và xem xét lại các thủ tục kiểm toán đã xác định ban đầu có còn phù hợp hay không và có những thay đổi thích hợp trong các thủ tục kiểm toán.
Trang 28
Khóa luận tốt nghiệp GVHD:
Dưới đây là sơ đồ thể hiện các công việc mà kiểm toán viên cần phải thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán tương ứng với từng giai đoạn cụ thể.
Trang 29
Khóa luận tốt nghiệp GVHD:
download by : skknchat@gmail.com
5 EY GAM – EY Global Audit Methodology Lập kế hoạch và nhận diện rủi ro Hoàn thành sơ bộ các hoạt động về thư hẹn kiểm toán Tìm hiểu về khách hàng Xác định nhu cầu cần có sự tham gia của
ki m to án ể lp nh óm ậ và to á n ki m ể ph m v i ạ nh đị xá c v ụ, d ch ị c u ầ yê u u ể H i
Lập chiến lược và đánh giá rủi ro
Xác định các giao dịch trọng yếu, quy trình công bố trọng yếuvà cách thức áp dụng CNTT só t sa i ln , ậ gi an v ề lu n ậ th o ả và to án ki m ể nh óm ki n ệ s ự cá c ho ch ạ K ế Thực hiện kiểm toán
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thực hiện thử nghiệm đối với nhật ký chung và thủ tục phát hiện gian lận
Thực hiện thử nghiệm đối với nhật ký chung và thủ tục phát hiện gian lận Cập nhật các thửnghiệm kiểm soát ni ên đ ô Sk ing i ựệữ a
Kết luận và ra báo cáo
Lập bảng tóm tắt các sai biệt sau kiểm toán
Thực hiện các thủ tục về BCTC ki m to án ể cu c ộ k t ế Tn g ổ
Khóa luận tố t nghiệp GVHD: Ths.
- Các kênh truyền thông trong đơn vị nhằm đảm bảo các thông tin, sự kiện bất thường được thông tin kịp thời cho những người có trách nhiệm liên quan.
- Các chính sách kế toán và những thay đổi (nếu có) được truyền thông đến các cá nhân liên quan đến việc lập và trình bày BCTC như thế nào?
- Tính đầy đủ và kịp thời của hoạt động truyền thông liên quan đến việc đảm bảo các cá nhân thực hiện công việc một cách hiệu quả.
- Các nhân viên có nhận thức được công việc của họ có liên quan đến các cá nhân khác hay không?
Thủ tục thực hiện: thu thập bảng mô tả công việc, nhiệm vụ và quyền hạn của nhân viên, thu thập những tài liệu hướng dẫn của nhân viên, quan sát việc truyền thông của đơn vị trong thực tế.
3.1.2.2.5 Các hoạt động kiểm soát
Theo EY GAM, kiểm toán viên cần thu thập những hiểu biết về các kiểm soát của đơn vị liên quan đến các vấn đề sau:
Các chu trình nghiệp vụ quan trọng – Significant Classes of Transactions (SCOTs)
Kiểm toán viên cần phải xác đinh và thu thập những hiểu biết về các nhóm chu trình nghiệp vụ quan trọ ng tại đơn vị (SCOTs) làm cơ sở cho việc nhận dạng và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.
Kiểm toán viên sẽ tiến hành tìm hiểu về các chu trình nghiệp vụ quan trọng tài đơn vị mà có ảnh hướng đến các khoản mục trọng yếu và các thuyết minh quan trọng trên BCTC. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng cần lưu ý tìm hiểu về ứng dụng của công nghệ thông tin có liên quan đến cuộc kiểm toán, để nhằm hỗ trợ cho việc xác định mức độ công việc mà kiểm toán viên phải thực hiện liên quan đến các ứng dụng công nghệ thông tin này. Ngoài ra, kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá ảnh hưởng của môi trường kiểm soát đến các chu trình nghiệp vụ quan trọng tại đơn vị (SCOTs). Kiểm toán viên phải xác định liệu đơn vị đã thiết lập một môi trường kiểm soát hữu hiệu cho hoạt động của các SCOTs, trong đó có các kiểm soát liên quan.
Những chu trình nghiệp vụ quan trọng này thường là những giao dịch liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và có ảnh hưởng lan tỏa đến nhiều khoản mục trên BCTC, ví dụ như chu trình bán hàng thu tiền, chu trình mua hàng trả tiền, chu trình tiền lương hay chu trình ghi nhận chi phí,… Do đó, việc tìm hiểu về các chu trình nghiệp vụ quan trọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về các kiểm soát của đơn vị, làm cơ sở cho kiểm toán viên đánh giá rủi ro xảy ra các sai sót trọng yếu do các hành vị gian lận hoặc nhầm lẫn.
Để có được một sự hiểu biết về các chu trình nghiệp vụ quan trọng tại đơn vị, kiểm toán viên phải hiểu được quy trình đường đi của một chu trình từ khi phát sinh cho đến khi kết thúc, bao gồm:
- Các giao dịch được phát sinh, ghi nhận, xử lý, báo cáo như thế nào và các thông tin không chính xác được xử lý và sửa sai như thế nào?
- Các chính sách và thủ tục được quy định trong các chu trình nghiệp vụ quan trọng, và;
- Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với các chu trình nghiệp vụ quan trọng (SCOTs).
Trang 38
Khóa luận tố t nghiệp GVHD: Ths.
Sơ đồ 3.1 – Quy trình đường đi của một chu trình nghiệp vụ quan trọng theo EY GAM
Các chu trình nghiệp vụ và quy trình công bố quan trọng
Ban đầu Ghi nhận Xử lý Báo cáo
Trong đó:
Ban đầu: là thời điểm nơi mà một nghiệp vụ lần đầu tiên đi vào trong quy trình của đơn vị và được chuẩn bị cũng như được tổng hợp cho việc ghi nhận.
Ghi nhận: là thời điểm mà một nghiệp vụ được ghi nhận vào trong sổ sách của đơn vị
Xử lý: liên quan đế n bất kỳ thay đổi, thao tác hoặc chuyển dữ liệu trong sổ
sách và trong các ghi nhận của đơn vị
Báo cáo: là thời điểm một nghiệp vụ được ghi nhận lên số cái đơn vị
Nhận dạng các yếu tố có thể dẫn đến sai sót – What Cound Go Wrongs (WCGWs)
Trong quá trình tìm hiểu về các chu trình nghiệp vụ quan trọng của đơn vị (SCOTs), kiểm toán viên đồng thời xác định các nhân tố có thể dẫn đến sai sót trên BCTC (WCGWs). Tuy nhiên, EY GAM không yêu cầu kiểm toán viên xác định tất cả các yếu tố dẫn đến sai sót mà chỉ yêu cầu tập trung vào các yếu tố trọng yếu có thể dẫn đến các sai sót trọng yếu trên BCTC có liên quan đến các cơ sở dẫn liệu cụ thể. Kiểm toán viên sẽ xác định WCGWs và dẫn chúng đến với một cơ sở dẫn liệu có liên quan cho các khoản mục trọng yếu và các thuyết minh quan trọng. Bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng đồ ng thời xác định đơn vị có các kiểm soát tương ứng cho việc ngăn chặn các sai sót có thể xảy ra mà kiểm toán viên đã xác định hay không.
Tham khảo phụ lục 4 – Minh họa về việc tìm hiểu SCOTs và xác định WCGWs Quy trình lập BCTC – Financial statement Close Process (FSCP)
Kiểm toán viên sẽ tìm hiểu về quy trình lập BCTC tại đơn vị được kiểm toán, xác đinh các sai sót có thể xảy ra, thực hiện phép thử và khi cần thiết xác định những ki ểm soát liên quan mà đơn vị sử dụng để ngăn chặn các sai sót trong quá trình lập BCTC của đơn vị.
Kiểm toán viên phải thu thập các hiểu biết về quy trình lập BCTC từ lúc ghi nhận ban đầu cho đến khi ra BCTC, bao gồm cả các thuyết minh. Kiểm toán viên phải xác định và tài liệu hóa l ại các dữ liệu đầu vào, các thủ tục được thực hiện và các kết quả đầu ra của quy trình mà đơn vị dùng để lập BCTC.
Một quy trình lập BCTC bao gồm các chu trình nhỏ sau:
- Chuẩn bị bảng cân đối số phát sinh và bất kỳ các vấn đề liên quan đến việc hợp nhất BCTC;
- Quá trình phát sinh, phê duyệt và ghi nhận các bút toán;
- Chuẩn bị BCTC và các thông tin liên quan cần thuyết minh trên BCTC. EY GAM yêu cầu kiểm toán viên phải thu thập hiểu biết về các kiểm soát nhà quản lý thực hiện đối với việc phát sinh ban đầu, phê duyệt và quá trình ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Trang 39
Khóa luận tố t nghiệp GVHD: Ths. 3.1.2 Phép thử Walkthrough
Sau khi tìm hiểu về các ki ểm soát liên quan đến các chu trình nghiệp vụ quan trọng (SCOTs), quy trình lập BCTC (FSCP), cũng như xác định các nhân tố có thể gây ra sai sót (WCGWs), kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện phép thử Walkthrough để kiểm tra xem các hiểu biết của mình về kiểm soát của đơn vị có đúng hay không và liệu các kiểm soát có được thực thi trong thực tế hay không?
Kiểm toán viên sẽ thực hiện phép thử Walkthrough cho tất các các chu trình nghiệp vụ quan trọng tại đơn vị (SCOTs). Phép thử Walkthrough là sự điều tra các kiểm soát tại đơn vị của các chu trình nghiệp vụ quan trọng được thiết kế và áp dụng tại khách hàng để có thể đánh giá được tính hiện hữu và hữu hiệu của các hoạt động kiểm soat cũng như làm cơ sơ cho việc đánh giá HTKSNB tại đơn vị.
Để thực hiện phép thử Walkthrough, kiểm toán viên sẽ phải trao đổi lại với khách hàng về những hiểu biết của mình về các chu trình nghi ệp vụ quan trọng tại đơn vị nhằm xác định các hiểu biết mà kiểm toán viên thu thập được là phù hợp. Sau đó, kiểm toán viên sẽ chọn ra bất kỳ một hoặc một vài nghiệp vụ liên quan đến một chu trình nghiệp vụ nào đó và thu thập bộ chứng từ liên quan đến giao dịch đó. Kiểm toán viên sẽ kiểm tra xem bộ chứng từ có được xử lý theo đúng quy trình đã được mô tả cho kiểm toán viên hay không.
3.1.3 Đánh giá HTKSNB
Sau khi có được hiểu biết về HTKSNB của đơn vị thông qua việc tìm hiểu các bộ phận của kiểm soát nội bộ và thực hiện phép thử Walkthrough, kiểm toán viên đã có được những bằng chứng thích hợp làm cơ sở cho việc đưa ra kết luận về mức độ tin tưởng vào HTKSNB. Kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận cho các kiểm soát của đơn vị liên quan đến một cơ sở dẫn liệu cụ thể có được thiết kế phù hợp và vận hành hữu hiệu trong thực tế trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu trên BCTC. Kiểm toán viên sẽ đánh giá lại một lần nữa liệu việc tin tưởng vào HTKSNB của đơn vị được xác định ban đầu có còn thích hợp nữa hay không.
Kiểm toán viên sẽ tiến hành đưa ra kết luận cho từng hoạt động kiểm soát của đơn vị là:
- Hữu hiệu: Kiểm soát của đơn vị là hữu hiệu khi chúng được thiết kế phù hợp và vận hành hữu hiệu trong thực tế cho việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu. Hay nói cách khác, nhờ có hoạt động kiểm soát mà đơn vị giảm thiếu được nguy cơ các rủi ro xảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu của đơn vị cũng như các kiểm soát được vận hành theo đúng thiết kế ban đầu. Lúc này, kiểm toán viên sẽ kết luận thủ tục kiểm soát của đơn vị là hữu hiệu.
- Không hữu hiệu: Kiểm toán viên sẽ kết luận rằng kiểm soát của đơn vị không được vận hành hữu hiệu trong thực tế khi kiểm toán viên nhận thấy rằng các kiểm soát không được thực hiện đầy đủ hay thực hiên không theo đúng thiết kế ban đầu. Lúc này, kiểm toán viên sẽ kết luận rằng các kiểm soát của đơn vị không hữu hiệu trong việc giảm thiểu các rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu đề ra.
Đối với các thủ tục kiểm soát liên quan đến các khoản ước tính, nghiệp vụ không thường xuyên, kiểm toán viên cần lưu ý:
- Cách thức thiết kế các nghiệp vụ này;
- Mức độ chính xác của các ước tính và cơ sở mà Ban giám đốc sử dụng cho việc lập các khoản ước tính này;
- Kinh nghiệm từ các cuộc kiểm toán trước về việc ghi nhận các khoản ước tính và xác định các nghiệp vụ bất thường;
Trang 40
Khóa luận tố t nghiệp GVHD: Ths.
- Những thay đổi nhân sự chủ chốt trong việc thực hiện các nghiệp vụ bất thường hay sự phân quyền và phân chia trách nhiệm không hợp lý;
- Biện pháp thúc đẩy từ Ban giám đốc.
Một lưu ý đối với các đơn vị áp dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động kinh doanh ngay cả trong quá trình xử lý thông tin trong kế toán. Việc tìm hiểu về hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị là vô cùng cần thiết, giúp kiểm toán viên hiểu được cách thức hoạt động và kiểm soát của các ứng dụng làm cơ sở cho việc đánh giá những rủi ro có thể có sai sót do hệ thống gây ra.
Kiểm toán viên sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về tính hữu hiệu của HTKSNB tại đơn vị, kiểm toán viên sẽ quyết định:
- Một là, tin tưởng vào các kiểm soát của đơn vị: Lúc này kiểm toán viên tin rằng các kiểm soát của đơn vị là hữu hiệu trong việc ngăn ngừa và phát hiện các sai sót trên BCTC (rủi ro tiềm tàng).
- Hai là, không tin tưởng: Kiểm toán viên cho rằng các kiểm soát của đơn vị là không hữu hiệu trong việc giảm thiểu các rủi ro đã đánh giá. Lúc này, kiểm toán viên sẽ không dựa vào các kiểm soát của đơn vị để giảm khối lượng công việc phải thực hiện. Kiểm toán viên sẽ không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà chỉ thực hiện thử nghiệm cơ bản, vì kiểm toán viên tin rằng các thử nghiệm cơ bản sẽ hữu hiệu hơn trong việc phát hiện các sai sót trọng yếu trên BCTC. Bước tiếp theo, kiểm toán viên sẽ tiến hành thiết lập mức trọng yếu cho tổng thể
BCTC (PM), sai sót có thể bỏ qua cho từng khoản mục (TE) và sai sót có thể bỏ qua cho từng giao dịch cụ thể (SAD). Dựa trên mức trọng yếu được thiết lập, kiểm toán viên sẽ xác định các khoản mục trọng yếu trên BCTC và các cơ sở dẫn liệu có liên quan.
3.1.4 Rủi ro kết hợp (CRA) với thử nghiệm cơ bản
Sau khi kiểm toán viên đã thu thập được đầy đủ các thông tin liên quan đến đơn vị và môi trường của đơn vị, bao gồm các kiểm soát có liên quan, kiểm toán